CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

20

Th 06

CÁCH TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO BÉ MÙA NÓNG

CÁCH TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO BÉ MÙA NÓNG

  • admin
  • 0 bình luận

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi, khám phá và học hỏi nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, vào mùa hè thời tiết thường nắng nóng thường khiến bé dễ mắc bệnh. Để giúp con khỏe mạnh từ bên trong, tự do vui chơi, trải nghiệm, bố mẹ cần chủ động tìm hiểu các bệnh mùa hè và trang bị cách phòng tránh, tăng đề kháng cho bé.

1.NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM SỨC ĐỀ KHÁNG CHO BÉ VÀO HÈ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng của trẻ. Từ sau 6 tháng tuổi là thời kì trẻ bắt đầu ăn dặm bổ sung và giai đoạn đi nhà trẻ, sang một môi trường hoàn toàn mới.

Những thay đổi trong sinh hoạt khi trẻ tiếp xúc với bên ngoài, cộng với thời tiết nắng nóng… khiến cho trẻ có nguy cơ ốm vặt, mắc các bệnh truyền nhiễm như: viêm họng, viêm mũi, viêm phổi… từ đó hệ miễn dịch của trẻ suy giảm. Khi ốm trẻ sẽ lười ăn khiến cho trẻ bị suy giảm sức đề kháng.

Một vấn đề gặp phải ở giai đoạn này là do cha mẹ hạn chế không cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài, vì nghĩ sức đề kháng của con còn non nớt, môi trường nóng bức, sợ trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng, việc khuyến khích con trẻ vận động hợp lý và phù hợp với lứa tuổi, thời gian vào sáng sớm hoặc chiều muộn sẽ giúp ích cho việc tăng cường hệ miễn dịch và phát triển thể chất cho trẻ tốt hơn.

Điều dễ nhận thấy là ở giai đoạn này trẻ hay ốm vặt, nên bị lỡ tiêm phòng dịch vaccine, chính vì thế khiến cho các kháng thể hữu hiệu khó có thể phát huy đầy đủ sức mạnh bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây hại nguy hiểm.

2.NHẬN BIẾT KHI SỨC ĐỀ KHÁNG Ở TRẺ BỊ SUY GIẢM

Nhìn chung với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non nớt, nên môi trường, thời tiết nóng bức khắc nghiệt dễ khiến trẻ bị nhiễm bệnh bởi các virus, vi khuẩn tấn công. Chưa kể, khi mắc bệnh liên tục, trẻ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, đề kháng kém, từ đó càng dễ mắc bệnh.

Và câu hỏi đặt ra được nhiều bậc cha mẹ quan tâm là dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị suy giảm sức đề kháng? Cách khắc phục tình trạng này?

Biểu hiện sức đề kháng ở trẻ suy giảm

Khi sức đề kháng bị suy giảm, trẻ thường xuyên ốm vặt, chán ăn. Các biểu hiện thường thấy là trẻ thường xuyên mắc bệnh vặt như: ho, sốt, sổ mũi, viêm họng, đứng cân hoặc chậm tăng trưởng, nấm miệng hoặc nấm da kéo dài… thậm chí nặng hơn là viêm phổi, ốm nặng, mất nước,... phải nhập viện.

Trẻ xuất hiện tình trạng mất nước qua biểu hiện khô da, niêm mạc môi lưỡi khô, hoặc trẻ hay khát nước, mắt trũng, tiểu ít hơn, khi khóc không có nước mắt… Trẻ có biểu hiện lười ăn và có thể gặp vấn đề tiêu hóa như (tiêu hóa kém, chậm hấp thu). Điều này khiến trẻ thiếu dinh dưỡng, dẫn đến còi cọc, chậm phát triển.

3.BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH MÙA NÓNG CHO TRẺ

Chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường rau xanh và trái cây

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ bé khỏi nguy cơ bệnh tật.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ, cân đối 4 nhóm dưỡng chất: chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt sẽ không tốt đối với sức khỏe của bé. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và hợp lý nhằm tăng sức đề kháng cho bé mau khỏi bệnh, không nên ăn kiêng khem quá mức khiến bé rơi vào tình trạng mất sức, cơ thể càng yếu hơn và khó có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm, selen…

Như đã biết, vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của các tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus và vi khuẩn. Trong khi đó, vitamin C sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Vì thế, để bảo vệ bé khỏi ốm vặt cũng như bệnh truyền nhiễm, bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, các bậc cha mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót, khoai lang, vitamin C như cam, quýt, dâu tây, ớt xanh, thực phẩm chứa kẽm, selen như thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng…

Cho bé tiêm phòng đầy đủ, sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ngay từ khi mẹ đang mang thai và lúc bé chào đời, cả mẹ và bé đều cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng chống một số bệnh như viêm gan siêu vi, viêm não, bạch hầu, uốn ván, thủy đậu, ho gà… Bởi bên cạnh đó cha mẹ cũng không nên tùy ý hay lạm dụng thuốc kháng sinh cho con mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì dùng kháng sinh bừa bãi, không đúng liều sẽ dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Khi đó cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

Cho bé tiêm phòng đầy đủ

Cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên

Cho trẻ chơi đùa, vận động, khám phá tự nhiên trong những khoảng thời gian hợp lý có thể giúp con tăng đề kháng.

Ngủ ngon, đủ giấc sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường đề kháng cho trẻ. Bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, nên cho ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói, buổi tối không nên cho bé hoạt động quá nhiều khiến bé có thể bị giật mình, thức giấc khi đang ngủ. Thêm vào đó, nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày thông qua một số hoạt động như vui đùa cùng bé, cho bé đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,... Vận động thường xuyên giúp bé ăn ngon, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch, và sức đề kháng.

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng

Ngoài việc ăn uống, vận động, việc cha mẹ có thể chủ động bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bé theo từng giai đoạn. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp tăng đề kháng và kích thích ngon miệng cho trẻ.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé qua cả đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt dùng TPCN nên lựa chọn các loại nguồn gốc rõ ràng, bé dễ hấp thụ, không nên cho con dùng nhiều loại hoặc thay đổi TPCN liên tục.


 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: