CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10 BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TIÊU HÓA GIÚP TRẺ ĂN NGON, KHỎE MẠNH MỖI NGÀY
31

Th 05

10 BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TIÊU HÓA GIÚP TRẺ ĂN NGON, KHỎE MẠNH MỖI NGÀY

  • admin
  • 0 bình luận

Con nhà bạn có tình trạng chán ăn, hay bỏ bữa và sụt cân? Tham khảo 10 biện pháp kích thích tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh mỗi ngày nhé! Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ gặp nhiều vấn đề như tiêu chảy, táo bón… hơn nữa nhiều trẻ còn có tình trạng biếng ăn, bỏ bữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể khi không cung cấp đủ dinh dưỡng. Cùng Hadu Pharma điểm qua 10 biện pháp giúp kích thích tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh hơn ngay dưới bài viết này nhé! 1.CHO TRẺ Ợ HƠI ĐÚNG CÁCH Trong lúc ăn uống, các bé sẽ vô tình nuốt một lượng khí và chúng mắc kẹt trong dạ dày, gây khó chịu, không thoải mái cho người bé sau khi ăn xong. Do đó khi được ợ hơi kịp thời sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, giảm tình trạng ợ hơi, đầy bụng. Với trẻ sơ sinh thì bố mẹ nên tìm cách cho trẻ ợ hơi sau khi bú bằng cách giữ trẻ ở tư thế phẳng, phần cằm tì lên vai của bố mẹ. Một tay dùng để đỡ mông con, tay kia vỗ nhẹ theo nhịp lưng của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho con nằm sấp trên đùi rồi vuốt lưng giúp bé ợ hơi dễ dàng hơn nhé. 2.CHƯỜM ẤM Chườm ấm cũng là một cách hữu ích giúp đem lại sự thoải mái, dễ chịu hơn khi bé đầy hơi, khó tiêu. Dùng một chiếc khăn mềm ngâm vào nước ấm một lúc rồi vắt kiệt nước, đắp lên bụng trẻ từ 2-3 phút và thực hiện vài lần trong ngày đến khi trẻ ổn hơn. 3.CHO TRẺ BÚ SỮA MẸ Đối với trẻ sơ sinh, dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ và đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ.  Trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cho con phát triển khỏe mạnh và thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt, hơn nữa trong sữa mẹ sẽ không có thành phần đạm casein như sữa bò, đây là thành phần gây khó tiêu. 4.CHÚ Ý TƯ THẾ CHO CON BÚ Khi cho trẻ, tư thế cho con bú cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa của bé. Nếu trẻ thường xuyên bị nôn mửa thì nên giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng kể cả lúc bú mẹ và bú bình. Việc này giúp ngăn tình trạng trào ngược axit dạ dày. 5.MASSAGE CHO BÉ Massage cũng là liệu pháp đơn giản, an toàn giúp kích thích hệ tiêu hóa hiệu quả mà bố mẹ có thể thực hiện cho con. Theo đó, việc massage vùng bụng, xoa rốn mỗi khi khó chịu do đầy hơi sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích dịch vị bài tiết và giúp cơ bụng, ruột khỏe hơn. Dùng 2 tay xoa nhẹ nhàng ở vùng quanh bụng và rốn của trẻ khoảng 50 lần theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi ngược lại. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lưu ý không nên xoa bụng khi con quá no hoặc quá đói, đảm bảo tay bạn phải mềm mại, tránh gây hại da bé. 6.ĂN SỮA CHUA Sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi, men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa mà bố mẹ có thể cho con ăn thường xuyên. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho một muỗng sữa chua vào nước lọc, khuấy đều cho bé uống vài lần trong ngày đến khi trẻ khỏe mạnh hơn. Lưu ý rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên cho trẻ ăn sữa chua nhé. 7.SIRO HỖ TRỢ TIÊU HÓA (GRIPE WATER) Gripe water hay còn gọi là siro hỗ trợ tiêu hóa rất phổ biến ở phương Tây, giúp giải quyết tình trạng đầy hơi, khó tiêu cho trẻ nhỏ, đồng thời giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn. Bạn có thể tìm mua ở các siêu thị hoặc nhà thuốc uy tín nhé. 8.CHO TRẺ DÙNG CHUỐI Chuối là loại trái cây lành mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ mà bạn có thể cho trẻ ăn khi mới bắt đầu làm quen với thực phẩm thô. Trong chuối có dồi dào chất xơ, giúp giảm táo bón, trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa cũng có thể dùng chuối. Tuy nhiên trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng chuối nhé! 9.DẦU THÌ LÀ  Dầu thì là có tác dụng hỗ trợ nhuận tràng, trừ giun và kích thích tiêu hóa tốt. Để dùng dầu thì là, bạn có thể cho vài giọt dầu thì là trộn với dầu massage hoặc các loại dầu nền khác, rồi massage nhẹ ở vùng bụng của trẻ giúp giảm những triệu chứng khó chịu. 10.CHO TRẺ ĂN BÔNG CẢI XANH Bông cải xanh rất được các trẻ nhỏ ưa thích, loại rau củ này chứa nhiều canxi, folate và chất chống oxy hóa góp phần chữa lành những tổn thương ở đường tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao cũng tốt cho trẻ em bị táo bón. Tuy vậy bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều bông cải xanh sẽ gây đầy hơi, khó tiêu hơn.  

COLLAGEN TRIPEPTIDE - TRẺ HÓA DA TỪ CẤP ĐỘ TẾ BÀO
30

Th 05

COLLAGEN TRIPEPTIDE - TRẺ HÓA DA TỪ CẤP ĐỘ TẾ BÀO

  • admin
  • 0 bình luận

Những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có chứa Collagen là điều mà rất nhiều người lựa chọn để chống lại các tác nhân gây lão hóa da. Và trong số rất nhiều sản phẩm thì Collagen Tripeptide có thể coi là đỉnh cao trong công nghệ ngăn ngừa lão hóa da. Vậy thực hư Collagen này là gì? COLLAGEN TRIPEPTIDE - SỰ KHÁC BIỆT TỪ BÊN TRONG NHỮNG PHÂN TỬ Loại collagen phổ biến để làm đẹp trên thị trường hiện nay là Collagen Peptide hay còn được biết đến với tên gọi là Collagen thủy phân với cấu trúc khoảng 30-100 acid amin liên kết. Và khi bạn sử dụng loại Collagen này, hệ tiêu hóa sẽ phải cắt chúng thành những đoạn ngắn ngẫu nhiên rồi mới có thể hấp thu qua niêm mạc ruột. Vì vậy mà tỷ lệ hấp thu của dòng Collagen này thường khá thấp và thời gian tác dụng thường mất đến 3 giờ hoặc lâu hơn. Khác với Collagen Peptide thì Collagen Tripeptide có khối lượng chỉ 500 da, tức là nhỏ hơn đến 10 lần so với Collagen Peptide nên có thể hấp thụ trực tiếp qua hệ tiêu hóa và được ưu tiên vận chuyển đến các mô liên kết như da, xương… để đạt hiệu quả tối đa. Đối với da, protein là thành phần vô cùng quan trọng và là một trong các loại protein quan trọng nhất chính là collagen. Với bản chất Collagen Tripeptide là chuỗi acid amin được cơ thể sinh ra với tác dụng tổng hợp ra các protein nuôi dưỡng cơ thể. Và chính các protein này là thành phần cực kỳ quan trọng để cấu trúc nên các liên kết collagen trong cơ thể và xây dựng nên làn da của bạn. ĐẶC ĐIỂM NÀO LÀM CHO COLLAGEN TRIPEPTIDE TỐT HƠN NHỮNG DÒNG COLLAGEN KHÁC? Nhiều người thường ngại sử dụng sản phẩm collagen vì nhiều lý do khác nhau như sử dụng collagen với nước nóng sẽ làm mất tác dụng, có tác dụng chậm cũng như độ nhớt và mùi vị khó chịu khi sử dụng collagen. Tuy nhiên Collagen Tripeptide với công nghệ thủy phân hoàn toàn Collagen hiện đại nhất ngày nay đã có thể giải quyết hoàn toàn những vấn đề trên do cấu trúc xoắn 3 sợi Collagen bền vững khiến cho Collagen Tripeptide có thể tan rất tốt trong nước, vị ngọt nhẹ, dễ uống và không có mùi khó ngửi hay độ nhớt giống như các dòng Collagen khác. Việc dùng Collagen Tripeptide với nước ấm hoặc nóng còn được thấy giúp tăng hiệu quả sử dụng của chúng lên rất nhiều. Với khả năng hấp thụ cực nhanh do cấu trúc phân tử siêu nhỏ của mình, Collagen Tripeptide chỉ cần sử dụng với liều lượng thấp hơn Collagen thông thường chỉ còn 1/10 ngày sẽ có hiệu quả. Chính vì thế mà người dùng sẽ không còn phải uống quá nhiều Collagen trong 1 lần như trước kia nữa. DÙNG LOẠI COLLAGEN NÀO SẼ TỐT CHO SỨC KHỎE? Về cơ bản, ngoài việc nạp Collagen cho cơ thể qua các loại thực phẩm, cách tốt nhất để bổ sung collagen cho cơ thể hiện nay chính là ứng dụng nguyên lý hoạt động này từ các sản phẩm có chứa Collagen Tripeptides. Bởi vì, từ khi phụ nữ bước qua ngưỡng cửa 25 tuổi trở đi, khi tốc độ “già hóa” của cơ thể tăng nhanh và trở nên khó kiểm soát hơn ở tuổi 30-40 bạn sẽ rất cần đến những sản phẩm bổ sung như vậy. Lựa chọn được loại Collagen tốt và phù hợp với bản thân rất khó. Vì vậy các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng phụ nữ nên bổ sung Collagen cho cơ thể bằng loại Collagen thủy phân hoàn toàn (Collagen Tripeptide) gồm 3 acid amin trong cấu trúc cơ thể có thể hấp thụ hiệu quả nhất.  

VAI TRÒ CỦA DHA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ
30

Th 05

VAI TRÒ CỦA DHA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ

  • admin
  • 0 bình luận

DHA là một acid béo thuộc nhóm omega 3 rất quan trọng đối với con người. Đặc biệt, vai trò DHA ở trẻ em có liên quan đến sự hoàn thiện hệ thần kinh, cải thiện miễn dịch, phát triển chức năng nhìn và tăng cường trí thông minh. 1.VAI TRÒ CỦA DHA DHA là một acid béo thuộc nhóm omega 3 (axit béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3) rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch của con người. Tất cả những acid béo không no này rất cần thiết cho cơ thể, nhưng chúng ta không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua nguồn thực phẩm bên ngoài. 2.DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ? SỰ PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC Trong giai đoạn mang thai và những năm đầu đời của trẻ, DHA tích lũy trong võng mạc - trung tâm tổng chỉ huy khả năng nhìn của mắt. Vì thế, DHA chiếm tỷ trọng rất cao trong võng mạc và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh thị lực, giúp hoàn thiện chức năng nhìn ở trẻ. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO DHA cũng rất cần thiết cho sự phát triển não bộ vì acid béo này chiếm tỷ trọng rất cao trong chất xám giúp tạo ra trí thông minh. Vai trò DHA ở trẻ còn kích thích độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Các bé bị thiếu DHA trong quá trình phát triển sẽ có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn các bé được hấp thụ đủ. Có nghiên cứu cho thấy trẻ được bú sữa mẹ và chế độ dinh dưỡng đủ DHA sẽ đạt chỉ số IQ cao, đồng thời tỷ lệ chậm phát triển thần kinh giảm thấp. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT DHA còn liên hệ chặt chẽ với chu vi phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Bổ sung đầy đủ DHA cho thai nhi sẽ hỗ trợ các mạch máu phát triển tốt, sẽ giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh và bé sẽ nặng cân hơn. Ngay sau khi chào đời, trọng lượng não của em bé được chứng minh là tương đương với khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành. Vì thế thai nhi trong tử cung đòi hỏi phải được cung cấp một lượng DHA lớn đáp ứng với sự tăng trưởng của bộ não trong giai đoạn thai nghén và những tháng đầu đời. NHỮNG LỢI ÍCH KHÁC Ngoài ra DHA ở trẻ còn bao gồm khả năng tăng miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ hình thành các phản ứng dị ứng. Ở trẻ lớn và người trưởng thành, DHA sẽ phát huy tác dụng giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu và LDL - cholesterol (cholesterol xấu) giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch cũng như bệnh nhồi máu cơ tim. Nhóm acid béo omega 3 còn bảo vệ cơ thể chống lại đột quỵ, giảm viêm khớp. 3.BỔ SUNG DHA CHO TRẺ GIAI ĐOẠN MANG THAI Nhu cầu DHA của trẻ xuất hiện ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Vì vậy, chế độ ăn trước và trong khi mang thai rất quan trọng đối với khả năng dự trữ các axit béo không no cần thiết cho thai nhi. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, bào thai cần nhiều dinh dưỡng cho sự phát triển của hệ thần kinh và mạch máu.  Thai phụ nên ăn nhiều các loại hải sản, cá biển và dầu thực vật - nguồn omega 3 thiên nhiên quan trọng giúp cung cấp DHA cho bào thai. Mẹ bầu cũng nên dùng thêm sữa bột với hàm lượng DHA khoảng 200mg/ ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi. GIAI ĐOẠN SƠ SINH Cả trẻ sinh non và đủ tháng đều phải hấp thụ đủ DHA vì bé không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế khác sang loại acid béo cần thiết này. Khi chào đời, sữa mẹ chính là nguồn DHA giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt. Đây là lý do vì sao việc cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài tới 2 tuổi là rất quan trọng. Thực tế sữa mẹ chứa DHA ở các nồng độ khác nhau, phụ  thuộc vào lượng chất béo trong khẩu phần ăn của mẹ. Đối với các bé dưới 12 tháng tuổi, hàm lượng DHA tối ưu là 0,32% trong tổng axit béo, tương ứng 17mg/100 kcal. Trẻ em từ 1-6 tuổi cần được bổ sung DHA với hàm lượng khoảng 75mg/ ngày. Trong trường hợp bé không được bú sữa mẹ thì phải chọn các thực phẩm thay thế chứa đầy đủ các acid béo nói trên. Một số nhãn hiệu sữa bột lớn sẽ được bổ sung DHA ở dạng dầu tinh khiết có nguồn gốc từ tảo, chính thành phần dinh dưỡng này đã làm tăng mức giá của sữa. NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI Theo nghiên cứu, các bà mẹ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bổ sung quá ít hàm lượng DHA cho con so với mức khuyến cáo của WHO. Do đó, phụ huynh cần đa dạng khẩu phần ăn của trẻ, ưu tiên lựa chọn nhiều loại thực phẩm giàu DHA như:  Nội tạng động vật: gan và cá mỡ. Các loại cá biển: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá bơn, cá thu. Trứng Sữa Các loại hạt  

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ SUY DINH DƯỠNG
30

Th 05

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ SUY DINH DƯỠNG

  • admin
  • 0 bình luận

Suy dinh dưỡng thường xảy ra khi cơ thể không nhận đủ thức ăn, không đủ lượng hoặc cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Chế độ ăn bổ sung các chất dinh dưỡng rất quan trọng để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa các nguy cơ do suy dinh dưỡng kéo dài. 1.CÁC LOẠI SUY DINH DƯỠNG Suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để hoạt động và các chất dinh dưỡng mà cơ thể nhận được. Nó có thể có nghĩa là thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng. Một người có thể bị suy dinh dưỡng do thừa hoặc thiếu calo tổng thể, hoặc bị thiếu protein, vitamin và khoáng chất… làm mất cân bằng các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, carbohydrate, chất béo) hoặc vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất). Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) gần đây đã bổ sung dinh dưỡng quá mức vào định nghĩa suy dinh dưỡng để nhận biết những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe có thể gây ra do tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng. Điều này bao gồm những ảnh hưởng của thừa cân và béo phì, có liên quan chặt chẽ đến danh sách những bệnh không lây nhiễm. Nó cũng bao gồm độc tính xảy ra do dùng quá liều các vi chất dinh dưỡng cụ thể. 2.CÓ 4 LOẠI SUY DINH DƯỠNG SUY DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG Còn được gọi là thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng, đây là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng đa lượng: protein, carbohydrate và chất béo. Các chất dinh dưỡng đa lượng là thành phần chính trong chế độ ăn uống của bạn, các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn dựa vào để tạo ra năng lượng nhằm duy trì cơ thể. Không có chúng - hoặc thậm chí chỉ một số trong chúng - có thể bạn sẽ sớm bắt đầu bị suy sụp, phá vỡ các mô và tắt các chức năng không cần thiết để tiết kiệm năng lượng thấp. SUY DINH DƯỠNG VI CHẤT Vi chất dinh dưỡng là vitamin và khoáng chất. Cơ thể bạn cần làm những thứ này với số lượng nhỏ hơn, nhưng nó cần chúng cho tất cả các loại chức năng. Nhiều người bị thiếu nhẹ một số vitamin và khoáng chất do chế độ ăn uống thiếu đa dạng. Bạn có thể không nhận thấy tình trạng thiếu vitamin nhẹ ảnh hưởng đến mình, nhưng khi tình trạng thiếu dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng trở nên trầm trọng hơn, nó có thể bắt đầu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài. THỪA DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG Khi cơ thể bạn dư thừa lượng calo protein, carbohydrate và/ hoặc chất béo để sử dụng, nó sẽ lưu trữ dưới dạng tế bào mỡ trong mô mỡ. Nhưng khi cơ thể bạn không còn mô để dự trữ, các tế bào mỡ sẽ phải phát triển. Các tế bào mỡ phì đại có liên quan đến tình trạng viêm mãn tính và dẫn đến một loạt các rối loạn chuyển hóa sau đó. Những điều này có thể dẫn đến các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, bệnh động mạch vành và đột quỵ. THỪA VI CHẤT DINH DƯỠNG Bạn thực sự có thể dùng quá liều khi bổ sung vitamin và khoáng chất. Cần nhiều nghiên cứu hơn để giải thích điều này xảy ra như thế nào và lượng vitamin hoặc khoáng chất nhất định bao nhiêu là quá nhiều. Nói chung, tình trạng dư thừa vi chất dinh dưỡng là không phổ biến và không xảy ra chỉ do chế độ ăn uống. Nhưng nếu bạn dùng liều lượng lớn một số chất bổ sung nhất định, nó có thể gây ra tác dụng độc hại. 3.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ĐỐI VỚI NGƯỜI SUY DINH DƯỠNG Bất cứ ai cũng có thể bị suy dinh dưỡng nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở những người mắc bệnh sức khỏe lâu dài ảnh hưởng đến sự thèm ăn, cân nặng và/ hoặc mức độ hấp thu chất dinh dưỡng qua ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn, người đang phục hồi sau chấn thương hoặc bỏng nặng… Suy dinh dưỡng có thể được điều trị nhưng một số bị ảnh hưởng kéo dài. Ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, chẳng hạn như mù lòa do thiếu vitamin A, xương mềm do thiếu vitamin D và chậm phát triển dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng ở trẻ em có thể không khắc phục được, ngay cả sau khi phục hồi chức năng. Tác dụng phụ của tình trạng dinh dưỡng quá mức trong thời gian dài, chẳng hạn như kháng insulin và bệnh động mạch cảnh, có thể kéo dài ngay sau khi giảm cân. Tuy nhiên, với sự can thiệp sớm, hỗ trợ theo dõi tốt, mọi người có thể phục hồi hoàn toàn. Mục tiêu của chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng nhằm: Phục hồi tình trạng dinh dưỡng, thúc đẩy tăng trưởng bù. Phục hồi và phát triển các chức năng vận động, tâm lý. Nâng cao sức đề kháng. Các nguyên tắc khi xây dựng khẩu phần ăn: Tăng năng lượng khẩu phần ăn bằng cách tăng độ đậm năng lượng của món ăn. Bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đối với người bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi, cải thiện sức khỏe. Cụ thể như sau: CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đóng vai trò then chốt trong việc bù đắp lượng thiếu hụt này. Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đủ nước, protein, calo và vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Nhờ đó, giúp người suy dinh dưỡng tăng cường miễn dịch, phục hồi các chức năng cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thúc đẩy tăng trưởng. TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG Suy dinh dưỡng khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh lý khác. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, từ đó giúp người bệnh chống lại bệnh tật hiệu quả hơn. HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý tiềm ẩn gây ra suy dinh dưỡng. Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng. THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG Đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Trẻ sẽ có đủ điều kiện để tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển não bộ một cách bình thường. CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, người suy dinh dưỡng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, tràn trề năng lượng và có thể tham gia vào hoạt động xã hội một cách tích cực. Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. 4.CÁC NHÓM CHẤT DINH DƯỠNG THIẾT YẾU QUAN TRỌNG VỚI NGƯỜI BỊ SUY DINH DƯỠNG Các nghiên cứu cho thấy rằng một số cách hiệu quả nhất để giải quyết và ngăn ngừa suy dinh dưỡng bao gồm bổ sung vitamin và khoáng chất, bổ sung thực phẩm và cung cấp giáo dục dinh dưỡng cho những người có nguy cơ cao. Cách tốt nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng là áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm nguyên chất giàu dinh dưỡng. Những loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa đủ carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất có thể giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh, khuyến khích hoạt động thể chất thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn có thể giúp tránh tình trạng suy dinh dưỡng quá mức ở những người có nguy cơ. Điều trị suy dinh dưỡng phụ thuộc vào sức khỏe chung và mức độ suy dinh dưỡng của mỗi cá nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên đảm bảo chế độ ăn uống có đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất, nên ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên để có nhiều chất dinh dưỡng. CHẤT BỘT ĐƯỜNG (GLUXID/ CARBOHYDRAT) Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4kcal năng lượng. Cấu tạo nên tế bào và các mô. Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. Điều hòa hoạt động của cơ thể. Cung cấp chất xơ cần thiết. Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo mì, bánh mì, nui, miến, khoai lang… CHẤT BÉO (LIPID) Cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, 1g chất béo cung cấp 9kcal năng lượng. Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ). Giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh. Có trong dầu, mỡ, bơ… CHẤT ĐẠM (PROTID) Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng… Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormone trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể chống đỡ bệnh tật. Vận chuyển các dưỡng chất. Điều hòa cân bằng nước. Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4kcal năng lượng. Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ… MỘT SỐ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU Tham khảo các loại vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần có để luôn khỏe mạnh. Việc bổ sung vitamin phải dựa trên thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng có thể dẫn đến những rủi ro cho sức khỏe. *)Vitamin tan trong chất béo Đây là những vitamin được lưu trữ trong gan và mô mỡ của chúng ta. Chúng hòa tan chậm và khi có chất béo trong chế độ ăn uống. Vitamin A: Loại này có nhiều dạng. Vitamin A được tạo thành trước có nguồn gốc từ các sản phẩm động vật. Provitamin A được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Giúp hình thành và duy trì răng, da, màng nhầy, mô xương, mô mềm khỏe mạnh.  Sản xuất sắc tố của võng mạc mắt, giúp cải thiện thị lực, đặc biệt là thị lực trong điều kiện ánh sáng yếu. Dạng beta carotene là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Theo khuyến nghị của WHO, trẻ em từ 6-59 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính nên nhận được lượng vitamin A khuyến nghị hằng ngày trong suốt thời gian điều trị. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng cần được cung cấp khoảng 5000 IU vitamin A mỗi ngày, như một phần không thể thiếu trong thực phẩm trị liệu hoặc là một phần của công thức đa vi chất dinh dưỡng. Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ canxi, tạo ra mô xương. Vitamin E: là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Tăng cường hệ miễn dịch. Tham gia vào sự tương tác giữa các tế bào. Tham gia vào việc hình thành các tế bào hồng cầu. Giúp mở rộng mạch máu, ngăn ngừa đông máu. Cho phép cơ thể sử dụng vitamin K. Vitamin K: được biết đến như là vitamin đông máu, vì sẽ không thể đông máu nếu không có nó. *)Vitamin tan trong nước Những loại vitamin này hòa tan trong nước và được vận chuyển đến các mô của cơ thể chúng ta. Cơ thể chúng ta không thể lưu trữ chúng và lượng dư thừa sẽ được thải qua cơ thể cùng chất thải. Vitamin B1 (Thiamin) Hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Cần thiết cho quá trình chuyển hóa pyruvate, một thành phần của glucose. Tham gia vào quá trình co cơ và dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Vitamin B2 (Riboflavin) Cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, lipid, và protein. Một phần của quá trình sản xuất hồng cầu. Vitamin B3 (Niacin) Hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi gan. Tham gia sản xuất hormone ở tuyến thượng thận. Vitamin B5 (acid Pantothenic) Cần thiết cho việc tạo ra Coenzyme A, tham gia vào hầu hết các phản ứng trao đổi chất của cơ thể. Vitamin B6 (Pyridoxine) Giúp tạo ra kháng thể, protein dùng để chống lại bệnh tật. Hỗ trợ phá vỡ protein. Tham gia vào việc duy trì mức độ glucose (đường trong máu) thích hợp. Giúp sản xuất huyết sắc tố, mang oxy trong tế bào hồng cầu đến các mô. Tham gia vào việc duy trì chức năng thần kinh thường xuyên. Vitamin B7 (Biotin) Cần thiết chức năng của carboxylase, enzyme hỗ trợ sản xuất glucose và acid béo. Vitamin B9 (Folate hoặc acid folic) Giúp cơ thể phân hủy, sử dụng và tạo ra protein mới. Tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu mới. Tham gia vào quá trình sản xuất, sửa chữa DNA, và RNA. Cần thiết cho việc sản xuất tế bào mới. Vitamin B12 Một phần của quá trình chuyển hóa protein, quá trình protein được phân hủy và hấp thụ bởi cơ thể. Cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA. Giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Cần thiết cho việc tạo ra myelin, giúp cách ly các tế bào trong hệ thần kinh và cho phép chúng di chuyển hiệu quả hơn. Vitamin C Là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Cần thiết cho sự tăng trưởng và sửa chữa các mô của cơ thể. Quan trọng trong việc hình thành các protein tạo nên da, gân, dây chằng và mạch máu. Tham gia vào việc sửa chữa và bảo trì sụn, xương, răng. Hỗ trợ chữa lành vết thương và các mô sẹo. Giúp cơ thể hấp thụ sắt. Một số khoáng chất cần thiết Canxi Là chất xây dựng bộ xương và răng. Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thụ vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ… Canxi tăng hấp thụ khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực… Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao… Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu… Sắt Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần men oxy hóa khử. Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, sữa công thức…. đặc biệt nhiều trong huyết, gan… hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh… Kẽm Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản. Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh nhiễm trùng. I-ốt Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg. I-ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. Thiếu i-ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ. Thiếu i-ốt bào thai do mẹ thiếu i-ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: