CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

07

Th 11

TRẺ BỊ SỐT CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?

TRẺ BỊ SỐT CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng lên trên mức bình thường. Phụ huynh muốn biết chính xác trẻ có bị sốt hay không cần đo nhiệt độ bằng nhiệt kế. Tình trạng sốt nhanh có biến chứng nguy hiểm nếu phụ huynh không kịp thời xử lý. Vậy trẻ bị sốt nên làm gì?

1.SỐT LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?

Sốt là tình trạng thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường, đây là cơ chế để trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn… Tuy nhiên việc trẻ sốt cao có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Trẻ em được xác định sốt khi nhiệt độ ở nách trên 37,5 độ C, ở người lớn cũng được xác định ở nhiệt độ này.

Cha mẹ cần biết rằng sốt không phải là bệnh, nó chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại bệnh tật. Hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ được kích thích, các tế bào bạch cầu và các tế bào khác chiến đấu để tiêu diệt mầm bệnh nên sẽ khiến thân nhiệt trẻ tăng cao.

2.SỐT Ở TRẺ EM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?

Mỗi một biểu hiện sốt ở trẻ em sẽ được phân chia làm các loại sốt tùy theo nguyên nhân, thời gian sốt như sau:

  • Sốt cấp tính: nguyên nhân sốt chính là do virus. Thời gian phát hiện trẻ sốt từ 1-2 ngày, trẻ có thể dùng thuốc hạ sốt, nhưng nếu cơ thể trẻ không hạ thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám.
  • Sốt nhẹ: đây là tình trạng sốt có nhiệt độ từ 37,5 độ C đến 38 độ C. Sốt nhẹ có thể gặp trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi. Một số nhiễm trùng các cơ quan khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng có thể gây sốt nhẹ… Ngoài ra trẻ có thể sốt khi mọc răng, cảm nắng, cảm lạnh.
  • Sốt kéo dài: tình trạng này là sốt kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý tình trạng trẻ sốt kéo dài của trẻ và cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nhất. Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa… sẽ diễn biến rất nhanh khó lường trước. Trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốt kéo dài. Đặc biệt nhiễm khuẩn huyết rất có thể đã xảy ra với trẻ.
  • Bệnh sốt phát ban: đây là tình trạng trẻ sốt cao kèm theo các nốt ban đỏ xuất hiện trên mặt và cơ thể của trẻ. Bệnh sốt phát ban có thể kèm theo các triệu chứng khác như: ho nhiều, sổ mũi, đỏ mắt, biếng ăn… trẻ rất có thể đang mắc bệnh sởi hoặc rubella hoặc một loại virus nào đó. Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

2.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ SỐT

-Cảm thấy mệt mỏi

-Xanh xao

-Em bé trở nên biếng ăn

-Đau đầu hoặc nhức cơ thể

-Cảm thấy khó chịu

3.KHI TRẺ BỊ SỐT NÊN LÀM GÌ?

Khi trẻ sốt các bậc cha mẹ phải hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ thông qua sự tư vấn của các bác sĩ. Ngoài ra, việc thực hiện các phương pháp dưới đây cũng sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Cho trẻ uống nhiều nước: Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước, vì vậy việc bổ sung nhiều nước cho cơ thể của trẻ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dẻo hoặc loãng như: cháo, súp, canh… Các loại nước ép rau, củ, quả giàu chất dinh dưỡng, vitamin sẽ giúp bé tăng sức đề kháng khi bị sốt.

Không nên cho trẻ mặc quá dày hoặc quá kín khi bị sốt: Sốt có thể khiến cho trẻ rùng mình nhưng cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Điều đó giúp kích thích quá trình thoát nhiệt và nhanh hạ sốt.

Tránh để trẻ bất động: Khi trẻ bị sốt, các hoạt động và trò chơi của trẻ cũng giúp cơ thể trẻ thoát nhiệt nhanh hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên tránh để vận động quá mạnh.

Nên cho trẻ hoạt động trong môi trường thoáng mát: Trẻ bị sốt khiến các bậc phụ huynh lo lắng gió sẽ làm ảnh hưởng cơ thể trẻ, nên phụ huynh sẽ cho trẻ ở phòng kín, kín gió. Việc đó không giúp trẻ hạ sốt mà còn có thể gây ra nhiều bệnh khác.

Chườm ấm: Phụ huynh cần kết hợp chườm ấm để hạ sốt cho trẻ. Chườm ấm sẽ khiến lỗ chân lông nở ra, làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó trẻ nhanh hạ sốt. Cha mẹ nhúng khăn vào nước ấm (bạn có thể thử độ nóng của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào và cảm thấy ấm như khi tắm cho trẻ). Nếu nước nguội bạn nên pha thêm nước nóng hoặc thay bằng một chậu nước nóng khác, kiểm tra nhiệt độ rồi lau lại người cho trẻ.

Sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng.

Phòng ngừa co giật: Cơn co giật do sốt có thể giảm thiểu ở một mức độ nào đó bằng cách kiểm soát tốt cơn sốt của trẻ.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: