Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.
Thực phẩm nguyên chất luôn được khuyến khích là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nhiều người không hấp thụ đủ lượng khuyến nghị. Đôi khi ngay cả những người có thói quen ăn uống lành mạnh cũng khó tiêu thụ đủ lượng trái cây, rau và các thực phẩm lành mạnh khác mà cơ thể cần. Trong trường hợp này, các thực phẩm bổ sung có thể lấp đầy khoảng trống.
1.VITAMIN TỔNG HỢP VÀ KHOÁNG CHẤT
Vitamin và khoáng chất với liều lượng thích hợp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc bổ sung vitamin và khoáng chất phòng ngừa bệnh tim. Bổ sung vitamin và khoáng chất thường an toàn, ít tốn kém đồng thời mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
2.COENZYME (CoQ10)
CoEnzyme Q10 là một chất tương tự vitamin. Nó có trong mọi tế bào của cơ thể. Cơ thể tạo ra CoQ10 và các tế bào sử dụng nó để sản xuất năng lượng mà cơ thể cần để tăng trưởng và duy trì tế bào. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do các phân tử có hại gây ra. CoQ10 có sẵn tự nhiên với lượng nhỏ trong nhiều loại thực phẩm nhưng hàm lượng đặc biệt cao trong các loại nội tạng như tim, gan, thận cũng như thịt bò, dầu đậu nành, cá mòi, cá thu và đậu phộng.
CoEnzyme Q10 giúp các enzyme hoạt động để bảo vệ tim và cơ xương. CoQ10 cũng được cho là giúp điều trị suy tim, cũng như tăng cường năng lượng và tăng tốc độ phục hồi sau khi tập luyện thể thao cường độ cao. Một số người dùng nó để giảm tác dụng của một số loại thuốc nhất định với tim, cơ và các cơ quan khác.
3.THỰC PHẨM BỔ SUNG CHẤT XƠ
Cách tốt nhất để có chất xơ là từ thực phẩm. Tuy nhiên, nếu không đưa đủ thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống và chọn sử dụng bổ sung chất xơ, hãy chọn loại sản phẩm có nhiều chất xơ khác nhau - cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Khi dùng chất bổ sung chất xơ, hãy đảm bảo giữ đủ nước.
Nếu chọn dùng bổ sung chất xơ, hãy đảm bảo rằng không mua phải chất bổ sung nhuận tràng. Nhãn trên cả hai chất bổ sung có thể ghi là điều chỉnh mô hình ruột. Chất xơ từ cây mã đề có thể giúp làm giảm cholesterol khi sử dụng cùng với chế độ ăn ít cholesterol và chất béo bão hòa.
4.ACID BÉO OMEGA 3
Acid béo không bão hòa đa Omega 3 có trong dầu từ một số loại cá, các nguồn thực vật khác như hạt, rau. Các acid này không được cơ thể tạo ra và phải được tiêu thụ trong chế độ ăn uống hoặc thông qua các chất bổ sung, thường là dầu cá.
Acid béo không bão hòa đa Omega 3 hoạt động bằng cách làm giảm sản xuất triglyceride của cơ thể. Nồng độ triglyceride cao có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, bệnh tim và đột quỵ. Acid béo không bão hòa đa Omega 3 được sử dụng cùng với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu.
Trong một nghiên cứu mù đôi về bệnh nhân suy tim mạn tính, việc bổ sung dầu cá dẫn đến sự giảm nhỏ nhưng có ý nghĩa thống kê về số bệnh nhân tử vong hoặc nhập viện vì lý do tim mạch. Trong một thí nghiệm mù đôi khác, việc bổ sung dầu cá đã cải thiện chức năng tim và giảm số lần nhập viện ở một số bệnh nhân.
5.MAGIE
Nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ magie thấp có thể là yếu tố dự báo bệnh tim. Nồng độ magie thấp có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, tích tụ mảng bám động mạch, vôi hóa mô mềm, tăng mỡ máu và xơ cứng động mạch.
Những bệnh nhân mắc bệnh thận cần cẩn thận khi bổ sung magie và nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung chứa magie.
6.L-CARNITINE
L-carnitine là một loại acid amin cần thiết để vận chuyển chất béo và các ty thể (nơi chất béo được chuyển hóa thành năng lượng trong tế bào). Sản xuất năng lượng đầy đủ là điều cần thiết cho chức năng tim hoạt động bình thường.
Một số nghiên cứu sử dụng L-cartinine cho thấy chức năng tim được cải thiện và các triệu chứng đau thắt ngực giảm. Những người bị suy tim sung huyết không cung cấp đủ oxy cho tim, có nguy cơ gây tổn thương tim. Có thể giảm tổn thương này bằng cách bổ sung L-cartinine cũng góp phần giúp làm giảm tổn thương và biến chứng sau cơn đau tim.