Th 07
Từ xưa đến nay, cỏ cari luôn được biết đến là một dược liệu rất tốt được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền để giúp nâng cao sức khỏe, điều trị, và phòng tránh một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch… Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu thêm về cỏ cari và công dụng tuyệt vời mà dược liệu này mang lại cho con người. 1.CỎ CARI LÀ GÌ? Cỏ cari hay còn gọi là hồ lô ba hay hồ đậu, là loại cây thuộc họ Đậu. Cỏ cari có nguồn gốc từ Đông Âu và 1 số vùng châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và Bắc Phi, nhưng hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới để lấy lá và hạt. Cỏ cari là loại cây thảo mộc mọc hằng năm, cao từ 0,3 đến 0,5m, hoa có màu trắng hoặc vàng, quả chứa các hạt cứng màu nâu. Từ hàng ngàn năm trước, Y học cổ truyền Ấn Độ đã biết sử dụng cỏ cari như một vị thuốc quan trọng điều trị các bệnh về tiêu hóa và niêm mạc. Ngày nay, nhà khoa học phát triển nhiều công dụng của cỏ cari đã được phát hiện, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. 2.THÀNH PHẦN CỦA CỎ CARI Cỏ cari, đặc biệt là hạt có chứa hàm lượng lớn các alkaloid, saponin và flavonoid như: coumarin, fenugreek line, axit nicotinic… Cỏ cari chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng rất phong phú và đa dạng như: các alkaloid, saponin, flavonoid, vitamin và khoáng chất thiết yếu, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. 3.TÁC DỤNG CỦA CỎ CARI LỢI SỮA Prolactin là một hormon do thùy trước tuyến yên tiết ra có khả năng kích thích tuyến vú tăng tiết sữa. Cỏ cari lợi sữa do hạt của cỏ cari có chứa hàm lượng lớn galactogogues có khả năng kích thích thùy trước tuyến yên tăng sản xuất prolactin giúp tăng lượng sữa mẹ. Bên cạnh đó, trong cỏ cari cũng chứa nhiều flavonoid sẽ kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormon oxytocin - 1 hormon có tác dụng làm co các cơ trơn bao quanh các nang sữa, do đó thúc đẩy sữa ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, cỏ cari có chứa nhiều các vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ. Cỏ cari giúp tăng lượng sữa mẹ tiết ra và chất lượng sữa mẹ nên đây là một loại cỏ sữa được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hoặc điều chế các viên uống lợi sữa dồi dào để cung cấp cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT, CHỐNG TIỂU ĐƯỜNG Tăng nồng độ glucose trong máu và rối loạn chuyển hóa glucose là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Glucose trong máu tăng là do sự thiếu hụt hoặc đề kháng insulin (1 hormon peptide được sản xuất bởi các tế bào beta của đảo tụy), dẫn đến giảm sử dụng glucose trong các mô phụ thuộc insulin như gan và các cơ cần insulin để hấp thu glucose. Hạt cỏ cari chứa các alkaloid như nita nine, trigonelline và carpaine có tác dụng kích thích các tế bào beta của đảo tụy tăng tiết insulin giúp các tế bào cơ thể tăng tiếp nhận glucose từ máu, từ đó giảm lượng glucose trong máu. Do đó cỏ cari có tác dụng kiểm soát đường huyết và phòng chống bệnh tiểu đường. NÂNG CAO SỨC KHỎE TIM MẠCH LDL - cholesterol là loại cholesterol chuyên chở hầu hết cholesterol trong cơ thể. Bình thường, hàm lượng LDL - cholesterol trong máu luôn ở trạng thái hằng định, tuy nhiên, khi hàm lượng chất này tăng quá cao trong máu sẽ làm thành động mạch bị lắng đọng mỡ gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim mạch. Cỏ cari chứa nhiều saponin giúp tăng số lượng và hoạt tính của LDL - cholesterol ở màng tế bào giúp liên kết được với nhiều phân tử LDL - cholesterol hơn nên làm giảm lượng LDL - cholesterol trong máu, đồng thời saponin cũng có khả năng tạo phức hợp với acid mật để làm giảm quá trình nhũ hóa các lipid ở ruột, từ đó giảm hấp thu và tăng thải lipid ra ngoài phân, do đó cũng giúp điều chỉnh được lượng LDL - cholesterol trong máu. Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ hòa tan tự nhiên galactomannan có trong hạt cỏ cari cũng giúp giảm lượng LDL - cholesterol bằng cách tạo 1 lớp màng dính trong ruột non để ngăn cholesterol xấu xâm nhập vào máu. Do đó, cỏ cari là một thực phẩm rất tốt trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe tim mạch. CHỐNG TÁO BÓN Hàm lượng chất xơ cao có trong cỏ cari giúp kích thích nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài, do đó cỏ cari có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón. CHỐNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Hạt cỏ cari chứa nhiều flavonoid giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hoại tử, loét niêm mạc, do đó có giá trị phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng. BẢO VỆ GAN Polyphenol và flavonoid có trong hạt cỏ cari có tác dụng bảo vệ tế bào gan tương tự như silymarin, một tác nhân giúp bảo vệ gan bằng cách ngăn chặn sự thay đổi cấu trúc của màng tế bào gan giúp ổn định màng tế bào, đồng thời khôi phục hoạt động của các enzyme giúp bảo vệ gan là ALT và GGT, từ đó giúp gan tránh được các tác nhân gây tổn thương. CHỐNG OXY HÓA Flavonoid có trong cỏ cari đóng vai trò như 1 chất chống oxy hóa có khả năng làm sạch các gốc tự do gây hại cho cơ thể bằng cách đưa thêm một electron vào gốc tự do. Một phân tử gốc tự do khi nhận thêm electron từ một phân tử chống oxy hóa, các gốc tự do trở nên ổn định, và không còn khả năng gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, trong hạt cỏ cari còn rất giàu polyphenol giúp kích thích hoạt tính của các enzyme chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do có hại, bảo vệ tế bào và cơ thể trước tác nhân gây oxy hóa. CHỐNG UNG THƯ Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát được, tuân theo quá trình chết tự nhiên của chúng. Hợp chất protodioscin có trong cỏ cari có khả năng gây ra những thay đổi trong quá trình chết tự nhiên của tế bào, gây ra apoptosis trong tế bào do đó ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào gây ung thư. CHỐNG VIÊM Dịch rỉ viêm chứa các protein huyết tương, các chất trung gian hóa học gây giãn mạch máu, các thành phần của hệ miễn dịch, các tế bào viêm, các tế bào hoại tử… và là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh, gây viêm. Flavonoid trong cỏ cari giúp làm giảm số lượng bạch cầu và protein trong dịch rỉ viêm, ức chế sự tạo thành dịch rỉ viêm, do đó có thể tránh được các phản ứng viêm quá mức gây hại cho mô và các tế bào của cơ thể. Chiết xuất ethanol của cỏ cari giúp giảm nồng độ các yếu tố gây viêm khớp và giảm tình trạng phù nề chân ở bệnh nhân bị viêm khớp. TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG Cỏ cari cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, kali, canxi, photpho… giúp bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại và tăng sức đề kháng. Cỏ cari mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể như: cỏ cari lợi sữa mẹ, nâng cao sức khỏe tiêu hóa và tim mạch, chống ung thư, tiểu đường… Do đó cỏ cari ngày càng được biết đến rộng rãi và được sử dụng nhiều để cải thiện và nâng cao sức khỏe của con người trong cuộc sống.
Th 07
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất sản phẩm chứa vitamin D3K2 với mức giá rát đa dạng. Hãy cùng HADU PHARMA tìm hiểu về hoạt chất này cũng như công dụng của nó nhé! 1.VITAMIN D3K2 LÀ GÌ? Vitamin D3 là một dạng vitamin tan trong chất béo, được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc được bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Như vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cần được sử dụng các sản phẩm chứa vitamin D3 nhất vì sữa mẹ thường có hàm lượng vitamin thấp. Vitamin K2 là một dạng vitamin tan trong dầu, được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm lên men. Vitamin K2 có thể được chia làm nhiều loại khác nhau nhưng quan trọng nhất là MK4 và MK7. Vitamin D3 và K2 đều là những dưỡng chất thiết yếu, rất quan trọng với nhiều hoạt động chức năng của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. 2.CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN D3K2 Vitamin D3 giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và photpho. Trong khi đó vitamin K2 sẽ kích hoạt protein osteocalcin thúc đẩy vận chuyển canxi vào xương, tăng mật độ xương, giữ xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Như vậy vitamin D3 và vitamin K2 rất cần thiết trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, vitamin K2 còn có thể điều chỉnh sự lắng đọng canxi. Vitamin K2 (MK7) kích hoạt matrix GLA protein (MGP) để liên kết với lượng canxi dư thừa ngăn ngừa quá trình vôi hóa trong lòng mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó vitamin K2 còn kích hoạt các protein tham gia vào quá trình đông máu. Riêng vitamin D3 sẽ hỗ trợ chức năng cơ bắp và củng cố hệ thống miễn dịch. BỔ SUNG VITAMIN D3K2 GIÚP HẤP THU TỐI ĐA CANXI Khi mẹ bổ sung vitamin D3K2 cho bé sẽ giúp hấp thụ tối đa lượng canxi có trong cơ thể vào trong xương. Bởi D3 sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi đường tiêu hóa. Vitamin K2 có mặt trong quá trình điều tiết sản xuất protein miễn dịch. BỔ SUNG VITAMIN D3K2 GIÚP TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG Vitamin D3K2 khi được bổ sung đầy đủ sẽ có tác dụng cải thiện và hỗ trợ quá trình hấp thu canxi vào trong xương và răng. Từ đó giúp hệ xương chắc khỏe, bé cao lớn khỏe mạnh hơn. 3.LƯU Ý KHI BỔ SUNG VITAMIN D3K2 CHO BÉ Bổ sung vitamin D3K2 rất tốt cho bé nhưng không vì thế mà ba mẹ lạm dụng. Để đảm bảo an toàn cho bé và phát huy hết công suất của sản phẩm, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: Bổ sung theo đúng liều lượng đã được hướng dẫn, tuyệt đối không bổ sung quá liều để tránh những biến chứng nguy hiểm như suy thận, chán ăn, táo bón, phù nề, khô miệng… Thời điểm thích hợp cho bé bổ sung vitamin D3K2 là khoảng tư 9-11 giờ. Sau bữa ăn khoảng 1 giờ, không bổ sung khi bé đói khiến khả năng hấp thu vào cơ thể bị giảm xuống. Mẹ nên chọn những sản phẩm có sự kết hợp cả vitamin D3 và K2. Mẹ nên cho bé đi khám định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của bé, nên bổ sung thêm những thực phẩm gì ngoài thực đơn hằng ngày? Có cần thiết phải bổ sung vitamin D3K2 không? Nếu cần thì bổ sung liều lượng là bao nhiêu? Tuyệt đối không tự bổ sung vitamin D3K2 khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Th 07
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong tất cả các chức năng của cơ thể. Ăn các thực phẩm lành mạnh và uống vitamin trước khi sinh đầy đủ mỗi ngày, có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Khi mang thai, bạn cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Dinh dưỡng tốt trong thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của mẹ và em bé khỏe mạnh. Một số chất còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh… 1.MỘT SỐ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT CHO MẸ BẦU Axit folic: Axit folic còn gọi là folate, là một loại vitamin rất quan trọng trong thai kỳ. Axit folic có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống thai nhi (dị tật ống thần kinh). Nghiên cứu cho thấy, khiếm khuyết ống thần kinh phát triển trong 28 ngày đầu tiên thụ thai. Do đó, việc bổ sung axit folic trước khi mang thai rất quan trọng. Thông thường, khi mang thai cơ thể bà bầu mỗi ngày cần 600 microgam axit folic. Tuy nhiên, khó có thể đo được lượng axit folic từ thực phẩm hằng ngày. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên uống vitamin dành cho bà bầu hằng ngày với hàm lượng ít nhất là 400 microgam/ ngày từ 1 tháng trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Sắt: Sắt được sử dụng để tạo ra lượng máu bổ sung cho cơ thể mẹ và bé trong thai kỳ. Ngoài việc uống vitamin trước khi sinh có chứa sắt, bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt (như đậu, đậu lăng, ngũ cốc, thịt bò, gà tây, gan và tôm…) và những thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ chất sắt (bao gồm cam, bưởi, dâu tây, bông cải xanh và ớt). Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai và cho con bú là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) khuyến nghị bổ sung hằng ngày là 30-60 mg sắt nguyên tố (300mg sắt sunfat tương đương với 60mg sắt nguyên tố) cùng với axit folic. Điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai như thiếu máu, sinh non, trẻ nhẹ cân và nhiễm trùng sau sinh. Vitamin D: Vitamin D đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, giúp điều chỉnh lượng canxi và photphat trong cơ thể. Những chất dinh dưỡng này giữ cho xương, răng và cơ bắp phát triển. Vitamin D cũng rất cần thiết cho làn da và thị lực khỏe mạnh. Mẹ bầu cần tiêu thụ liều 600IU vitamin D/ ngày. Vitamin D được tổng hợp ở dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mẹ bầu có thể sử dụng chất bổ sung chứa vitamin D và kết hợp với tiêu thụ các thực phẩm sữa tăng cường và ngũ cốc ăn sáng, cá béo (cá hồi, cá thu), dầu gan cá và lòng đỏ trứng… Canxi: Canxi là một khoáng chất giúp hình thành xương và răng của thai nhi. Canxi cũng giúp mẹ bầu duy trì mật độ xương và ngăn ngừa chân tay tê bì, chuột rút do hạ canxi huyết trong thai kỳ. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác nhau như phô mai và sữa chua là nguồn cung cấp canxi tốt nhất. Ngoài bông cải xanh, thực phẩm tăng cường (ngũ cốc, bánh mì và nước trái cây), hạnh nhân và hạt vừng, cá mòi hoặc cá cơm có xương và các loại rau lá xanh đậm… cũng có nhiều canxi. Bà bầu nên bổ sung 1200mg canxi/ ngày thông qua các loại viên uống vitamin với bà bầu. Với những bà bầu không hấp thụ đủ canxi thông qua chế độ ăn uống có thể cần bổ sung liều cao hơn. Vitamin C: Vitamin C cũng rất quan trọng với phụ nữ có thai. Nếu thiếu vitamin C trong thai kỳ, thai nhi có thể không phát triển toàn diện. bà bầu dễ bị chảy máu chân răng, da khô, tóc khô chẻ ngọn, chậm lành vết thương. Việc bổ sung đủ vitamin C giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp xây dựng xương và cơ bắp chắc khỏe. Có thể nhận đủ lượng vitamin C trong các thực phẩm hàng ngày, từ trái cây và nước ép cam quýt, dâu tây, bông cải xanh và cà chua. Nếu chế độ ăn không đủ dinh dưỡng có thể dùng thêm chất bổ sung vitamin C. Lưu ý không nên tự ý dùng bổ sung thêm vitamin C mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Mẹ bầu nên bổ sung đều đặn 110mg vitamin C/ ngày trong suốt thai kỳ để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Vitamin B bao gồm vitamin B1, B2, B6, B9, B12 là những dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ. Những vitamin này cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi, thúc đẩy tầm nhìn tốt, xây dựng nhau thai. Ăn thực phẩm giàu vitamin B bao gồm thịt lợn, thịt gà, chuối, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Ngoài ra mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm: -Choline đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của thai nhi. Choline cũng có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh phổ biến. Mặc dù cơ thể tự sản xuất một số choline nhưng không đủ đáp ứng mọi nhu cầu khi đang mang thai. Choline không có trong hầu hết các loại vitamin dành cho bà bầu. Vì vậy, cần bổ sung 450mg choline mỗi ngày khi mang thai, có trong thịt gà, bò, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành và đậu phộng. -Omega 3 quan trọng cho sự phát triển trí não trước và sau khi sinh. Các nghiên cứu cho thấy Omega 3 có thể làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Hạt lanh (dạng xay hoặc dạng dầu) là nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào. Các nguồn cung cấp Omega 3 khác bao gồm bông cải xanh, dưa đỏ, đậu tây, rau bina, súp lơ trắng và quả óc chó. Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao hơn những loại khác. Thủy ngân là kim loại có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Lưu ý, không ăn cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá marlin, cá cam, cá mập, cá kiếm hoặc cá ngói. Hạn chế cá ngừ trắng. 2.LƯU Ý DÙNG VITAMIN BỔ SUNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI -Vitamin tổng hợp là sự kết hợp của nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau, thường dùng dưới dạng viên nén. Một số loại vitamin tổng hợp được thiết kế đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai và sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu vitamin của bà bầu. Nhưng vitamin tổng hợp không thể thay thế cho một chế độ ăn uống cân bằng. Điều quan trọng là phải ăn uống lành mạnh ngay cả khi đang dùng vitamin tổng hợp. -Một số loại vitamin có thể gây buồn nôn ở phụ nữ có thai. Có thể trao đổi với bác sĩ để đổi loại vitamin khác phù hợp hơn, giảm nguy cơ buồn nôn. -Chất sắt trong vitamin cho bà bầu có thể gây táo bón. Để giảm táo bón, nên ăn nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây (chuối, táo và quả mọng), đậu Lăng và đậu Hà Lan, uống nhiều nước. Đồng thời nên tập thể dục với cường độ vừa phải, khoảng 2,5 giờ mỗi tuần. Ngoài ra có thể dùng thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ. -Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào để đảm bảo vitamin đúng liều lượng, đúng đối tượng và đúng thời gian.
Th 07
Một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Tuy nhiên, thiếu hay thừa vitamin, khoáng chất đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung… 1.VITAMIN A Vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho làn da, mang lại nhiều công dụng như: Ngăn ngừa lão hóa sớm. Bảo vệ da chống lại tác hại của tia cực tím. Thúc đẩy tái tạo tế bào khỏe mạnh. Giúp da sáng và đều màu. Hỗ trợ kiểm soát và loại bỏ mụn trứng cá. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (Bộ Y Tế), lượng vitamin A cần thiết lần lượt cho nam và nữ giới trưởng thành là 600-650mcg và 450-500cmg mỗi ngày. Thiếu vitamin A sẽ khiến da trở nên khô, ngứa và thô ráp. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc cấp hoặc mãn tính với các biểu hiện như vàng da, chóng mặt, đau bụng, nôn. Bổ sung vitamin A tốt nhất từ thực phẩm tươi sống vì dễ hấp thu và ít nguy cơ ngộ độc. Một số thực phẩm giàu vitamin A như các loại trái cây có màu vàng, cam, rau lá xanh… 2.VITAMIN B Vitamin B được biết đến khả năng chống viêm, rất hữu ích với tình trạng da mụn, kích ứng… Vitamin B3 giúp sáng da và đều màu da. Trong khi đó, vitamin B5 giúp tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ da, giữ cho da không bị mất nước, duy trì trạng thái săn chắc. Vitamin B7, hay còn gọi là biotin, cũng rất cần thiết cho da, tóc và móng. Lượng khuyến nghị bổ sung mỗi loại vitamin B sẽ khác nhau. Đối với người trưởng thành, lượng vitamin B3, B5 và biotin cần thiết mỗi ngày lần lượt là 11-12 mg, 5mg, 30mcg. Các vitamin B sẽ tan trong nước và sẽ thải trừ qua nước tiểu. Bổ sung vitamin B qua đường thực phẩm hoặc dùng TPBS theo liều khuyến cáo tương đối an toàn. Tuy nhiên, nếu dùng liều quá cao của một số loại vitamin B nhất định, có thể dẫn đến tác dụng phụ. Ví dụ quá nhiều vitamin B3 gây tăng lượng đường trong máu, do đó người mắc bệnh đái tháo đường cần cẩn trọng khi bổ sung vi chất này: Ngoài ra dư thừa vitamin B3 cũng có thể gây ra huyết áp thấp, mệt mỏi, đau đầu, phát ban, và tổn thương gan. 3.VITAMIN C Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da. Do đó, ngoài thực phẩm tự nhiên, vitamin C còn xuất hiện trong các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm làm đẹp. Theo khuyến cáo, mỗi người trưởng thành cần 85mg vitamin C, tương đương nhu cầu hằng ngày. Việc bổ sung thừa vitamin C cũng có thể dẫn tới nhiều tác hại. Nếu dùng vitamin C kéo dài liều cao, có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, đau đầu, mất ngủ, cản trở hấp thu vitamin A, B12… Do đó cần tham khảo liều lượng khi dùng thực phẩm bổ sung, tránh lạm dụng, tự ý bổ sung khi không cần thiết. 4.VITAMIN E Tương tự vitamin C, vitamin E cũng là một hợp chất chống oxy hóa hiệu quả, có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và giúp tái tạo da. Việc tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng hình thành các gốc tự do, phá vỡ collagen và cấu trúc làn da. Bổ sung vitamin E giúp ngăn chặn những vấn đề này, làm chậm quá trình sản xuất sắc tố melanin, thông qua ức chế hoạt động của một loại enzyme, có tác dụng phòng chống chứng tăng sắc tố da như đồi mồi, tàn nhang, sạm da. Không những thế, vitamin E có tác dụng giữ ẩm và ngăn chặn sự bốc hơi qua da. Liều lượng bổ sung vitamin E hằng ngày là 6,5mg đối với nam giới và 6mg đối với nữ giới. Các thực phẩm dưới đây rất giàu vitamin E: Các loại dầu: dầu hướng dương, đậu nành, dầu mầm lúa mì, dầu ngô. Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hướng dương, quả phỉ, bơ đậu phộng, đậu phộng. Trái cây: kiwi, xoài, cà chua. Rau: rau bina, bông cải xanh. Do các vitamin tan trong dầu được dự trữ trong chất béo, chúng có thể tích tụ trong cơ thể, gây ngộ độc, đặc biệt là khi bạn bổ sung quá nhiều thông qua thực phẩm bổ sung. 5.KẼM Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra các tình trạng liên quan đến mụn như mụn trứng cá, bệnh vảy nến. Kẽm còn bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Khuyến nghị về lượng kẽm hằng ngày là 10mg đối với nam và 8mg đối với nữ. Hàu, thịt bò, các loại đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn bổ sung kẽm dồi dào mà bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn uống để tăng lượng kẽm trong cơ thể. Nên bổ sung kẽm qua thực phẩm. Dùng vitamin tổng hợp với liều lượng kẽm quá cao có thể gây rối loạn tiêu hóa, nôn, cản trở hấp thu sắt. 6.SELEN Selenium là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của da, tóc, móng. Nam giới trưởng thành cần 34mcg và nữ giới cần 26mcg selen mỗi ngày. Bạn có thể thêm hạnh nhân, quả óc chó, lạc, hạt điều vào món salad hoặc trong bữa ăn phụ… để cung cấp kẽm cho cơ thể. Ngoài ra, các loại thịt như thịt bò, thịt heo, các loại cá, trứng,... cũng cung cấp kẽm và các chất dinh dưỡng khác. Ước tính một quả trứng sẽ cung cấp khoảng 20mcg dù được chế biến theo bất kỳ cách nào. Trong khi đó, 85g thịt gà trắng sẽ cung cấp khoảng 22-25mcg selen.