CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

3 BÍ QUYẾT TĂNG CHIỀU CAO TỐI ƯU CHO TRẺ BA MẸ CẦN BIẾT
18

Th 07

3 BÍ QUYẾT TĂNG CHIỀU CAO TỐI ƯU CHO TRẺ BA MẸ CẦN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Mong mỏi trẻ có được chiều cao lý tưởng, nhiều cha mẹ đã tự ý cho trẻ uống thuốc, vitamin, sữa tăng chiều cao… theo quảng cáo trên mạng mà không biết việc làm này như “con dao hai lưỡi”, cần sự kiểm soát chặt chẽ từ các nhà chuyên môn. Để trẻ có chiều cao tối ưu, cha mẹ cần biết 3 bí quyết sau: 1.YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIỀU CAO CỦA TRẺ Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, bao gồm: Gen di truyền: Gen di truyền là một trong những yếu tố quyết định đến chiều cao của một người. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ ảnh hưởng khoảng 23%. Bố mẹ hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao của con trẻ bằng những yếu tố khác. Dinh dưỡng: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến 32% chiều cao của trẻ trong tương lai. Chính vì thế trong giai đoạn vàng dậy thì, bố mẹ nên bổ sung những thực phẩm tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ như thịt, cá, trứng, sữa… Giấc ngủ: Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tâm lý và sinh lý. Do đó bố mẹ dễ dàng nhận thấy những trẻ có giấc ngủ tốt sẽ cao ráo, khỏe mạnh và vui vẻ hơn những trẻ có giấc ngủ kém. Vận động: Vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe của xương và của các mô cơ. Vì thế, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên cho trẻ vận động tích cực, tập luyện thể thao và tăng cường sức khỏe và chiều cao. Giới tính: Cùng một độ tuổi, nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới. Nguyên nhân được các nhà khoa học cho rằng giai đoạn dậy thì của nam giới kéo dài lâu hơn so với nữ giới. 2.CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA TRẺ Giai đoạn trong bào thai là tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ sau khi chào đời và ở tương lai. Khi thai được 4 tháng sẽ bắt đầu hình thành hệ xương phát triển nhanh chóng.  Giai đoạn trẻ vừa chào đời đến 3 tuổi là khoảng thời gian tăng trưởng nhanh nhất. Mỗi năm tùy vào chế độ chăm sóc, trẻ có thể cao hơn 25cm. Giai đoạn từ 3-13 tuổi thời điểm chiều cao tăng trưởng ở mức ổn định. Chiều cao trung bình của trẻ tăng thêm mỗi năm là từ 5-6cm. Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, đây chính là một trong những thời điểm vàng phát triển chiều cao của trẻ. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể cao thêm 8-12cm mỗi năm. Giai đoạn cuối cùng trong thời kỳ phát triển chiều cao của trẻ là sau dậy thì. Khi trẻ đến giai đoạn này thì chiều cao tăng rất chậm, không đáng kể. 3.CÁCH TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ Vì yếu tố di truyền không thể thay đổi nên cha mẹ cần tập trung vào các yếu tố giúp trẻ phát triển chiều cao khác, bao gồm: chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống. Chế độ dinh dưỡng cân bằng Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng 32% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Do đó, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, người mẹ phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, canxi, phospho, axit folic, vitamin D, axit béo không no… Trẻ sau khi sinh cần cần được duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trẻ cần được xây dựng chế độ ăn khoa học theo từng độ tuổi với khẩu phần ăn phù hợp để trẻ được phát triển và tăng chiều cao tối ưu nhất. Nếu trẻ thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, hoặc thừa năng lượng gây tăng cân, béo phì. Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất bột đường (cơm, bánh mì, khoai, ngô), chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ), chất béo (dầu, mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa) cùng các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, mẹ cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi (thường có trong tôm, cua, đậu phụ, các loại rau màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa…) vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Chú ý đến giấc ngủ của trẻ Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, những thói quen hằng ngày cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình tăng chiều cao của trẻ, đặc biệt là giấc ngủ. Hệ xương của trẻ phát triển mạnh vào lúc ngủ, đặc biệt là trong khung 22h-4h sáng hằng ngày, đạt đỉnh nhất vào lúc 0h. Đây là lúc hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất, giúp xương có khả năng tăng hấp thụ canxi. Vì thế, bố mẹ nên tập cho bé thói quen ngủ sớm, trước 21h với trẻ chưa đi học và trước 22h với trẻ đã đi học. Để con được ngủ ngon và sâu giấc, phụ huynh cũng nên chú ý đến không gian phòng ngủ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, gối chăn mềm mại, dễ chịu, quần áo của trẻ cần mặc rộng rãi, thoải mái. Vận động thường xuyên Nên duy trì các bài tập nhảy cao, nhảy xa, đánh xà, bơi… nhằm vươn dài người, kéo căng cơ, kích thích cột sống và các xương phát triển. Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng của cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương, giúp xương vững chắc và phát triển tốt hơn. Thời gian tập luyện với cường độ cao kéo dài 1,5-2 giờ/ ngày có thể làm tăng GH lên 3 lần. Luyện tập thể dục thể thao vào ban ngày giúp tăng GH vào ban đêm. Việc tập luyện cần được duy trì điều độ và tăng cường độ dần theo thời gian, nếu chỉ tập luyện nhẹ nhàng trong một thời gian ngắn hay tập luyện nặng quá lâu thì không thúc đẩy chiều cao. Vì lợi ích như vậy, cha mẹ cần hướng dẫn và tập cho con thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày với những bài tập thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tóm lại: Tăng chiều cao cho con là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Không ít các bà mẹ không nắm được chiều cao của con mình hiện tại so với quy định chung, mà chỉ đua theo những thông tin nghe nói nên cho con uống các thực phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao… việc lạm dụng, tự ý áp dụng các phương pháp này có thể gây hại cho trẻ. Nếu các bậc phụ huynh lo lắng về chiều cao, cân nặng của trẻ thì cần đưa con tới khám chuyên gia dinh dưỡng tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá mức độ phát triển của bé có bình thường không và cần phải bổ sung gì cho bé. Không nên tự ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng mà chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng, để tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ của trẻ, khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để có thể đạt được chiều cao mơ ước.  

SỮA CHỐNG LOÃNG XƯƠNG GIÚP BỔ SUNG DƯỠNG CHẤT GÌ? CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN
18

Th 07

SỮA CHỐNG LOÃNG XƯƠNG GIÚP BỔ SUNG DƯỠNG CHẤT GÌ? CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa chống loãng xương được xem là nguồn bổ sung canxi và vitamin D cần thiết, góp phần xây dựng hệ xương chắc khỏe và rất tốt cho người bị loãng xương. Vậy, những khoáng chất này có vai trò cụ thể với xương như thế nào, bị loãng xương nên uống sữa gì và bao nhiêu là đủ? 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CANXI VÀ VITAMIN D ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG Loãng xương được xem là một căn bệnh thầm lặng thường xuất hiện ở người trung niên và người lớn tuổi. Bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, gãy xương cột sống hoặc xương hông là biến chứng loãng xương nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tàn tật và tăng nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên sau chấn thương. Hiện nay, loãng xương không còn được xem là căn bệnh của người lớn tuổi nữa mà đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nếu ăn uống kém khoa học và không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời gian dài thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương sẽ ngày càng tăng cao. Xương lưu trữ những khoáng chất quan trọng như canxi, photpho để cốt hóa, có như vậy xương mới đặc và chắc khỏe. Nhưng xương muốn hấp thu canxi và photpho cần phải có vitamin D3 hoạt hóa. Nếu không có đủ những chất này, xương có thể trở nên mỏng giòn, dễ gãy và cản trở việc hình thành xương mới chắc khỏe hơn. Một chế độ ăn đủ hàm lượng vitamin D và canxi giúp phòng ngừa bệnh loãng xương, nhất là khi tuổi tác càng lớn. Bên cạnh đó, việc tích lũy các chất này đầy đủ từ khi còn trẻ cũng giúp hạn chế nguy cơ loãng xương về sau này. Vì vậy, bạn nên tăng cường nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa chống loãng xương và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), rau xanh (cải thìa, cải xoăn), đậu nành, bông cải xanh, cam, cá mòi, cá hồi có xương. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm khoảng 1200mg canxi và từ 1000IU đến 4000IU vitamin D3 mỗi ngày, tùy theo chế độ ăn uống và sinh hoạt. 2.SỮA CHỐNG LOÃNG XƯƠNG GIÚP BỔ SUNG NHỮNG DƯỠNG CHẤT GÌ? Để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm canxi, photpho và vitamin D tốt cho hệ xương khớp thông qua việc sử dụng sữa chống loãng xương hằng ngày. Các cuộc nghiên cứu gần đây ở người lớn chứng minh rằng tiêu thụ các thực phẩm từ sữa giàu canxi như sữa chống loãng xương, phô mai hoặc sữa chua là giảm quá trình mất xương do tuổi tác và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương do loãng xương. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy sữa góp phần bổ sung dinh dưỡng và có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, đột quỵ, các bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư (đại trực tràng, bàng quang, dạ dày, vú). Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định sử dụng sữa chống loãng xương. Mặc dù sữa tốt nhưng không nên uống nhiều hơn 3 ly sữa mỗi ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nếu bạn muốn uống sữa để giúp xương chắc khỏe thì chỉ giới hạn trong tối đa 3 ly mỗi ngày. 3.SỮA CHỐNG LOÃNG XƯƠNG LOẠI NÀO TỐT? TIÊU CHÍ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN Loãng xương nên uống sữa gì? Trên thị trường hiện nay, sữa chống loãng xương rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả và thành phần. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị loãng xương và muốn lựa chọn một loại sữa chống loãng xương tốt thì hãy quan tâm đến các tiêu chí dưới đây: Thành phần sữa chứa các khoáng chất cần thiết như canxi, các loại vitamin, photpho… tốt cho sức khỏe của hệ xương khớp. Thành phần trong sữa nên chứa ít đường hoặc không đường. Bởi hầu hết người bị loãng xương đều là người lớn tuổi và việc nạp quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Chọn loại sữa ít béo hoặc thành phần trong sữa chứa các chất béo tốt cho hệ tim mạch. Chọn loại sữa có hương vị phù hợp với sở thích của bệnh nhân, giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng.  

CHĂM SÓC NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2: NHỮNG BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG
17

Th 07

CHĂM SÓC NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2: NHỮNG BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG

  • admin
  • 0 bình luận

Hẳn nhiều người sẽ rơi vào trạng thái sa sút tinh thần khi hay tin mình mắc phải đái tháo đường type 2. Nhất là khi bệnh này được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi những giai đoạn diễn tiến của bệnh lặng lẽ nhưng để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tận hưởng cuộc sống vui vẻ hạnh phúc nếu có kế hoạch chăm sóc và kiểm soát các biến chứng hợp lý. Đái tháo đường type 2 là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả khiến cho nồng độ glucose trong máu tăng vọt. Tình trạng này nếu kéo dài mà không có sự can thiệp gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, mạch máu và các dây thần kinh. Theo đó người mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ thì nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. 1.KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG DỰA TRÊN THÓI QUEN SINH HOẠT HẰNG NGÀY Thay đổi chế độ ăn theo hướng tích cực Có thể nói, dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, bất kỳ loại thực phẩm nào bạn tiêu thụ cũng đều có ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Để an tâm, bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách lên thực đơn hằng ngày. Ngoài yếu tố trên, bạn cũng cần chú ý hơn nữa đến vấn đề cân đối các nhóm chất dinh dưỡng thông qua việc ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm. Lời khuyên là hãy cắt giảm thực phẩm nhiều đường, bột, thay vào đó bổ sung nhiều rau xanh xen kẽ giữa các bữa ăn để giảm bớt cơn đói. Về khẩu phần ăn, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm hấp thụ quá nhiều đường một lúc. Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, và dùng bữa đúng giờ để tránh làm thay đổi chỉ số glucose máu đột ngột. Để đường huyết ổn định, cuộc sống cân bằng, bạn nên dùng sữa dành riêng cho người đái tháo đường. Ưu tiên chọn sữa đã được chứng minh lâm sàng cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng khuyến cáo về dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường của hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ và châu Âu. Sản phẩm với công thức đặc chế hệ bột đường giải phóng chậm nên có tác dụng làm tăng tốc độ hấp thu đường vào máu giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân và vòng eo. Bạn có thể dùng sữa thay thế hoàn toàn bữa ăn chính hoặc phụ. Quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi Ông bà ta thường nói ăn được ngủ được là tiên để nói lên vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe. Đặc biệt trong các khuyến cáo về chăm sóc người bệnh tiểu đường, hầu hết các chuyên gia đều khuyên bệnh nhân nên ngủ ít nhất từ 7-8 giờ mỗi ngày. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt, giảm được chứng thèm ăn, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu và cải thiện khả năng hoạt động của insulin.  Ngược lại, bệnh sẽ diễn tiến xấu nếu bạn rơi vào trạng thái thiếu ngủ, mất ngủ hay gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu không phát hiện sớm kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp. Để ngon giấc, hãy đặt ra giờ ngủ cố định, tránh dùng rượu bia hoặc chất kích thích hoặc suy nghĩ quá nhiều. Người bệnh đái tháo đường chia sẻ họ ngủ ngon hơn khi tạm xa các thiết bị điện tử 1 giờ trước khi lên giường. Kiểm tra mức đường huyết Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hoàn chỉnh không thể thiếu bước kiểm tra mức đường huyết mỗi ngày. Việc này có ý nghĩa giúp người bệnh quản lý chế độ dinh dưỡng, phòng tránh được nguy cơ bị hạ hoặc tăng đường huyết gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hơn nữa, thông qua việc theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà, người bệnh cũng có thể điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, luyện tập cho phù hợp. Tránh lối sống tĩnh tại Vận động là một trong những việc nên làm trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa luyện tập thể dục với chế độ ăn hợp lý là cách giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người bệnh đái tháo đường có thể chọn các hình thức vận động phù hợp như đi bộ, leo cầu thang, hoặc động tác yoga giúp cân bằng các hoạt động của cơ thể. Những gợi ý nêu trên cũng khá phù hợp với dân văn phòng hoặc những đối tượng mà tính chất công việc phải ngồi thường xuyên và không có thời gian đến phòng tập. Bạn cần chú ý rằng, việc luyện tập ở chế độ vừa phải, phù hợp với thể trạng người bệnh sẽ mang lại hiệu quả tích cực, trái lại nếu tập không đúng, bệnh nhân có thể đối mặt với hàng loạt nguy cơ như: đau ngực do gắng sức, tổn thương gân, xương, khớp… Lời khuyên là bạn không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn chính và cũng không tập vào thời điểm quá xa bữa ăn vì nguy cơ hạ đường huyết lúc này rất cao. Trong quá trình luyện tập bạn nên mang theo bánh kẹo… để phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết. Lưu ý người bệnh đái tháo đường đã có biến chứng hoặc bệnh lý đi kèm phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập. Kiểm tra bàn chân Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng cho cơ thể, thường gặp nhất là những vấn đề ở bàn chân. Đây là hậu quả của nhiều tổn thương phức tạp khác nhau bao gồm: Bệnh thần kinh ngoại biên: người bệnh giảm và mất dần cảm giác ở bàn chân. Bệnh động mạch ngoại biên: người bệnh dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị tắc, hẹp làm giảm lưu lượng máu đến chân. Nhiễm trùng: lượng đường trong máu cao khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn, hệ quả là vết thương ở chân lâu lành. Chính vì nguyên nhân rối loạn cảm giác và giảm tưới máu lên chân nên bệnh nhân đái tháo đường type 2 dễ gặp phải những tình trạng như: nấm da chân, nấm móng, xuất hiện các vết chai sần, loét bàn chân (thường gặp ở những vị trí hay bị tì đè nhiều như gan bàn chân, đầu ngón chân), ngón chân khoằm, móng chân mọc ngược. Từ những vấn đề trên, để chăm sóc bàn chân, bản thân người bệnh và người nhà phải: Kiểm tra bàn chân hằng ngày xem có bất kỳ tổn thương nào hay không. Vệ sinh bàn chân sạch sẽ bằng cách rửa với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ mỗi ngày. Chú ý tránh ngâm chân quá lâu, sau mỗi lần vệ sinh phải lau khô, đặc biệt là các kẽ chân. Luôn mang giày, dép đúng cỡ, mềm mại kể cả ở trong nhà. Nếu sử dụng giày, những loại tất vớ đi kèm phải đảm bảo vừa vặn và co giãn tốt. Cắt móng chân gọn gàng và thường xuyên. 2.CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THÔNG QUA NHỮNG BUỔI KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ Ngoài những lưu ý trong thói quen sinh hoạt hằng ngày, người bệnh đái tháo đường type 2 cũng cần quan tâm đến những buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm: Xét nghiệm HbA1c Xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra lượng glucose gắn liền với hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Theo đó, người mắc bệnh đái tháo đường thì mức glucose gắn liền với hemoglobin sẽ cao hơn bình thường. Chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết của người bệnh trong 3 tháng gần nhất. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp. HbA1c nếu dưới 6% nghĩa là nồng độ glucose máu đang được kiểm soát tốt, không có sự phát triển về các biến chứng ở mắt, thận, tim mạch thần kinh… Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường type 2, nếu không có chỉ định đặc biệt, hầu hết người bệnh sẽ được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm HbA1c khoảng 3-4 lần/ năm. Khám răng Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng, trong đó có cả bệnh răng miệng. Lý do vì lượng đường huyết tăng cao gây tổn thương các vi mạch, từ đó giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng. Hơn nữa, hàm lượng đường trong nước bọt của người đái tháo đường thường sẽ cao hơn so với người bình thường. Điều này tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Lúc này vi khuẩn sẽ kết hợp với thức ăn trong miệng hình thành nên các mảng bám, gây ra vấn đề sâu răng, viêm nướu… Để những vấn đề trên không xảy ra, người bệnh cần: Đánh răng kỹ sau mỗi khi ăn. Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần ngay cả khi không có biểu hiện gì bất thường. Hạn chế tiêu thụ thức ăn rắn, nhiều đường và tinh bột. Tránh thói quen hút thuốc lá vì điều này làm tăng nguy cơ bệnh răng miệng. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thay vì dùng tăm xỉa răng. Dùng nước muối sinh lý súc miệng sau mỗi bữa ăn. Khám mắt Theo nhiều nghiên cứu, đường huyết tăng cao có thể dẫn đến các bệnh lý như đục thủy tinh thể, bệnh glaucoma hay còn gọi là cườm nước thậm chí là tổn thương võng mạc. Do đó, đối với người bệnh tiểu đường type 2, việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt là điều hết sức cần thiết. Vì những vấn đề trên, Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ khiến người bệnh nên đi kiểm tra mắt ngay khi biết mình mắc bệnh. Bởi lẽ ức 5 người tiểu đường thì có 1 người gặp phải các bệnh về mắt vừa liệt kê. Để phòng tránh các biến chứng ở mắt, người bệnh cần cố gắng giữ đường huyết ở mức ổn định, nên khám mắt định kỳ tối thiểu 1 lần/ năm. Riêng phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên khám nhãn khoa mỗi 3 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào lạ xảy ra, bạn hãy lập tức đến bệnh viện ngay. Tiêm vắc xin Tiêm vắc xin cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường lâu dài. Bởi lẽ, việc này sẽ giúp bệnh nhân đối chọi với tất cả các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Nên nhớ rằng, bệnh tiểu đường khiến khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu, vì thế người bệnh có nguy cơ dễ mắc phải bệnh truyền nhiễm. Nếu chẳng may nhiễm phải, tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng hoặc thậm chí tử vong là rất cao. Những loại vắc xin mà người bệnh tiểu đường cần tiêm phòng là vắc xin cúm, phế cầu khuẩn, viêm gan siêu vi B, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyến cáo bệnh nhân tiêm phòng vắc xin thủy đậu, Zoster. 3.KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, BẢO VỆ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHỎI CĂNG THẲNG  Căng thẳng, mệt mỏi là trở ngại lớn nhất đối với việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Theo đó, khi cơ thể và tâm trí đang trong trạng thái căng thẳng, các hormone như adrenaline và cortisol được bài tiết dẫn đến làm tăng lượng đường huyết. Bên cạnh đó, tính kháng insulin cũng được đẩy mạnh. Vì thế, để xua tan căng thẳng, dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể thực hiện: Cần cởi mở hơn trong giao tiếp Việc phải sống chung với bệnh đái tháo đường là bệnh không hề đơn giản. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy có quá nhiều áp lực đặt lên vai mình. Nhưng đừng vì thế mà giữ yên trong lòng, hãy chia sẻ gánh nặng của bạn với người thân. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mọi người quan tâm đến bạn hơn bạn nghĩ đấy. Nuôi thú cưng Việc mắc bệnh tiểu đường rất dễ khiến bạn cảm thấy cô đơn, nếu tình trạng này lâu dài có thể dẫn đến vấn đề trầm cảm rất nguy hại. Để tránh điều này, bạn hãy chăm sóc một chú cún hay bất kỳ thú cưng nào mà mình thích. Việc có người bầu bạn là một ý tưởng rất hay để loại bỏ sự cô đơn. Hòa mình vào thiên nhiên Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc dạo bộ dưới tán cây có tác dụng làm giảm nồng độ hormone gây căng thẳng, điều hòa nhịp tim và huyết áp rất tốt. Bản thân bệnh nhân hay người chăm sóc người bệnh tiểu đường nên quan tâm nhiều hơn đến việc này.  

9 LOẠI HẠT TỐT CHO SỨC KHỎE MẮT
17

Th 07

9 LOẠI HẠT TỐT CHO SỨC KHỎE MẮT

  • admin
  • 0 bình luận

Các loại hạt không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tăng năng lượng protein, chất xơ, chất béo có lợi cho tim. Tuy nhiên, có rất nhiều loại hạt khiến người tiêu dùng quá băn khoăn, nên ăn hạt gì hằng ngày, ăn loại hạt nào tốt nhất để giảm cân, tốt cho tim mạch hoặc tiêu hóa tốt hơn? Nhiều loại hạt có thể ăn được và chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cũng như lợi ích sức khỏe. Hạt hướng dương, hạt cây gai dầu và hạt chia chỉ là một vài ví dụ về hạt dinh dưỡng có thể dễ dàng thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tìm hiểu lợi ích dưới đây của các loại hạt: 1.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÁC LOẠI HẠT Hỗ trợ mục tiêu giảm cân Việc kết hợp nhiều loại hạt tốt cho sức khỏe để giảm cân vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích hơn. Điều này là do hạt vừa là thực phẩm giàu chất xơ, vừa giàu protein, cả hai đều là chìa khóa để thúc đẩy giảm cân lành mạnh. Chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa một cách chậm rãi giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Trong khi đó, protein có tác dụng làm giảm lượng ghrelin, một loại hormon kích thích cảm giác đói trong cơ thể. Trong một nghiên cứu năm 2017 ở Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu thụ hạt chia như một phần của bữa ăn nhẹ vào buổi sáng giúp làm tăng cảm giác no, giảm cảm giác đói, giảm cảm giác thèm đồ ăn có đường, tất cả đều dẫn đến khả năng giảm cân. Các loại hạt còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể và sức khỏe tim mạch. Ăn các loại hạt giúp chúng ta có cảm giác no lâu hơn, vì thế sẽ hạn chế được việc ăn vặt thường xuyên, từ đó có thể giúp giảm cân, tuy nhiên cũng cần ăn đúng cách. Ăn hạt tăng cường sức khỏe tiêu hóa Nhìn chung những loại hạt tốt cho sức khỏe nhất thường có nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng đóng vai trò trung tâm với sức khỏe hệ tiêu hóa. Nó không chỉ làm tăng lượng phân để thúc đẩy sự đều đặn mà chất xơ còn được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh như trĩ, viêm túi thừa, loét đường ruột và táo bón. Chất xơ cũng giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột, có thể tác động rất lớn đến chức năng miễn dịch, sức khỏe tâm thần, sự hấp thu chất dinh dưỡng… Ăn hạt điều hòa lượng đường trong máu Chất xơ có trong hạt giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ổn định lượng đường trong máu để ngăn ngừa tình trạng tăng đột ngột và giảm đột ngột. Điều này không chỉ có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng của bệnh đái tháo đường mà còn bảo vệ chống lại sự phát triển của các bệnh mãn tính như bệnh tim. Một số loại hạt, chẳng hạn như hạt lanh cũng đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy insulin. Điều này cho phép insulin hoạt động hiệu quả hơn trong cơ thể để giữ lượng đường ổn định trong máu. Chống lại sự hình thành gốc tự do Hầu hết các loại hạt tốt cho sức khỏe đều chứa mangan, một vi chất dinh dưỡng quan trọng đóng vai trò tốt cho sức khỏe. Không chỉ được sử dụng như một đồng yếu tố cho nhiều enzyme trong cơ thể, mangan còn hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để chống lại các gốc tự do bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa. Điều này có tác động tốt đến sức khỏe, góp phần ngăn ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch, đái tháo đường. Nguồn protein thực vật tốt Thêm một vài khẩu phần hạt tốt nhất cho sức khỏe vào chế độ ăn uống làm tăng lượng protein từ thực vật giúp đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Protein rất quan trọng để chữa lành vết thương và sửa chữa mô, chức năng miễn dịch, tăng trưởng cơ bắp. Không nhận đủ chất đạm trong chế độ ăn uống gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng, thèm ăn hơn và chậm phát triển. Mặc dù hàm lượng protein các loại hạt khác nhau nhưng hầu hết các loại hạt đều cung cấp khoảng 5 đến 10g protein trong mỗi khẩu phần ăn. Ăn hạt cực kỳ giàu chất dinh dưỡng Ngoài việc cung cấp một lượng lớn cả protein và chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn, hạt còn cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng khác. Ví dụ, hạt cây gai dầu là nguồn cung cấp mangan, vitamin E tuyệt vời, trong khi hạt vừng rất giàu đồng và canxi. Một điểm chung của các loại hạt là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. 2.NÊN ĂN HẠT NÀO TỐT CHO SỨC KHỎE? Thêm nhiều hạt vào chế độ ăn uống là cách dễ dàng để bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cho cơ thể hằng ngày. Vậy nên ăn những loại hạt nào tốt cho sức khỏe nhất? Dưới đây là 9 loại hạt tốt nhất cho sức khỏe, cùng với một số lợi ích sức khỏe chính tốt nhất mà những loại hạt dưới đây mang lại. Hạt lanh Hạt lanh là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời cũng như các vi chất dinh dưỡng quan trọng như mangan, thiamin, magie. Lợi ích của hạt lanh bao gồm: Hỗ trợ tiêu hóa. Hỗ trợ nỗ lực giảm cân. Tăng cảm giác no. Giàu mangan tạo xương. Tăng cường sức khỏe não bộ. Hạt gai dầu Hạt gai dầu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài việc cung cấp một lượng lớn protein và chất béo lành mạnh, hạt cây gai dầu còn chứa mangan, vitamin E và magie. Lợi ích của hạt gai dầu bao gồm: Tăng cường chất chống oxy hóa. Bảo vệ chống lại mãn tính. Hỗ trợ sức khỏe làn da. Giàu chất béo có lợi cho tim. Thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp. Hạt bí ngô Hạt bí ngô không chỉ chứa nhiều chất béo và protein lành mạnh mà còn giàu mangan, magie và photpho. Lợi ích của hạt bí ngô bao gồm: Nguồn chất chống oxy hóa tốt. Tốt cho tiêu hóa. Bữa ăn nhẹ nhanh chóng và tiện lợi. Hàm lượng protein thực vật cao. Giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Hạt hướng dương Thêm hạt hướng dương vào chế độ ăn uống của bạn là một cách dễ dàng để tăng lượng vitamin E, thiamin và mangan. Lợi ích của hạt hướng dương bao gồm: Đồ ăn nhẹ tiện lợi. Giữ làn da khỏe mạnh.  Giảm viêm. Duy trì mức cholesterol khỏe mạnh. Giảm lượng đường trong máu. Hạt chia So với các loại hạt khác, hạt chia là một trong những nguồn giàu chất xơ tốt nhất. Chúng cung cấp một lượng lớn mangan, photpho, canxi, cũng như protein và chất béo có lợi cho tim. Lợi ích của hạt chia bao gồm: Hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Hàm lượng protein thực vật cao. Tăng cường xương. Cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngăn ngừa táo bón. Hạt mè (vừng) Hạt vừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như đồng, mangan, canxi và magie. Lợi ích của hạt vừng bao gồm: Thúc đẩy sự hình thành tế bào khỏe mạnh. Tăng cường xương.  Giảm huyết áp. Bảo vệ chống thiếu máu. Hạt thông Hạt thông là nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời, hạt thông còn chứa nhiều vitamin K, đồng và magie. Lợi ích của hạt thông bao gồm: Hỗ trợ chức năng não. Duy trì quá trình đông máu khỏe mạnh. Giữ cho xương chắc khỏe. Cải thiện sự hấp thụ sắt. Hạt diêm mạch (quiona) Quiona thường có thể được tìm thấy trong danh sách các loại hạt và ngũ cốc tốt cho sức khỏe vì nó được chế biến và tiêu thụ dưới dạng ngũ cốc nhưng thực tế được coi là một loại hạt ăn được. Lợi ích của hạt diêm mạch bao gồm: Protein hoàn chỉnh từ thực vật. Nguồn vitamin B tốt. Hỗ trợ tiêu hóa. Giàu chất sắt. Thúc đẩy chức năng cơ và thần kinh. Hạt lựu Hạt lựu có lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều chất xơ, vitamin K và vitamin C. Lợi ích của hạt lựu bao gồm: Duy trì quá trình đông máu bình thường. Tăng cường chức năng miễn dịch. Giàu chất chống oxy hóa. Hỗ trợ quản lý cân nặng. Ngăn ngừa táo bón. 3.LƯU Ý KHI ĂN HẠT Nếu bạn bị dị ứng hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi ăn một số loại hạt, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm như nổi mề đay, ngứa hoặc phát ban thường có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Giống như bất kỳ loại thực phẩm giàu chất xơ nào, điều quan trọng là bạn phải tăng lượng ăn vào một cách từ từ để ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi hoặc táo bón. Hãy nhớ uống nhiều nước, điều này giúp thúc đẩy quá trình vận chuyển thức ăn qua cơ thể và giữ đủ nước cho cơ thể. Lưu ý, việc thêm một hoặc hai khẩu phần hạt vào chế độ ăn chắc chắn có thể có lợi nhưng nó khó có thể có nhiều tác động trừ khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Do đó, các loại hạt tốt cho sức khỏe, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh để tối đa hóa lợi ích sức khỏe.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: