Để cơ thể có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh, cơ thể cần được cung cấp rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau, trong đó có cả vi chất dinh dưỡng.
Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi hoạt động sống.
Phần lớn vi chất dinh dưỡng không tự tổng hợp được mà cơ thể cần bổ sung qua các loại thực phẩm.
Vậy vi chất dinh dưỡng là gì?
Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1.VI CHẤT DINH DƯỠNG LÀ GÌ?
Vi chất dinh dưỡng (vi lượng) là những nhóm chất thiết yếu đối với cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức khỏe và tham gia vào một số quá trình khác.
Vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin (B,B,C,D,E,K…) và các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, canxi, photpho, i ốt. Tuy cơ thể cần vi chất dinh dưỡng ít hơn so với nhóm chất dinh dưỡng đa lượng (protein, chất béo, carbohydrate), nhưng nếu thiếu hụt sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thiếu chất và các bệnh về còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, bệnh về mắt hoặc bướu cổ…
Phần lớn vi chất dinh dưỡng không được cơ thể tự sản xuất mà phải được bổ sung từ thực phẩm. Trong đó, vitamin là các chất hữu cơ được tạo ra từ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật, có thể bị phá vỡ bởi nhiệt, axit hoặc không khí. Còn khoáng chất là các chất vô cơ, tồn tại trong đất hoặc nước và không thể bị phá vỡ. Khi ăn, cơ thể tiêu thụ các vitamin mà thực phẩm từ thực vật và động vật tạo ra hoặc các khoáng chất mà chúng hấp thụ.
Hiểu về vi chất dinh dưỡng
2.VAI TRÒ CỦA VI CHẤT DINH DƯỠNG
Vi chất dinh dưỡng bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Mỗi nhóm lại có những chức năng và nhiệm vụ nhất định tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của cơ thể con người. Mặc dù vậy, chúng lại hoạt động hỗ trợ và tương tác lẫn nhau để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện và chống lại các tác nhân gây hại. Vai trò của vi chất dinh dưỡng có thể kể đến như sau:
Đảm bảo quá trình hoạt động một cách bình thường của cơ thể con người.
Các nhóm vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chức năng miễn dịch, chống đông máu, tạo ra năng lượng và các chức năng khác.
Khoáng chất có vai trò quan trọng giúp phát triển hệ xương, răng khỏe mạnh, săn chắc, cân bằng chất lỏng và nhiều chức năng khác.
Có nhiều loại vitamin và khoáng chất tham gia vào quá trình chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể tránh khỏi sự tác động của các tác nhân gây hại. Phòng ngừa một số bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, bệnh Alzheimer,...
3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG
Không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất dinh dưỡng một cách trọn vẹn, đầy đủ. Khi bị thiếu vi chất sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật, có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu vi chất như:
Dấu hiệu thiếu các vi chất dinh dưỡng nên biết
- Thiếu máu do cơ thể bị thiếu sắt: thiếu sắt sẽ dẫn tới hiện tượng da xanh xao, chóng mặt, mất tập trung, đau đầu, niêm mạc lưỡi, môi, mắt nhợt nhạt, hay buồn ngủ, không có sức lực.
- Thiếu i-ot dẫn tới bướu cổ: cơ thể thiếu i-ot khiến cho tuyến giáp phải tăng cường hoạt động, lâu dần dẫn tới tình trạng bướu cổ do tuyến giáp phình ra. Trẻ em thiếu i-ot sẽ khiến trẻ chậm phát triển, nói ngọng, học hành kém, chậm hiểu…
- Còi xương, chậm lớn do thiếu vitamin D và canxi: thiếu vitamin D và canxi có biểu hiện rõ rệt nhất là hệ xương chậm phát triển, còi cọc ở trẻ nhỏ, với người lớn thì loãng xương. Với trẻ em biểu hiện rõ nhận thấy nhất là chậm biết đi, mọc răng chậm, giấc ngủ bị gián đoạn, hay nôn mửa, ra nhiều mồ hôi trộm… Đối với người lớn sẽ xuất hiện các cơn đau thắt lưng, xương chậu đau tức… cơn đau âm ỉ khiến toàn thân nhức mỏi, làm việc không hiệu quả.
- Thiếu kẽm dẫn tới suy dinh dưỡng, còi cọc: trẻ bị thiếu kẽm sẽ có hiện tượng biếng ăn, suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, tinh thần giảm sút, thường xuyên cáu gắt…
- Khô mắt do thiếu vitamin A: những người bị thiếu vitamin A biểu hiện rõ rệt nhất là mắc các chứng về mắt như quáng gà, đục thủy tinh thể, khô mắt hoặc có thể nguy hiểm hơn dẫn tới mù lòa mắt. Ngoài ra còn có các biểu hiện như cơ thể dễ bị viêm nhiễm, xương chậm phát triển, xương yếu…
- Dấu hiệu của người thiếu vitamin K: cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu mũi, xuất huyết đường tiêu hóa, ngày kinh nguyệt thường bị ra máu nhiều bất thường…
- Biểu hiện của việc thiếu vitamin E: tóc xơ rối, gãy rụng nhiều, huyết áp cao, xương khớp đau nhức, người thường xuyên mệt mỏi…
- Thiếu vitamin B1: tinh thần không tập trung, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, các ngón tay, ngón chân tê dại, cơ thể sưng phù, tim đập nhanh…
- Thiếu vitamin B2: móng tay móng chân giòn và dễ bị đứt gãy, mặt bị xung huyết, đục giác mạc, viêm miệng, viêm lưỡi, rối loạn tri giác.
- Thiếu vitamin B3: thường bị chảy máu chân răng, tinh thần bất an, đi ngoài phân lỏng, viêm dạ dày, da ngứa ngáy, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, viêm niêm mạc tiêu hóa…
- Thiếu vitamin B6: phổ biến nhất là hiện tượng đau lưỡi, hệ miễn dịch bị suy giảm, ngứa rát xung quanh cơ thể, tâm trạng bất ổn, buồn nôn, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi…
- Thiếu vitamin B12: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chân tay ngứa rát, trí nhớ suy giảm, da nhợt nhạt, lưỡi viêm đỏ, cân nặng bị sụt, không có cảm giác ăn ngon miệng…
- Thiếu vitamin C: cơ thể dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, ho, viêm họng kèm theo các triệu chứng khác của việc thiếu vitamin C như tóc xơ rối gãy rụng, chảy máu chân răng, viêm nướu…
Ngoài các dấu hiệu nhận biết trên, cơ thể có bị thiếu vi chất dinh dưỡng hay không cần phải kiểm tra sức khỏe mới có thể có kết luận chinh xác.
4.CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG THƯỜNG DỄ BỊ THIẾU HỤT
Theo các nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều người bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Dưới đây là các vi chất thường bị thiếu hụt:
- Vitamin D: chủ yếu thời gian hấp thụ ánh nắng mặt trời quá ít
- Vitamin B12: do ăn chay trường, tuổi tác cao nên giảm hấp thu loại vitamin này
- Vitamin A: thường gặp ở trẻ em và phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển
- Canxi: nam và nữ trên 50 tuổi thường mắc chứng thiếu canxi do tuổi tác
- Sắt: chủ yếu ở người ăn chay, phụ nữ có kinh nguyệt hoặc trẻ em mẫu giáo