Dù không được quan tâm nhiều như cao huyết áp nhưng tụt huyết áp lại thường kéo dài, gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Rất ít bệnh nhân huyết áp thấp đi khám mà họ lại tìm cách cải thiện bằng những biện pháp tự nhiên. Trong đó, tụt huyết áp uống trà đường được không cũng là điều mà nhiều người quan tâm khi muốn khắc phục tình trạng này. Cùng Hadu Pharma tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
1.BỊ TỤT HUYẾT ÁP UỐNG TRÀ ĐƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?
Câu trả lời là ĐƯỢC, vì những lý do sau đây:
- Trà có chứa một lượng caffein nhất định tùy từng loại, chẳng hạn như trong 237ml trà đen ủ có chứa 47mg caffeine, còn trong trà xanh ủ có chứa 28mg caffeine. Caffeine có thể làm tăng đáng kể huyết áp trong thời gian ngắn.
- Trà chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có lợi cho sức khỏe tổng thể.
- Uống trà đường có tăng huyết áp không thì lượng đường và nước trong trà sẽ nhanh chóng cải thiện lưu lượng tuần hoàn, giúp tăng huyết áp.
2.UỐNG TRÀ ĐƯỜNG KHI TỤT HUYẾT ÁP CẦN LƯU Ý GÌ?
Uống trà đường là một giải pháp nhanh chóng giúp kéo huyết áp lên cao. Tuy nhiên, bên cạnh tụt huyết áp uống trà đường được không, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Uống trà không phải biện pháp điều trị lâu dài cho người huyết áp thấp.
- Nên uống trà lạnh thay vì trà nóng. Một số nghiên cứu cho thấy việc uống trà quá nóng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.
- Không nên tiêu thụ quá nhiều trà vì như vậy sẽ dẫn đến thiếu sắt. Thiếu sắt gây thiếu máu sẽ làm tình trạng tụt huyết áp xảy ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân là vì trà giàu tanin, liên kết với sắt trong thức ăn khiến nó không hấp thu được qua đường tiêu hóa.
- Uống nhiều trà trong ngày dễ gây lo lắng, bồn chồn, khó ngủ.
- Trà đường rất nhiều calo không tốt cho người thừa cân.
- Đường trong trà gây tác động xấu đến đường huyết nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
3.TỤT HUYẾT ÁP NÊN LÀM GÌ?
Nếu chỉ biết tụt huyết áp uống trà đường được không thì vẫn chưa đủ. Bạn cần cập nhật thêm cách xử trí tình trạng này để linh hoạt sơ cứu trong trường hợp không có trà đường để uống ngay lúc bị tụt huyết áp đột ngột. Cụ thể, khi có triệu chứng huyết áp thấp, cần nằm xuống nghỉ ngơi ngay, nâng hai chân lên cao, hơi ngửa đầu để máu lên não.
Tụt huyết áp nên uống gì thì ngoài trà đường bạn có thể linh hoạt lựa chọn các món như:
- Trà gừng: Trà gừng là một loại trà cho người huyết áp thấp vì gừng có vị cay, tính ấm giúp tăng cường lưu thông máu, chống nôn nên sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của huyết áp thấp như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu, lạnh chân tay… Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng nhiều vì gừng có thể gây ợ nóng, khó tiêu…
- Chanh muối: Bạn không cần lo lắng tụt huyết áp uống nước chanh được không vì loại đồ uống này giàu vitamin C, giúp bổ sung nước tức thì, ổn định lưu thông máu và điều hòa huyết áp nhanh chóng. Hãy vắt nước chanh, thêm chút muối và đường rồi uống ngay khi bị tụt huyết áp.
- Trà cam thảo: Cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhetinic acid có tác dụng phá vỡ enzyme phân hủy cortisol, kích thích hoạt động của adrenalin để tạo ra tác dụng co mạch làm huyết áp tăng lên. Người huyết áp thấp nên uống trà gì thì bạn có thể uống trà cam thảo hằng ngày.
- Nước ép cà rốt và củ cải đường: Hai loại củ này rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp bạn bổ sung nước và điện giải cho cơ thể. Công thức nước ép này sẽ rất hữu ích với người huyết áp thấp khi uống thường xuyên.
- Nước sâm: Bạn chỉ cần uống một lượng nhân sâm rất nhỏ cũng đã có thể giúp tăng huyết áp.
Ngoài ra, người tụt huyết áp hằng ngày cần chú ý:
- Uống đủ nước để ngăn ngừa những cơn tụt huyết áp có thể xảy ra trong tương lai.
- Tập thể dục hằng ngày, ít nhất 30 phút.
- Ăn đủ bữa, nhất là bữa sáng.
- Không uống rượu bia và đồ uống có cồn.
- Tránh đứng quá lâu.
Nếu là bệnh nhân tăng huyết áp, đang dùng thuốc tụt huyết áp liên tục thì tái khám bác sĩ để điều chỉnh thuốc nếu cần. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đo huyết áp mỗi sáng.