Th 06
GABA là một acid amin, là chất dẫn truyền thần kinh phân bổ rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương, được xem là vị thuốc an thần tự nhiên của cơ thể. Cùng tìm hiểu thêm GABA là gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người. 1.GABA LÀ GÌ? GABA (Gamma aminobutyric acid) có công thức phân tử là C4H9NO2, GABA là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế thần kinh, đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ đặc biệt là các neuron thần kinh. GABA giúp ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương bằng cách chiếm giữ và khống chế các vùng tiếp nhận thông tin. Vì thế GABA được xem là một liều thuốc an thần giúp bạn thư giãn và thoải mái một cách tự nhiên nhất. 2.TÁC DỤNG CỦA GABA Cân bằng huyết áp: GABA giúp cân bằng lại huyết áp, giảm cholesterol, mỡ máu, giúp chống nguy cơ bị béo phì. Đây là thành phần rất tốt hỗ trợ cho những người mắc bệnh tăng huyết áp. Giúp ngủ ngon hơn: Nhờ có khả năng an thần, nên GABA được xem như là phương thuốc giúp ngủ tốt hơn. Giảm căng thẳng: Khi cơ thể thiếu GABA sẽ có những biểu hiện như mất ngủ, lo lắng, trầm cảm,... vì vậy khi được bổ sung thêm GABA sẽ giúp giảm căng thẳng, tinh thần thoải mái, thư giãn hơn. Ngăn ngừa trầm cảm: Như trên đã thông tin, khi thiếu GABA, con người sẽ dễ lâm vào tình trạng trầm cảm vì thế bác sĩ thường kê đơn bổ sung GABA cho cơ thể. Ngăn ngừa rối loạn vận động: Đây là hiện tượng thường thấy ở các bệnh nhân Parkinson hay trẻ em có hội chứng co giật. GABA bản chất là an thần tự nhiên trong cơ thể, sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson, co giật. Giảm đau: Đối với những người bị đau mãn tính do các chứng bệnh gây ra như thoái hóa đốt sống… chất GABA giúp giảm hàm lượng đau, làm ta dễ chịu hơn. Hỗ trợ điều trị động kinh: Nhiều nghiên cứu ủng hộ bệnh động kinh xảy ra do giảm hoạt động của GABA. Bổ sung GABA có thể giảm các triệu chứng của bệnh động kinh. 3.LÀM SAO BỔ SUNG GABA? Luyện tập thể thao, yoga Yoga có thể giúp tăng mức GABA bằng cách tăng khả năng tập trong lúc tập luyện. Việc tập Yoga thường kết hợp với tư thế hít và thở sâu, điều này giúp bạn giảm căng thẳng, gia tăng hoạt động của GABA. Cũng giống với Yoga, các hoạt động như đi bộ, chạy bộ cũng được chứng minh là giúp gia tăng GABA cho cơ thể. Bổ sung GABA bằng thực phẩm Ăn thực phẩm giàu axit Glutamic sẽ giúp hình thành GABA trong não của bạn. Vì thế bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa axit Glutamic trong bữa ăn của bạn như: hạnh nhân, quả óc chó, chuối, gan bò, bông cải xanh, gạo lức, yến mạch, cám gạo, rau bina, gạo mầm vibigaba. Trà xanh, trà ô long và trà nhân sâm có thể làm tăng mức GABA của bạn. Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ hình thành GABA trong cơ thể như Taurine, vitamin, magie hay thậm chí bạn có thể uống trực tiếp GABA. 4.NHỮNG LƯU Ý CẦN TRÁNH ĐỂ KHÔNG LÀM GIẢM GABA Ngoài những thông tin trên bạn cần lưu ý những vấn đề trực tiếp gây giảm GABA cho cơ thể của mình. Tránh các thực phẩm có chứa Exciton: Excitotoxin có thể khiến các tế bào thần kinh trong não của bạn quá phấn khích, dẫn đến sự gia tăng lo lắng, mất ngủ, rối loạn chú ý và căng thẳng. Tránh các thực phẩm có chứa quá nhiều bột ngọt (MSG), chẳng hạn như thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh. Cắt giảm thực phẩm có chứa aspartame, chẳng hạn như nước ngọt và chất làm ngọt nhân tạo. Bạn cũng nên tránh thực phẩm có chứa hương liệu và chất tạo màu nhân tạo.
Th 06
Thực phẩm chức năng Fucoidan có nguồn gốc xuất phát từ loại chất nhờn chỉ có trong tảo nâu. Fucoidan có khả năng hỗ trợ cho chức năng gan, thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, tuần hoàn. 1.FUCOIDAN LÀ GÌ? Fucoidan là loại thuốc có chứa thành phần sulfate fucose được chiết xuất từ một số loại tảo nâu như wakame, mozuku, kombu, mekabu. Người Nhật đã sử dụng tảo nâu để làm sản phẩm bổ dưỡng từ thế kỷ thứ 8. Cho tới cuối thế kỷ 20 các nhà khoa học đã tìm ra được tác dụng đặc biệt mà Fucoidan đem lại trong việc ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Fucoidan là chuỗi phân tử polysaccharides có thành phần chính là fucose. Ngoài ra, fucose còn chứa nhiều thành phần khác như: xylose, sulfate, mannose, glucose, galactose… Loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang, bột hoặc nước uống. Hàm lượng Fucoidan ở mỗi loài tảo nâu sẽ khác nhau, cụ thể: Kombu: 1-2%. Mekabu: 2-4%. Wakame: 4-8%. Mozuku: 15-20%. 2.SÁU CÔNG DỤNG CỦA FUCOIDAN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CHỐNG OXY HÓA Fucoidan có thể hoạt động như chất chống oxy hóa theo nhiều cách. Nó có thể trực tiếp trung hòa các gốc tự do, kích hoạt các enzyme chống oxy hóa và tăng cường khả năng chống oxy hóa của tế bào. Fucoidan có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim, đột quỵ, và ung thư. TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh vì hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus và các yếu tố gây hại. Tuy nhiên, nếu cơ thể ở trong trạng thái căng thẳng, tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh, thiếu ngủ đều là những yếu tố khiến cho hệ miễn dịch không hoạt động tốt. Lúc này, công dụng của Fucoidan chính là tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng phòng vệ, giúp ngăn chặn kháng nguyên lạ hoặc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Những bệnh tự miễn dịch như cường giáp, Lupus xuất phát từ nguyên nhân hệ thống miễn dịch kích thích quá mức. Sử dụng Fucoidan sẽ giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch khi nó hoạt động quá mức đồng thời khôi phục lại sự cân bằng. Việc kết hợp giữa Fucoidan cùng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống. HỖ TRỢ HỆ TIÊU HÓA Sức khỏe đường ruột giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Trong khi đó, Fucoidan hoạt động tương đương như prebiotic tự nhiên giúp tăng cường lượng vi sinh vật có lợi, giảm thiểu các vấn đề liên quan tới tiêu hóa tiêu biểu là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, Fucoidan còn là chất xơ hòa tan, hấp thụ nước để tạo thành chất giúp làm lành các vết loét dạ dày, giảm thiểu nguy cơ mắc viêm ruột. Thêm vào đó, Fucoidan còn có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa. CHỐNG LÃO HÓA Ngoài những công dụng kể trên thì Fucoidan còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ nếp nhăn, ngăn ngừa tình trạng da chảy xệ và kích thích da săn chắc, đàn hồi. Đồng thời Fucoidan còn giúp phục hồi da bằng cách cung cấp collagen để nuôi dưỡng da. Loại thuốc này cũng giúp cho da giữ được độ ẩm, tăng khả năng phục hồi và tăng cường dưỡng chất cho tóc, móng tay. CHỐNG ĐÔNG MÁU Những cục máu đông được hình thành bên trong mạch máu gây tắc nghẽn đường lưu thông mạch máu, cản trở quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng trong cơ thể gây nguy hiểm. Thành phần sulfate của Fucoidan có đặc tính chống máu đông giúp ngăn ngừa cục máu đông nguy hiểm cho sức khỏe. Sulfate cũng có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch gồm đau tim, đột quỵ, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, người đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên dùng Fucoidan. KHÁNG VIRUS, KHÁNG VIÊM Fucoidan cũng đảm nhận vai trò không cho virus xâm nhập vào cơ thể và bám trên bề mặt tế bào. Nếu không may virus đã xâm nhập vào cơ thể thì Fucoidan sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của virus. Fucoidan cũng cho thấy tác dụng giảm viêm liên quan tới viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp. 3.ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP ĐỂ SỬ DỤNG FUCOIDAN AI NÊN DÙNG FUCOIDAN? Người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị bệnh ung thư. Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm miễn dịch có nhu cầu nâng cao sức khỏe miễn dịch. Người bị mắc bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp… AI KHÔNG NÊN DÙNG FUCOIDAN? Mặc dù Fucoidan đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được loại thuốc này. Dưới đây là một số đối tượng không nên dùng Fucoidan: Phụ nữ mang thai, cho con bú: Fucoidan có thể đi qua sữa mẹ và nhau thai. Do đó phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Người bị mắc chứng rối loạn đông máu: thuốc có tác dụng chống đông máu nên có thể gia tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị chứng rối loạn đông máu. Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật: Fucoidan có thể gia tăng nguy cơ chảy máu trong, sau phẫu thuật. Vì vậy bệnh nhân cần ngừng sử dụng Fucoidan ít nhất trước 2 tuần khi phẫu thuật. Người đang uống thuốc chống đông máu: Fucoidan có khả năng tương tác với thuốc chống đông máu, gia tăng nguy cơ bị chảy máu. Vì vậy những ai đang sử dụng thuốc chống đông máu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng. NGƯỜI BÌNH THƯỜNG CÓ NÊN DÙNG FUCOIDAN? Người bình thường hoàn toàn có thể sử dụng Fucoidan vì điều này giống như bạn đang bổ sung loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao vào cơ thể. Sử dụng Fucoidan giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ngon miệng, giảm thiểu nồng độ cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, kháng khuẩn, kháng viêm, ngừa lão hóa.
Th 06
1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỰC ĐƠN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng. Vì chế độ dinh dưỡng của thai phụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con. Ảnh hưởng này có thể kéo dài từ lúc bé còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị thấp bé, nhẹ cân khi chào đời vì tác động từ triệu chứng thiếu vi chất của mẹ. Thai nhi có thể chỉ nhận được dưỡng chất từ mẹ. Các chất dinh dưỡng sẽ qua đường máu qua nhau thai rồi truyền đến cho thai nhi, giúp em bé phát triển. Nếu được nhận đầy đủ dưỡng chất, trẻ sẽ tăng trưởng tốt trong bụng mẹ, có sức đề kháng mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh. Lúc này người mẹ sẽ có đủ sức để lâm bồn, nhanh chóng phục hồi sau sinh, sở hữu được nguồn sữa chất lượng, sẵn sàng cho con bú. Chị em có chế độ dinh dưỡng tốt từ trước và trong suốt thai kỳ giúp thai nhi tránh bị suy dinh dưỡng, suy thai, hạn chế nguy cơ gặp chứng chậm phát triển chức năng vận động, tâm thần. 2.THỰC ĐƠN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ SAO CHO ĐỦ CHẤT Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng thiết yếu, bên cạnh đó khẩu phần ăn phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như chất béo, chất đạm, chất khoáng, vitamin… Vì thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ trong 3 tháng cuối thai kỳ, cả về thể chất và trí não. Ngoài ra, tam cá nguyệt thứ ba cũng là giai đoạn thai phụ dễ bị tăng cân mất kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, béo phì. Thế nên, khẩu phần dinh dưỡng cho thai kỳ 3 tháng cuối thai kỳ phải được xây dựng một cách khoa học, đáp ứng đúng nguyên tắc, nhu cầu về dưỡng chất, cụ thể như sau: NHU CẦU NĂNG LƯỢNG Viện Dinh Dưỡng quốc gia khuyến nghị phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối cần được cung cấp khoảng 2,180-2,500 calo/ ngày. Mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu năng lượng trường diễn nếu cung cấp không đủ năng lượng trong một khoảng thời gian dài. Điều này có thể khiến bào thai bị suy dinh dưỡng. Trường hợp cung cấp năng lượng vượt nhu cầu cần thiết, mẹ bầu sẽ bị tăng cân quá mức, đối mặt với nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, sinh con nặng hơn bình thường (cụ thể là trên 4.000gam). NHU CẦU TINH BỘT, CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO Tinh bột, chất đạm và chất béo đều là những dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu, hỗ trợ thai nhi phát triển thuận lợi. Vì thế, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cũng phải cung cấp đủ các chất kể trên, đáp ứng được nhu cầu của mẹ, cụ thể như sau: Glucid (355-430 gam/ ngày): Cơ thể rất cần glucid vì chất này sẽ cung cấp nguồn năng lượng chính yếu. Thai phụ cần bổ sung thêm tinh bột để hỗ trợ cho quá trình cấu tạo tế bào. Mẹ bầu 3 tháng cuối cần được khuyến nghị dung nạp 355-430 gam glucid/ ngày. Mẹ bầu có thể nhận được tinh bột thông qua các thực phẩm như khoai, củ, cơm, hủ tiếu, bún, phở… Chất đạm (91 gam/ ngày): Protein (đạm) là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên tế bào. Nhu cầu dung nạp protein của mẹ bầu sẽ gia tăng để giúp thai nhi phát triển. Phụ nữ có thai 3 tháng cuối được khuyến nghị bổ sung 91 gam protein/ ngày. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối cần phối hợp cả protein thực vật và động vật. Lipid (60-72 gam/ ngày): Lipid (chất béo) sẽ tham gia vào sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Nếu mẹ bầu dung nạp quá ít lipid sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ, hệ thần kinh cùng nhiều cơ quan khác của thai nhi. Bên cạnh đó, thiếu lipid còn khiến mẹ bầu không đạt được mức tăng cân cần thiết. Tuy nhiên, thai phụ tiêu thụ quá nhiều lipid cũng không tốt, dễ gây tình trạng thừa cân… Phụ nữ có thai 3 tháng cuối được khuyến nghị bổ sung 60-72 gam lipid/ ngày thông qua thực phẩm như đậu, thịt, cá, bơ… NHU CẦU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Bên cạnh tinh bột, chất đạm, chất béo, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cũng không thể thiếu vitamin và khoáng chất. Theo đó, khẩu phần của thai phụ trong tam cá nguyệt thứ ba cần được đáp ứng nhu cầu về các chất như sắt, canxi, iod, folate, vitamin D, omega 3… Sắt (27.4-41.1 mg/ ngày): Khoáng chất sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Sắt sẽ cùng protein hỗ trợ tạo ra hemoglobin (huyết sắc tố), vận chuyển CO2 và O2. Phụ nữ có thai được khuyến nghị dung nạp 27.4-41.1 mg sắt/ ngày. Thực đơn bà bầu 3 tháng cuối nên có các thực phẩm giàu sắt như cải bó xôi, đậu lăng, súp lơ, hạt điều, thịt bò… Canxi (1200 mg/ ngày): Khoáng chất canxi sẽ giúp cơ thể hình thành hệ răng và xương thêm chắc khỏe, hỗ trợ sự đông máu diễn ra bình thường, đảm bảo chức năng của hệ thần kinh. Mẹ bầu sẽ có nhu cầu dung nạp canxi cao hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển xương, răng…Thai phụ thiếu canxi có nguy cơ bị loãng xương, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Phụ nữ có thai được khuyến nghị dung nạp 1200mg canxi/ ngày. Thực phẩm chứa canxi điển hình là hải sản, cải xoăn, sữa, đậu… Iod (220 mcg/ ngày): Iod cũng là chất cần thiết cho cơ thể. Sự phát triển, tăng trưởng chịu ảnh hưởng rõ rệt khi cơ thể thiếu iod, đặc biệt là não bộ. Người mẹ dung nạp đủ iod trong thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ thai nhi bị thiếu hụt iod, mắc chứng đần độn… Thai phụ được khuyến nghị dung nạp khoảng 220 mcg iod/ ngày. Folate (600 mcg/ ngày): Folate (Axit folic) cũng là chất cần thiết trong thực đơn mẹ bầu 3 tháng cuối. Đây là một loại vitamin quan trọng, tham gia vào quá trình phân chia, phát triển tế bào. Mẹ bầu được khuyến nghị dung nạp 600 mcg folate/ ngày. Vitamin D (20 mcg/ ngày): Cơ thể sẽ dùng photpho và canxi tốt hơn để hình thành, duy trì hệ xương, răng thêm chắc khỏe khi có vitamin D. Mẹ bầu nếu thiếu vitamin D có thể khiến con mắc bệnh còi xương. Ít thực phẩm tự nhiên sở hữu lượng vitamin D đáng kể. Hàm lượng vitamin D được khuyến nghị dành cho mẹ bầu là 20 mcg/ ngày. Omega 3 (0.8g/ ngày): Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần cung cấp một lượng Omega 3 phù hợp. Omega 3 sẽ giúp cơ thể mẹ bầu duy trì được trạng thái khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ sinh non, mắc bệnh đái tháo đường, tiền sản giật… Omega 3 hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho thai nhi, thúc đẩy thần kinh, não bộ phát triển… Mỗi ngày, mẹ bầu được khuyến nghị bổ sung 0.8g Omega 3. 3.THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ THEO TỪNG THÁNG Trong tam cá nguyệt thứ ba, thực đơn cho bà bầu ở từng tháng sẽ có yêu cầu riêng về hàm lượng dinh dưỡng. Vì thế, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ phải được xây dựng một cách lành mạnh, khoa học, đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất của mẹ và thai nhi, cụ thể như sau: THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU THÁNG THỨ 7 THAI KỲ Mẹ bầu sẽ cần nhiều sắt khi bước sang tháng thứ 7. Thai phụ có thể bổ sung sắt thông qua các nguồn thực phẩm như đậu, trái cây, rau quả, thịt nạc… Song song đó, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ phải được bổ sung thêm nhiều kẽm, iod, photpho, canxi… thông qua các loại thực phẩm như trứng gà, mộc nhĩ đen, rau cải, đậu phụ, đậu tương, táo đỏ, rong biển, cá tôm… THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU THÁNG THỨ 8 THAI KỲ Ở tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung những loại thực phẩm sở hữu giá trị dinh dưỡng cao. Khẩu phần ăn của thai phụ tháng thứ 8 nên có các thực phẩm như rau xanh, cá, thịt, trứng, ngũ cốc và những loại trái cây. Tại giai đoạn này, trí não của thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng. Vì thế, thai phụ cần bổ sung Omega 3 vào chế độ ăn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thông qua các thực phẩm như cá hồi, hạt dẻ cười, hạt chia, hạt óc chó… THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU THÁNG THỨ 9 THAI KỲ Thực đơn cho mẹ bầu tháng cuối phải được xây dựng một cách kỹ lưỡng. Vì đây chính là thời điểm chào đón em bé ra đời. Tại tháng thứ 9, thai nhi cũng phát triển một cách nhanh chóng để hoàn thiện mọi cơ quan chức năng. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Ở tháng thứ 9, mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm nhiều canxi để giúp hệ xương chắc khỏe. Đồng thời, hàm lượng canxi còn hỗ trợ cho việc sản xuất sữa cho con bú sau sinh diễn ra thuận lợi hơn. Thai phụ nên bổ sung chất béo thông qua những loại thực phẩm tự nhiên. Để tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần có những thực phẩm sở hữu nhiều khoáng chất sắt. 4.XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THỰC PHẨM TỐT NÊN THÊM VÀO THỰC ĐƠN Thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ cần có những thực phẩm hữu ích cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả, thịt, cá, trứng gà… Những loại thực phẩm này sẽ sở hữu hàm lượng dưỡng chất thiết yếu, hữu ích với sức khỏe, giúp thai nhi phát triển tốt, cụ thể như sau: Rau xanh và hoa quả: Mẹ bầu nên ăn những loại rau xanh có màu xanh đậm, chứa nhiều folate như cải xoăn, cải bó xôi… Lấy ví dụ điển hình như trong 30g cải bó xôi sống chứa 58.2 mcg folate. Bên cạnh đó, thực đơn bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cũng nên dùng rau củ có màu vàng, đỏ, tím. Ngoài ra, mẹ bầu hãy lựa chọn ăn những loại hoa quả chứa ít đường, giàu vitamin, khoáng chất như chanh leo, táo, ổi, cam… Tinh bột: Khi áp dụng thực đơn 3 tháng cuối thai kỳ vào con không vào mẹ, thai phụ có thể ăn 2-3 bát cơm/ ngày (chia đều cho 2 bữa chính). Nếu mẹ bầu được bác sĩ yêu cầu hạn chế dung nạp tinh bột để kiểm soát cân nặng tốt hơn thì bạn hãy ăn cơm gạo lứt thay cơm gạo trắng. Vào bữa sáng, thai phụ có thể thưởng thức những loại thực phẩm khác chứa tinh bột trong thành phần như khoai lang, bánh mì hay yến mạch. Thịt: Nếu mẹ bầu muốn tăng cân và bổ sung nhiều sắt thì hãy ăn thịt có màu đỏ, điển hình là thịt bò. Ước tính trong 100g thịt bò có 2.6 mg sắt. Thịt heo, thịt gà cũng nên có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối. Những loại thịt này đều mang đến công dụng bổ máu, thai phụ nên ăn luân phiên. Mẹ bầu có thể ăn hải sản để thay thế cho thịt tuy nhiên không nên tiêu thụ liên tục, dùng với lượng quá nhiều gây chứng lạnh bụng. Cá: Mẹ bầu đừng quên đưa cá vào khẩu phần, vì loại thực phẩm này sở hữu nhiều dưỡng chất như folate, Omega 3… Thai phụ có thể chế biến cá thành nhiều món như luộc, kho, hấp hay nấu cháo…. Thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ nên có đa dạng các loại cá, điển hình là cá hồi, cá chép, cá rô phi. Trứng gà: Thai phụ có thể chế biến trứng gà thành nhiều món khác nhau như xào, hấp, rán… Trứng gà hữu ích cho mẹ bầu và thai nhi vì chứa nhiều khoáng chất, vitamin, điển hình là vitamin A, D, B2, B6, B12, kẽm, folate, selen, canxi… Bên cạnh đó, Omega 3 và choline trong trứng gà cũng rất hữu ích cho sự phát triển não bộ của thai nhi, góp phần phòng ngừa nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh. Sữa tươi: Bên cạnh sữa công thức dành riêng cho bà bầu, thai phụ có thể dùng sữa tươi tiệt trùng. Hàm lượng dinh dưỡng của sữa tươi rất phong phú, chứa các vitamin hữu ích như canxi, vitamin B2, B12… Trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, sữa tươi phù hợp để dùng ở bữa phụ, sau bữa chính khoảng 2-3 tiếng. THỰC PHẨM CẦN TRÁNH Nhiều thai phụ cũng thắc mắc bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm thai phụ cần tránh trong tam cá nguyệt thứ ba: Món cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị: Thai phụ không nên ăn những món cay nóng, có nhiều dầu mỡ vì sẽ gây áp lực cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu, ợ nóng. Ngoài ra, các món này còn tiềm ẩn nguy cơ táo bón, gây bệnh trĩ. Muối: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối nên là một chế độ ăn nhạt để tránh bị tích nước, sưng phù. Bên canh đó, ăn quá mặn còn khiến thai phụ dễ gặp chứng tăng huyết áp. Đồ ăn ngọt: Chức năng thải đường của thận sẽ giảm đi khi chị em phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ ăn quá nhiều món ngọt sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, gây áp lực cho thận. Ngoài ra, mẹ bầu ăn quá nhiều món ngọt cũng làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Thức ăn chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn tại cửa hàng có thể chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ bầu. Thực phẩm đóng hộp thì có nhiều phụ gia, chất bảo quản, hương liệu… không tốt cho sức khỏe. Trái cây không hữu ích cho mẹ bầu: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối không nên có đu đủ xanh. Vì khi thai phụ ăn loại trái cây này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng co thắt tử cung. Mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng nhãn, vải, sầu riêng… vì có tính nóng. Dù nước dừa hữu ích cho thai phụ nhưng cũng không nên uống quá nhiều, bạn chỉ nên uống 1-2 lần/ tuần. Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao: Mẹ bầu nên tránh ăn những loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, ví dụ như cá ngói, cá thu vua, cá kiếm… Vì nếu dung nạp thủy ngân liên tục với lượng nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thần kinh của thai nhi, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai… LƯU Ý KHI NÊN THỰC ĐƠN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Lựa chọn thực phẩm: Mẹ bầu hãy cân nhắc lựa chọn những loại thực phẩm hữu ích cho sức khỏe, sở hữu hàm lượng dưỡng chất thiết yếu. Thai phụ nên hạn chế/ tránh dùng các loại thực phẩm được khuyến cáo không phù hợp với mẹ bầu. Thực phẩm khi mua phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Thai phụ tuyệt đối không dùng thực phẩm đã hỏng. Chế biến thực phẩm: Mẹ bầu hãy chắc chắn rằng thịt, cá, hải sản,... mình đang ăn đã được chế biến. Vì thực phẩm tái, còn sống có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, ngộ độc. Khi chế biến món ăn, thai phụ nên ưu tiên cách hấp, luộc, chưng… hạn chế nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa chịu áp lực. Khẩu phần: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối nên chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ xen kẽ. Thai phụ không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Bữa ăn của mẹ bầu phải đảm bảo cân bằng dưỡng chất. Uống đủ nước cũng là việc làm cần thiết trong tam cá nguyệt thứ ba. Ăn kiêng: Mẹ bầu ở 3 tháng cuối không nên ăn kiêng vì mục đích giữ dáng. Vì cả thai phụ và em bé trong bụng đều đang cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe. Sau khi sinh, chị em có thể giảm cân, lấy lại vóc dáng lý tưởng thông qua một số cách khoa học, lành mạnh. Tăng cân trong thai kỳ: Cân nặng của mẹ bầu ở 3 tháng cuối cần phải được kiểm soát tốt. Nếu thai phụ bị tăng cân quá nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị béo phì, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ… Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện khẩu phần ăn riêng biệt nhằm mục đích cải thiện vấn đề thừa cân. Để chủ động kiểm soát cân nặng, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phải được xây dựng một cách khoa học, tránh cung cấp dư thừa năng lượng, chất béo, đường… Thèm ăn: Mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ vẫn có thể có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, thai phụ vẫn phải chủ động kiểm soát khẩu phần ăn thật tốt, tránh để bản thân tăng cân quá mức được bác sĩ khuyến nghị. Ngoài ra, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh ăn các món gây hại cho sức khỏe hay những thứ kì lạ (không phải thức ăn) vì chúng sẽ tác động tiêu cực đến thể trạng và em bé trong bụng. Khi mẹ bầu bị tiểu đường, táo bón, tăng huyết áp: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối đang mắc các bệnh lý kể trên đều phải được điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ như hạn chế thực phẩm ngọt, giảm ăn mặn, có nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia…
Th 06
Hoạt chất trong rong biển nâu góp phần tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe cho người tiểu đường, tim mạch, ung thư. Fucoidan là một loại polysaccharide chiết xuất từ rong biển nâu, các nhà khoa học chứng minh hoạt chất có hiệu quả với sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng của rong nâu. CHẤT CHỐNG OXY HÓA, GÓP PHẦN NGĂN NGỪA UNG THƯ Theo Healthline, Fucus Fucoidan chiết xuất từ rong biển Bladderwrack có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u đại trực tràng và ung thư vú. Chúng được thu hoạch từ biển Nova Scotia, ở Canada, được biết đến như biển sạch nhất thế giới và sau đó được chuyển sang nhà máy sản xuất ở Australia. Trong rong nâu wakame, hầu hết Fucoidan được tìm thấy ở phần gốc và rễ, chứa hợp chất mekabu fucoidan được cho là có khả năng góp phần ức chế hình thành mạch máu ở tế bào ung thư, ngăn khối u di căn, hỗ trợ ức chế sự hình thành cục máu đông, làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Phần lớn rong nâu mozuku chất lượng cao trồng gần đảo Okinawa, vùng biển sạch ở Nhật Bản không nhiễm kim loại nặng hoặc chất phóng xạ. Rong nâu mozuku giàu mozuku Fucoidan được cho là có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư đi theo quá trình tự chết của tế bào. Ngoài ra, rong nâu còn chứa các chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào như flavonoid và carotenoid (đặc biệt là fucoxanthin). Carotenoid có khả năng hỗ trợ chống oxy hóa gấp nhiều lần vitamin E, được tìm thấy nhiều trong rong nâu wakame. CHẤT XƠ HỖ TRỢ ĐƯỜNG RUỘT Chất xơ chiếm khoảng 25-75% trọng lượng khô của rong nâu, cao hơn hầu hết trái cây và rau quả khác. Chúng hỗ trợ tiêu hóa và tạo nguồn thức ăn cho vi khuẩn ruột già, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy loại đường polysaccharide sulfated trong rong nâu, được chứng minh hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Các polysaccharide này cũng có khả năng sản xuất các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) nuôi dưỡng các tế bào thành ruột. CHẤT GIÚP GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM, TIỂU ĐƯỜNG Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, hút thuốc và thừa cân béo phì. Hoạt chất trong rong nâu có thể giảm mỡ thừa, và giảm mức cholesterol trong máu. Bệnh tim cũng có thể do đông máu quá mức. Rong nâu chứa một loại carbohydrate gọi là fucans, có thể góp phần ngăn ngừa đông máu hiệu quả, trong khi các chất peptide có thể ngăn chặn huyết áp cao. Rong nâu có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu. Nghiên cứu kéo dài trên 8 tuần ở 60 người Nhật cho thấy, chất fucoxanthin có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Những người bổ sung 2mg dầu fucoxanthin cải thiện đường huyết tốt hơn so với nhóm không dùng. Từng loại rong biển sẽ có hàm lượng fucoidan tinh chế được khác nhau, công dụng của mỗi loại fucoidan vì thế cũng không giống nhau.