Hiện nay, nhiều bà mẹ trẻ thường dùng váng sữa để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vì họ cho rằng những thực phẩm này bao gồm những thành phần dinh dưỡng có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại thực phẩm này có thể mang lại những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ.
1.NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG VÁNG SỮA
Theo các bà mẹ thì váng sữa thuộc nhóm thực phẩm giúp trẻ lớn nhanh và phát triển vượt trội, thông minh… Khi thực hiện cho trẻ ăn dặm, các bà mẹ thường sử dụng váng sữa để bổ sung vào bữa ăn dặm cho bé, với lý do váng sữa được chắt lọc từ những gì tốt nhất cho sữa. Nhưng thực chất giá trị dinh dưỡng của váng sữa cho bé không như mong đợi.
Theo chuyên gia dinh dưỡng váng sữa gồm: thành phần chất béo của sữa, sau đó được bổ sung canxi, chất đặc và một số chất khác để chế biến thành những hộp váng sữa trên thị trường.
Váng sữa có thành phần dinh dưỡng giàu chất béo và canxi nên được cho rằng khá phù hợp với các trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng. Còn với trẻ bình thường thì có thể sử dụng váng sữa nhưng không phải thay thế hoàn toàn cho sữa. Nếu đem so sánh thành phần dinh dưỡng của váng sữa và sữa chua cho thấy sữa chua có thành phần dinh dưỡng vượt trội hơn.
Váng sữa thực sự được lấy từ quá trình ly tâm sữa tươi. Khi đó với lượng sữa tươi khoảng 100kg sẽ cho 1.25kg váng sữa. Tuy nhiên các sản phẩm váng sữa đang được bán trên thị trường có các thành phần khác như: chất tạo màu, bột ngũ cốc, hương liệu… Theo phân tích của các chuyên gia cho biết những sản phẩm này không phải là “váng sữa” theo đúng nghĩa, vì những sản phẩm này được pha trộn với hàm lượng lớn các chất khác không phải váng sữa thật. Vì vậy không phải cứ ăn nhiều váng sữa là sẽ tốt.
2.SAI LẦM KHI SỬ DỤNG VÁNG SỮA CHO TRẺ BẮT ĐẦU ĂN DẶM
Váng sữa có thể giúp trẻ tăng cân nhưng không phải tăng cân theo xu hướng bình thường mà có thể gây nên tình trạng béo phì ở trẻ em.
Nếu mẹ muốn dùng váng sữa cho trẻ thì nên cho dùng khi trẻ được trên 1 tuổi. Và nên cho trẻ ăn váng sữa vào bữa phụ và thi thoảng mới sử dụng thực phẩm này chứ không phải coi như loại thực phẩm bổ dưỡng cần bổ sung liên tục.
“Còn với trẻ dưới 1 tuổi có nên sử dụng váng sữa cho trẻ sơ sinh hoặc váng sữa cho trẻ 6 tháng tuổi để thay thế sữa đặc biệt sữa mẹ không?” Hoàn toàn không được thực hiện vì váng sữa không chứa đủ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hay sữa công thức, hơn nữa váng sữa có hàm lượng đạm khá thấp.
Váng sữa nên được sử dụng đúng cho từng đối tượng trẻ để có thể phát huy những ưu điểm của nó. Bởi vì trong thành phần dinh dưỡng của váng sữa có chứa hàm lượng chất béo cao, cung cấp khá nhiều năng lượng cho trẻ nên sẽ rất cần thiết cho trẻ đang gặp tình trạng như: trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy. Với những đối tượng trẻ này, cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa vào các bữa phụ của trẻ.
3.TRẺ ĂN VÁNG SỮA NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP
Lượng váng sữa dùng cho bữa ăn của trẻ sẽ phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa sử dụng. Trung bình với những trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi có thể ăn 1 hộp váng sữa/ ngày.
Còn với những trẻ trên 1 tuổi có thể ăn 1-2 hộp/ ngày tùy thuộc vào mức độ dung nạp của trẻ. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều váng sữa có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo trong váng sữa khá nhiều.
Những trẻ không nên sử dụng váng sữa bao gồm: những trẻ có độ tuổi dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân béo phì, trẻ đang bị tình trạng tiêu chảy và trẻ có dấu hiệu bị dị ứng với sữa bò.
Khi sử dụng váng sữa cho trẻ cần lưu ý, váng sữa thuộc nhóm thực phẩm dễ bị hỏng cần được bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Bạn không nên để váng sữa ở cánh tủ lạnh, vì thế khi mở tủ ra thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định ảnh hưởng đến chất lượng váng sữa.
Để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa… trẻ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C)...
Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hay thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học, cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh trường hợp thiếu kẽm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.