CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

14

Th 03

TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ NÊN UỐNG SỮA?

TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ NÊN UỐNG SỮA?

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn đầu đời của trẻ, nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị rối loạn. Do đó rất nhiều mẹ thắc mắc rằng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không?

1.DẤU HIỆU TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được con của mình đang bị rối loạn tiêu hóa:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đầy hơi

Nhìn chung đa số các biểu hiện trên sẽ nhẹ và nhanh chóng biến mất sau khi thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thế nhưng khi các biểu hiện trên không khỏi mà tiến triển thêm một số triệu chứng sau thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước do nôn quá nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần. Thêm vào đó, con còn có các biểu hiện bao gồm giảm đi tiểu, môi khô, giảm năng lượng và trông con có vẻ mệt lả người.
  • Đau bụng dữ dội kéo dài hơn 2 tuần và không hề thuyên giảm.
  • Các triệu chứng khi đi tiêu như: bị đau rát, trong phân có máu, đi tiêu nhiều lần hơn bình thường hoặc phải rặn khi đi tiêu.
  • Biểu hiện khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: biếng ăn, hay bị trớ hoặc ói dịch vàng hoặc xanh, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực sau xương ức, đau bụng kéo dài hoặc các triệu chứng đường hô hấp do biến chứng trào ngược như gây ra tình trạng khò khè kéo dài.
  • Nôn khan liên tục hoặc nôn tất cả mọi thứ trước, trong và sau bữa ăn.

2.TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ NÊN UỐNG SỮA?

Mỗi giai đoạn phát triển của bé sẽ có từng đáp án cho câu hỏi trên. Vậy nên mẹ lưu ý những cách xử lý sau để có được những lựa chọn tốt nhất:

TRẺ BÚ SỮA MẸ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì đây là nguồn thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặt khác, sữa mẹ cũng là một loại thức ăn dễ tiêu hóa với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ có lúc sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa và gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng không biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa mẹ. Lúc này, việc mẹ cần làm là:

-Thay đổi chế độ ăn uống thanh đạm hơn, hạn chế những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn dễ gây đầy hơi như cải bắp, các loại đậu…

-Theo dõi tần suất đi tiêu của trẻ khi thay đổi chế độ ăn của trẻ để đảm bảo tình trạng của trẻ đã thuyên giảm.

-Tiếp tục cho con bú với tần suất thường xuyên hơn bình thường để giảm nguy cơ mất nước ở trẻ sơ sinh khi bị đi tiêu nhiều lần.

-Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp tốt nhất.

TRẺ BÚ SỮA NGOÀI

Đối với trường hợp trẻ nhỏ dùng sữa ngoài do mẹ không thể cho bú vì một lý do nào đó khi tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra, mẹ cần tìm kiếm nhanh nguyên nhân, ví dụ:

-Con bị rối loạn tiêu hóa là do bị dị ứng đạm trong sữa bò.

-Thiếu men đường tiêu hóa lactose.

Do công thức sữa không phù hợp hoặc công thức sữa chứa đạm sữa bị biến tính khiến bé khó hấp thu.

Đối với những nguyên nhân dị ứng hoặc thiếu men tiêu hóa, mẹ có thể chuyển sang những dòng sữa không chứa các thành phần đó. Trường hợp là do công thức sữa không phù hợp khiến con bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên ngưng sử dụng và thay thế một công thức sữa khác phù hợp hơn.

Khi chọn sữa công thức mới cho con, để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa tiếp diễn, mẹ nên ưu tiên chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, giúp bé hấp thu nhanh, đi phân đều và đẹp. Để chọn sữa công thức đáp ứng tiêu chí này, yếu tố mẹ cần quan tâm hàng đầu là quy trình sản xuất. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm so với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính khó tiêu, gây ra các rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Do đó, khi lựa chọn, mẹ nên lựa chọn công thức sữa có quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần. Bởi quy trình này sẽ giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, tránh tình trạng đạm bị biến tính, khiến bé khó tiêu.

Ngoài ra công thức sữa mẹ chọn cũng nên “êm dịu” với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, giúp bé êm bụng, ngủ ngon. Những công thức sữa sở hữu nguồn sữa mát chất lượng từ giống bò thuần chủng châu Âu sẽ là lựa chọn lý tưởng. Cùng với đó, công thức sữa cũng cần có vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose (đường mía) để giúp bé uống ngon hơn, đồng thời tránh được tình trạng sâu răng, béo phì cho trẻ từ những năm đầu đời.

3.KHI BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA, TRẺ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Dưới đây là danh sách các thực phẩm mẹ nên hạn chế ăn nếu đang cho con bú hoặc hạn chế cho bé ăn (nếu bé đã ăn giỏi) khi hệ tiêu hóa của con đang bị rối loạn:

  • Thực phẩm chiên: Đây là nhóm thực phẩm có chứa ít chất xơ, nhiều chất béo và khó tiêu hóa. Do đó, mẹ nên tránh đồ chiên rán cho bé/ mẹ trong một thời gian.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế dù bé có đang bị rối loạn tiêu hóa hay không. Các chuyên gia cho rằng, nhóm này thường chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo, những hợp chất không tốt khiến nguy cơ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ gặp vấn đề.
  • Đồ ăn nhiều chất béo: Thực phẩm béo kích thích các cơn co thắt trong đường tiêu hóa, có thể làm chậm quá trình rỗng dạ dày, từ đó làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Mặt khác, nhóm thực phẩm này cũng làm tăng tốc độ di chuyển nhưng lại khó tiêu nên cũng khiến bé bị tiêu chảy.
  • Thực phẩm có chứa axit: Nước sốt cà chua hoặc các loại trái cây họ cam quýt có tính axit, có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra/ làm trầm trọng hơn các vấn đề tiêu hóa.


 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: