Th 07
Trẻ sinh mổ sẽ ít nhận được lợi khuẩn từ mẹ hơn. Thêm vào đó, hầu hết trẻ sinh mổ cũng khó tránh khỏi việc tiếp xúc với kháng sinh từ rất sớm, điển hình là trong giai đoạn chu sinh (giai đoạn xung quanh thời điểm mẹ sinh em bé). Tất cả điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ vi sinh vật đường ruột và có thể dẫn đến một số bất lợi trong hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch trong quá trình trẻ phát triển. Chính vì vậy, điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sinh mổ là ba mẹ cần chủ động tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để chăm sóc bé đúng cách, giúp bé phát triển khỏe mạnh dù bé tiếp xúc với kháng sinh từ rất sớm. 1.TRẺ SINH MỔ VÀ NGUY CƠ TIẾP XÚC VỚI KHÁNG SINH Trên thực tế, trẻ sinh mổ thường đi đôi với thuốc kháng sinh. Bởi với mẹ sinh mổ, việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong phẫu thuật là rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy kháng sinh dự phòng có thể giảm đến 60% đến 70% các biến chứng nhiễm trùng ở mẹ. Vì vậy, hầu hết trẻ sinh mổ đều có nguy cơ tiếp xúc với kháng sinh từ rất sớm, thậm chí là từ giai đoạn chu sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh lại là yếu tố gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột rất mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh có thể làm giảm gần 2 lần số lượng lợi khuẩn có trong hệ vi sinh vật đường ruột và làm tăng số lượng hại khuẩn. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người mẹ và trẻ sơ sinh. Nếu mẹ dùng kháng sinh trước khi rạch da hoặc trước khi kẹp dây rốn thì có thể truyền kháng sinh qua mẹ cho bé bằng nhau thai. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột của bé, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 2.TÁC HẠI CỦA KHÁNG SINH ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ Quá trình sinh mổ có thể khiến trẻ có nguy cơ tiếp xúc với kháng sinh từ rất sớm. Điều này có thể gây ra một số tác hại đối với trẻ như: Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột Việc trẻ sinh mổ tiếp xúc sớm với kháng sinh có thể ảnh hưởng đến việc thiết lập hệ vi sinh vật trong giai đoạn đầu đời. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy đường ruột của trẻ sinh mổ chứa đựng các chủng vi khuẩn gây bệnh thường chỉ được tìm thấy trong bệnh viện như Enterococcus và Klebsiella nhưng lại thiếu đi các chủng vi khuẩn thường được tìm thấy ở trẻ khỏe mạnh, chẳng hạn như các chủng Bacteroides. Hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ với hệ miễn dịch, do đó việc thiếu đi các lợi khuẩn quan trọng khiến trẻ sinh mổ có nguy cơ rối loạn miễn dịch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng về đường tiêu hóa, hô hấp. Các nguy cơ này vẫn có thể tiếp tục gia tăng cho đến khi trẻ được 5 tuổi. Tiếp xúc sớm với kháng sinh tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính Tiếp xúc với kháng sinh trước khi sinh được cho là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng và béo phì. Ngoài việc ảnh hưởng từ sinh mổ, các ảnh hưởng này cũng xảy ra tương tự với những trẻ dùng kháng sinh sớm ngay trong năm sinh đầu tiên. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Việc dùng kháng sinh sớm có mối liên quan đáng kể với tỷ lệ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, thở khò khè, hen suyễn, cảm lạnh, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng… Trẻ tiếp xúc với kháng sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì sau này. Nghiên cứu cho thấy trẻ dùng kháng sinh sớm trong năm đầu tiên có nguy cơ béo phì cao hơn 26%. Dùng kháng sinh sai cách gây kháng thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối với trẻ sơ sinh bác sĩ thường kê kháng sinh để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra như liên cầu khuẩn nhóm B, E.coli, Listeria… Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều người lạm dụng kháng sinh hoặc dùng thuốc sai cách cho trẻ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Đây là tình trạng mà vi khuẩn biến đổi đến mức ngay cả những loại kháng sinh mạnh nhất cũng không thể tiêu diệt chúng. Từ đó khiến việc điều trị không còn hiệu quả. Bên cạnh đó, đề kháng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng, dẫn đến biến chứng và thời gian nằm viện lâu hơn, thậm chí là tăng nguy cơ tử vong. 3.CHÌA KHÓA VÀNG GIÚP TRẺ SINH MỔ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN DÙ TIẾP XÚC VỚI KHÁNG SINH SỚM Trẻ sinh mổ tiếp xúc với kháng sinh sớm là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên mẹ đừng qua lo lắng mà hãy tham khảo một số lời khuyên để chăm con đúng cách. Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần để phát triển gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước, HMO, Nucleotides, Probiotics… Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương thường thấy ở trẻ sinh thường dưới 1 tháng tuổi. Chọn công thức sữa dành riêng cho trẻ sinh mổ Trường hợp mẹ không thể cho con bú, mẹ có thể cân nhắc chọn sữa công thức có thành phần giúp bé sinh mổ tăng hệ thống miễn dịch như: HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. 5 loại HMO nổi bật nhất là 2’-FL, 3’-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại mầm bệnh hiệu quả. Trong đó, 2’FL là HMO được chứng minh giúp làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ đến 66%. Nucleotides: Thành phần mang đến lợi ích cho hệ vi sinh vật đường ruột và giúp giảm số đợt tiêu chảy ở trẻ. Nucleotides cũng giúp hỗ trợ tăng cường sản xuất kháng thể lên đến 86% sau 6 tháng tiêm vắc xin HIB. Lợi khuẩn BB-12: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn BB-12 sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Tránh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lạm dụng kháng sinh Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên mắc bệnh hơn so với người lớn do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Tuy nhiên, không phải bệnh nhiễm trùng nào cũng do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh nhẹ bạn có thể chăm sóc con tại nhà, để tự khỏi bệnh thay vì dùng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp mẹ quá lo lắng, tốt nhất nên đưa bé đi khám bác sĩ và được chẩn đoán, kê toa phù hợp. Nếu trẻ cần phải dùng kháng sinh, đảm bảo dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và không dùng lâu hơn chỉ định để tránh tình trạng kháng thuốc.
Th 07
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ MÁT CÔNG TY Kính gửi Quý Khách Hàng - Đối Tác, Công ty CPQT DƯỢC PHẨM HADU sẽ tổ chức cho toàn thể nhân viên công ty nghỉ mát hè 2024. Vì vậy, chúng tôi xin trân trọng thông báo tới Quý Khách Hàng và Đối Tác lịch nghỉ như sau: Thời gian nghỉ mát: Từ Chủ Nhật ngày 21/07/2024 đến hết Thứ Ba ngày 23/7/2024 Thời gian làm việc: Thứ Tư, ngày 24/07/2024 Trong thời gian nghỉ, các dịch vụ như triển khai, hỗ trợ, sản xuất, xuất hàng sẽ không đáp ứng được kịp thời như thường lệ, rất mong được sự thông cảm từ phía Quý Khách Hàng và Đối Tác. Trân trọng!! ------------------------------------------------------------------ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU Hotline: 098.703.9630 - 0942.347.675 - 1900.633.486
Th 07
Nội tiết tố (hormone) là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các chuyên gia cho biết, trong cơ thể người có chứa khoảng 50 loại nội tiết khác nhau. Vậy, nội tiết tố nữ là gì bạn biết chưa? Nội tiết tố nữ hay hormone nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động chức năng của cơ thể phụ nữ. Trong bài viết này, HADU PHARMA sẽ giúp bạn tìm hiểu nội tiết tố là gì có tác dụng quan trọng ra sao? 1.NỘI TIẾT TỐ LÀ GÌ? Nội tiết tố là các chất hóa học được cơ thể tiết ra thông qua máu rồi di chuyển đến các cơ quan, da, cơ và các mô khác nhau để thực hiện một số chức năng nhất định. Nội tiết tố rất cần cho sức khỏe và giúp cơ thể phải biết hoạt động như thế nào. Cơ thể cần nội tiết tố để duy trì chức năng hoạt động của các cơ quan và tế bào. Do đó, chỉ cần cơ thể thiếu hụt một lượng nhỏ nội tiết tố cũng đã gây ra những thay đổi lớn. Điều này, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. 2.NỘI TIẾT TỐ NỮ LÀ GÌ? Nội tiết tố nữ là lượng hormon tiết ra từ các bộ phận sinh dục nữ để tạo nên những điểm khác biệt về sinh lý và hình thể so với nam giới. Có 2 loại nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Ngoài ra, cơ thể phụ nữ cũng tiết ra một lượng nhỏ nội tiết tố testosterone (được cho là nội tiết nam). NỘI TIẾT TỐ ESTROGEN Estrogen là nhóm hormon giới tính được sản sinh từ buồng trứng và một lượng nhỏ tiết ra từ tuyến thượng thận và tế bào mỡ, nên được gọi là nội tiết tố nữ. Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố này còn được tiết ra từ nhau thai. Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với mọi giai đoạn cuộc đời phụ nữ như ở tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh… Bên cạnh đó, estrogen cũng ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể như não, hệ tim mạch, tóc, hệ cơ xương, da tiết niệu… Nồng độ estrogen trong cơ thể được xác định thông qua xét nghiệm máu với đơn vị tính là picrogam trên mili lít (pg/mL). Mức độ nội tiết khác nhau có thể tùy cơ địa địa mỗi người. NỘI TIẾT PROGESTERONE Nội tiết progesterone được tiết ra từ buồng trứng sau khi rụng trứng. Ngoài ra, khi mang thai progesterone cũng được tiết ra từ nhau thai. Vai trò của nội tiết này bao gồm: Hỗ trợ thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Ức chế sản xuất estrogen sau khi rụng trứng. Giúp cho lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ. NỘI TIẾT TỐ TESTOSTERONE Một lượng nhỏ nội tiết tố testosterone trong cơ thể phụ nữ được tiết ra từ tuyến thượng thận và buồng trứng. Testosterone đóng vai trò quan trọng như sau: Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Kích thích ham muốn tình dục. Duy trì sức mạnh của xương và cơ. 3.TÁC DỤNG CỦA NỘI TIẾT TỐ NỮ TUỔI DẬY THÌ Nữ giới thường bước vào tuổi dậy thì từ 8-13 tuổi. Ở tuổi dậy thì, tuyến yên bắt đầu sản xuất lượng lớn hormon (LH) và hormon kích thích nang trứng (FSH), kích thích sản xuất estrogen và progesterone. Nồng độ estrogen tăng và bắt đầu phát triển các đặc điểm gồm: Phát triển vú. Mọc lông ở nách, chân và vùng kín. Tăng chiều cao. Tăng lưu trữ chất béo ở mông, hông và đùi. Mở rộng xương chậu và hông. Tăng sản xuất dầu cho da. HÀNH KINH Kinh nguyệt xảy ra bất kỳ lúc nào từ 8-15 tuổi. Sau đó phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng cho đến khi mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra vào khoảng 28 ngày nhưng có thể thay đổi trong khoảng 24-38 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có 3 giai đoạn tương tự với sự thay đổi nội tiết tố: Giai đoạn nang trứng: Thời điểm đánh dấu một kỳ kinh nguyệt mới là ngày đầu tiên có kinh nguyệt. Trong một khoảng thời gian, máu lẫn mô từ từ cũng thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Lúc này nồng độ estrogen và progesterone rất thấp làm thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh. Tuyến yên cũng giải phóng FSH, LH làm tăng nồng độ estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Mỗi nang chứa một quả trứng. Sau vài ngày, một nang trội sẽ xuất hiện ở mỗi buồng trứng. Các nang trứng còn lại sẽ được buồng trứng hấp thụ. Nang trội sẽ tiếp tục phát triển, tạo ra nhiều estrogen hơn. Sự gia tăng estrogen kích thích giải phóng endorphin làm tăng mức năng lượng và tâm trạng được cải thiện. Estrogen làm phong phú nội mạc tử cung để chuẩn bị cho một thai kỳ tiềm năng. Giai đoạn rụng trứng: Trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ estrogen và LH trong cơ thể đạt đến đỉnh điểm khiến một nang trứng vỡ ra và giải phóng khỏi buồng trứng. Sau khi rời buồng trứng, một quả trứng tồn tại trong khoảng từ 12-24 giờ. Sự thụ tinh của trứng chỉ xảy ra trong khoảng khung thời gian này. Giai đoạn hoàng thể: Trong giai đoạn hoàng thể, thông qua ống dẫn trứng, trứng di chuyển vào buồng trứng đến tử cung. Nang trứng bị vỡ, progesterone được giải phóng, làm dày niêm mạc tử cung và sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Khi trứng đến cuối ống dẫn trứng sẽ bám vào thành tử cung. Nồng độ estrogen và progesterone suy giảm vì trứng không thụ tinh. Dấu mốc của sự khởi đầu tuần đầu tiên kinh nguyệt. Cuối cùng, trứng không thụ tinh và niêm mạc tử cung bong ra kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Thai kỳ Quá trình mang thai bắt đầu từ thời điểm trứng đã thụ tinh làm tổ trong thành tử cung của một người. Sau khi cấy ghép, nhau thai bắt đầu phát triển và sản xuất một số hormon gồm progesterone, relaxin, và gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nồng độ progesterone tăng đều đặn khiến cổ tử cung dày lên và hình thành nút nhầy. Việc sản xuất relaxin ngăn chặn các cơn co thắt tử cung đến khi kết thúc thai kỳ, thư giãn dây chằng và gân trong khung chậu. Nồng độ HCG tăng trong cơ thể sản xuất estrogen và progesterone. Sự gia tăng nhanh chóng lượng hormon này dẫn đến các triệu chứng mang thai sớm như buồn nôn, nôn và đi tiểu thường xuyên. Nồng độ estrogen và progesterone tiếp tục tăng trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Các tế bào trong nhau thai sẽ bắt đầu sản xuất hormone HPL. HPL điều chỉnh quá trình trao đổi chất ở phụ nữ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Nồng độ hormone giảm khi quá trình mang thai kết thúc và dần về lại mức bình thường trước khi mang thai. Khi người mẹ cho con bú, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, ngăn xảy ra rụng trứng. Tiền mãn kinh và mãn kinh Mãn kinh là khi ngừng kinh nguyệt và không còn mang thai. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi dẫn đến thời kỳ cuối cùng của phụ nữ. Trong quá trình chuyển đổi, nồng độ hormon dao động lớn khiến phụ nữ gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh gồm: Kinh nguyệt không đều. Nóng bừng. Khó ngủ. Thay đổi tâm trạng. Khô âm đạo. Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài khoảng 2-8 năm. Phụ nữ đến tuổi mãn kinh khi đã trải qua 1 năm không có kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh, buồng trứng chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ estrogen và progesterone. Nồng độ estrogen thấp hơn làm giảm ham muốn, mất mật độ xương nên dễ loãng xương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. 4.NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ Tuổi dậy thì Mang thai Cho con bú Tiền mãn kinh và mãn kinh Sử dụng biện pháp tránh thai có sử dụng nội tiết tố Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết tố nữ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Cụ thể: Hội chứng buồng trứng đa nang: có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Dư thừa nội tiết androgen: đây là tình trạng cơ thể tiết ra quá nhiều hormon nam dẫn đến kinh nguyệt không đều, vô sinh, mụn trứng cá và hói đầu. Rậm lông do có nhiều nội tiết testosterone: rậm lông là tình trạng cơ thể mọc nhiều lông trên mặt, ngực, bụng và lưng. Tình trạng này xảy ra do hormon nam tăng quá mức và cũng có thể dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang. Bên cạnh đó, mất cân bằng nội tiết tố còn do các nguyên nhân khác như: Sảy thai Mang đa sinh Khối u buồng trứng Suy sinh dục nữ 5.CÁC CÁCH CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ NỮ Ngủ đủ giấc: Việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ giúp cơ thể duy trì mức độ nồng độ nội tiết tố ổn định. Hạn chế rượu bia: Rượu có thể làm tăng mức estrogen nhưng nếu điều này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tập thể dục vừa phải: Tập thể dục vừa phải có thể giúp cân bằng năng lượng có được từ thức ăn và lượng mỡ trong cơ thể. Nhờ đó, bạn cũng có thể ngủ ngon hơn giúp cân bằng nội tiết tố tốt hơn. Kiểm soát căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline. Khi các hormone gây căng thẳng tăng quá mức có thể làm mất cân bằng nội tiết tố nữ. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Việc có một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cân bằng nội tiết tố tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có đường. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
Th 07
Mãn kinh là giai đoạn mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua trong cuộc đời. Trong giai đoạn này, buồng trứng đã ngừng hoạt động và phụ nữ sẽ mất kinh nguyệt. Dù là một thời kỳ rất quan trọng nhưng vẫn còn rất nhiều người có suy nghĩ sai về tuổi mãn kinh ở phụ nữ. 1.ĐỘ TUỔI MÃN KINH Ở PHỤ NỮ THƯỜNG BẮT ĐẦU Ở TUỔI 50? Mặc dù độ tuổi mãn kinh của phụ nữ thường dao động trong khoảng 50-55 tuổi, tuy nhiên bạn có thể bước vào giai đoạn mãn kinh từ rất sớm (ngoài 30 tuổi) hoặc rất trễ (sau 60 tuổi). Thực tế tuổi mãn kinh ở phụ nữ không phải một con số cố định, nó khác nhau ở mỗi người. Nếu không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong vòng 12 tháng, bạn chắc chắn đã bước vào thời kỳ mãn kinh. 2.GIAI ĐOẠN MÃN KINH THƯỜNG CHỈ KÉO DÀI 1-2 NĂM NÊN KHÔNG CẦN ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG Trên thực tế, cơ thể chúng ta mất khá nhiều thời gian mới chuyển hẳn sang giai đoạn mãn kinh, quá trình chuyển đổi này thường được gọi là tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt của bạn bắt đầu xuất hiện không đều đặn và chu kỳ kinh cũng không kéo dài như trước. Chức năng của buồng trứng bắt đầu suy giảm, từ đó dẫn đến tình trạng thay đổi một số hormon như estrogen và progesterone. Chính sự thay đổi nội tiết tố này gây nên một số triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi, khô âm đạo, khó chịu và thay đổi tâm trạng. Nói cách khác, bạn có thể gặp triệu chứng tiền mãn kinh trong nhiều năm trước khi thật sự bước vào giai đoạn mãn kinh, giai đoạn này kéo dài suốt cuộc đời còn lại của bạn. Nếu các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý…. bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn và điều trị. 3.PHỤ NỮ MÃN KINH RẤT DỄ TĂNG CÂN? Mặc dù việc tăng cân không mong muốn rất dễ xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh, tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể tránh được. Khi bước sang giai đoạn này, nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm nhanh, từ đó dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Trong giai đoạn này, cơ thể kích hoạt cơ chế tự bảo vệ bằng cách tích trữ lại chất béo, đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Do đó, nếu muốn duy trì cân nặng ổn định, bạn cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên nhằm giúp cân bằng lượng hormon trong cơ thể. 4.MÃN KINH DẪN ĐẾN LOÃNG XƯƠNG Trên thực tế, tình trạng mãn kinh không có mối liên hệ trực tiếp nào với loãng xương. Thông thường, phụ nữ lớn tuổi (trùng với thời kỳ mãn kinh) thường mất đi 10% khối lượng xương của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng hiểu lầm là mãn kinh dẫn đến loãng xương. Tuy nhiên, nếu gia đình có tiền sử loãng xương cộng với việc bạn có chế độ ăn và lối sống không kiểm soát, nguy cơ loãng xương của bạn có thể tăng lên gấp 2 lần. Bằng cách giảm căng thẳng, thực hiện các bài tập thể dục và duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tình trạng loãng xương. 5.THỜI KỲ MÃN KINH PHỤ NỮ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG RẤT LỚN ĐẾN ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC Phụ nữ vẫn có thể tận hưởng đời sống tình dục của mình ở tuổi 30-90. Tuy nhiên, do mất cân bằng nội tiết nên ham muốn tình dục ở phái nữ giảm dần khi càng lớn tuổi. Ngoài ra các yếu tố khác như hiện tượng khô âm đạo, mệt mỏi và khó chịu có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm lại hứng thú của bản thân và tận hưởng cuộc sống tình dục bình thường dù ở độ tuổi nào. Để làm được điều này, bạn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám, đánh giá những ảnh hưởng một cách cụ thể. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra biện pháp phù hợp với bạn. 6.CÓ KINH NGUYỆT CÀNG SỚM THÌ MÃN KINH CÀNG SỚM Mọi người thường lầm tưởng rằng nếu phụ nữ có kinh nguyệt càng sớm thì sẽ mãn kinh càng sớm. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Những người có kinh nguyệt trễ hơn bình thường lại có nhiều khả năng mãn kinh sớm. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi mãn kinh của phụ nữ: Hút thuốc (kể cả hút thuốc thụ động) có thể dẫn đến mãn kinh sớm. Sinh nhiều con cũng là nguyên nhân góp phần làm chậm quá trình mãn kinh. Bạn có thể dự đoán được độ tuổi mãn kinh của mình khi căn cứ vào độ tuổi mãn kinh của mẹ. 7.BỐC HỎA LÀ DẤU HIỆU ĐẦU TIÊN CỦA MÃN KINH Bạn thường bị bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh, tuy nhiên, còn rất nhiều triệu chứng khác có thể báo hiệu quá trình mãn kinh của bạn, bao gồm mất ngủ, tăng cân, rụng tóc, thèm ăn, khó chịu và lo lắng nhiều. Do có quá nhiều dấu hiệu mãn kinh, phụ nữ rất khó xác định rõ và thường nhầm lẫn tình trạng này với rối loạn nội tiết tố thông thường. 8.CHỈ CÓ LIỆU PHÁP HORMON THAY THẾ MỚI GIÚP ĐIỀU TRỊ CHỨNG MÃN KINH Mặc dù liệu pháp hormon thay thế đem lại hiệu quả trong việc giảm biểu hiện của một số triệu chứng thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên cũng có một số cách khác có thể làm giảm tần suất và cường độ của các triệu chứng này, ví dụ như tập thể dục thường xuyên có thể kiểm soát cơn bốc hỏa, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, bạn cần ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ có thể làm các triệu chứng tệ hơn như béo phì, trầm cảm và lo lắng giúp cải thiện đáng kể tình trạng của bạn.