Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau mà còn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một vài chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da, đau họng.
1.DỊ ỨNG SỮA LÀ GÌ?
Dị ứng là phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa là khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm các protein là các kháng thể gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây nên các biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ.
Tương tự cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu các protein trong sữa bột công thức, đi kèm là các phản ứng dị ứng nên trẻ có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào dấu hiệu bé bị dị ứng sữa công thức mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Thông thường trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê.
2.NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG SỮA
Ước tính có từ 10-30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa bột công thức . Từ 1 tuổi trở lên tình trạng trẻ dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần, và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có tới 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng với sữa đến suốt đời.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao trẻ bị dị ứng sữa công thức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ bị dị ứng sữa công thức có thể do di truyền từ cha mẹ. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng sữa bột lúc còn nhỏ thì khoảng 50-80% cơ hội trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự.
Ngoài ra, cách xuất hiện các biểu hiện dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa, môi trường sống và chế độ ăn hằng ngày của trẻ. Các biểu hiện dị ứng ở trẻ thường là tổng hợp của nhiều triệu chứng và các triệu chứng này sẽ tăng lên nếu trẻ vẫn tiếp tục được dùng loại sữa gây dị ứng.
3.BIỂU HIỆN DỊ ỨNG SỮA Ở TRẺ
Thông thường biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ sẽ xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên sau khi uống sữa. Các bé được uống sữa mẹ ít có nguy cơ dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng nếu trong khẩu phần ăn của mẹ tại thời điểm đó có các thành phần từ sữa.
Một vài trẻ có thể bị dị ứng sữa ngay sau khi uống, một vài trường hợp khác lại phản ứng sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Các dấu hiệu bé bị dị ứng sữa công thức bao gồm:
Trẻ gặp vấn đề hô hấp: Trẻ có thể bị khò khè, khó thở, ho khản tiếng, có đờm mũi và cổ họng, đây có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.
Đau bụng, tiêu chảy: Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tần suất xảy ra thường xuyên (khoảng 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn 1 tuần) và/ hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa bột công thức.
Da nổi mẩn đỏ (mề đay): Chú ý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên da như chàm, mày đay ngứa hoặc sưng phù vùng quanh mắt.
Buồn nôn, nôn ra sữa: Trẻ sơ sinh thường chớ lượng sữa ít khi ăn nhưng nếu trẻ nôn trớ ngoài giờ ăn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện dị ứng.
Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Nếu trẻ đột nhiên quấy khóc kéo dài, khóc không dứt cơn thì có thể do đau bụng do bị dị ứng protein trong sữa bột.
Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một vài trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da, đau họng. Tuy nhiên trường hợp nặng trẻ có thể bị sốc phản vệ với một số biểu hiện: co giật, đau bụng dữ dội, tím tái, cơ thể hoặc tay chân mềm nhũn, hôn mê bất tỉnh… Đây là những dấu hiệu có thể đe dọa nên cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức để điều trị kịp thời.
4.CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG SỮA
Nếu không may trẻ có phản ứng mạnh mẽ với sữa công thức, mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa quá mẫn cảm, thì cách để hạn chế tình trạng này là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
Trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức, tuy nhiên cần lưu ý cho trẻ bú từng chút một để xem trẻ có bị dị ứng với loại sữa đó không. Nếu thấy an toàn thì cha mẹ có thể điều chỉnh tăng lượng sữa ở những lần tiếp theo.
CHỌN SỮA PHÙ HỢP ĐỂ GIÚP TRẺ TRÁNH ĐƯỢC TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG
Nếu không may trẻ bị dị ứng với sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, thì cha mẹ có thể cân nhắc một số loại sữa công thức áp dụng công nghệ mới: sữa thủy phân chất đạm (protein) một phần hoặc toàn phần để phù hợp với cơ thể của trẻ nhỏ.
Sữa thủy phân protein 1 phần: có chữ HA trên bao bì, có khả năng giảm dị ứng ở trẻ.
Sữa thủy phân protein toàn phần: trong đó các protein sữa đã được phân lọc thành các phần nhỏ hơn giúp trẻ dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng hơn.
Sữa công thức có chứa các amino axit: là loại sữa chứa các protein ở dạng đơn giản nhất vì các amino axit là đơn vị cơ bản tạo nên các protein. Đây là loại được đề nghị nếu trẻ vẫn có các dấu hiệu bị dị ứng sau khi dùng sữa đã qua xử lý protein.
Đối với những trẻ dị ứng sữa công thức nặng, kể cả với những loại kể trên, các mẹ có thể cho con sử dụng các loại sữa được làm từ thực vật như sữa có công thức nguồn gốc từ đậu nành, sữa gạo hoặc các dạng ngũ cốc khác. Tuy nhiên sữa thực vật sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế, với những trẻ bị dị ứng uống sữa công thức thì cha mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm sớm, và khi trẻ được trên 3 tuổi thì có thể quay lại sử dụng sữa công thức sau khi được tư vấn của bác sĩ.