CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

27

Th 03

THIẾU VITAMIN K GÂY BỆNH GÌ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

THIẾU VITAMIN K GÂY BỆNH GÌ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Giống như mọi loại vitamin khác như vitamin A,B,C,D hay protein, carbohydrate… Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Vitamin K là một vitamin quan trọng đối với quá trình đông máu, sức khỏe của xương. Vậy bạn đã biết thiếu vitamin gây hậu quả gì chưa? 

Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.VITAMIN K VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu, có chức năng quan trọng đối với cơ thể. Nó là thành phần quan trọng của hệ enzyme tổng hợp yếu tố đông máu II (prothrombin) và các yếu tố VII, IX, X. Vitamin K có rất nhiều dạng. Ở dạng tự nhiên bao gồm vitamin K1 (có trong thực phẩm hằng ngày) và vitamin K2 (được tổng hợp nhờ các lợi khuẩn đường ruột). Ở dạng tổng hợp gồm có vitamin K3, K4, K5 trong số đó có dạng K3 lại gây độc.

Có thể kết luận một số vai trò quan trọng của vitamin K như sau:

Tham gia vào quá trình đông máu

Vitamin K giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa quá trình đông máu của cơ thể. Nó tham gia tổng hợp các yếu tố đông máu để điều hòa quá trình này, ngăn ngừa mất máu khi cơ thể bị tổn thương gây chảy máu. Hằng ngày trong cơ thể chúng ta, các huyết quản thường xuyên bị tổn thương, và chính vitamin K đã kích hoạt chuỗi phản ứng sinh hóa và huy động sự tham gia của các yếu tố đông máu. Nếu không có vitamin K thì tình trạng xuất huyết tràn lan, gây nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt khi bị tổn thương như đứt tay, tai nạn nếu không cầm được máu sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Duy trì sức khỏe của xương

Vitamin K tham gia vào quá trình trao đổi canxi trong cơ thể. Đồng thời nó có khả năng hoạt hóa osteocalcin - chất gắn canxi vào khung xương. Chính vì vậy mà vitamin K giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở người chưa trưởng thành.

Vai trò của vitamin K đối với cơ thể

Bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư

Vitamin K2 được chứng minh là có tham gia vào quá trình hình thành MGP ngăn ngừa sự canxi hóa thành mạch, nhờ đó mà giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ở người cao tuổi.

2.THIẾU VITAMIN K GÂY RA BỆNH GÌ?

Khi người lớn bị thiếu hụt vitamin K sẽ gặp phải các bệnh lý sau:

Bệnh tim

Vitamin K2 liên quan trực tiếp đến sự vôi hóa động mạch, do đó thiếu hụt vitamin K2 liên dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Có khoảng 57% bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập có nguyên nhân là thiếu vitamin K2. Do đó cần tăng cường vitamin K2 cho cơ thể để chống và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Ung thư

Vitamin K có thể giúp cơ thể chống ung thư, nếu thiếu vitamin K cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liêt…

Một nghiên cứu với bệnh nhân nam từ 35-64 tuổi cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở những người thiếu vitamin K cao hơn những người khác.

Loãng xương

Vitamin K không những giúp máu đông mà còn bổ sung chất vôi hóa và chuyển hóa trong xương. Khi thiếu vitamin K thì dễ dẫn đến chứng loãng xương, nhất là ở người trên 40 tuổi thì xương không còn chắc khỏe mà bắt đầu thoái hóa.

Chảy máu nhiều

Vitamin K giúp ngăn ngừa việc chảy máu cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó thiếu vitamin K có thể dẫn tới chảy máu quá mức ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ.

Dễ bị bầm tím

Thiếu vitamin K cơ thể dễ bị các vết bầm tím và chảy máu quá nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều bông cải xanh, rau diếp hay những thực phẩm chứa nhiều vitamin K ít bị các vết bầm tím trên cơ thể hơn.

Thiếu vitamin K gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm

Nhanh lão hóa

Vitamin K không phải là yếu tố gây ra các nếp nhăn, song thiếu hụt vitamin K lại dẫn đến các bệnh lý xương yếu, bệnh tim mạch… khiến bạn già trước tuổi. Như vậy thiếu vitamin K ngăn bạn có cuộc sống linh hoạt và khỏe mạnh.

Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh thiếu vitamin K, hậu quả nặng nề hơn là gây ra những khuyết tật về xương, mũi, mặt, ngón tay, ống thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu và tư duy… Do đó trẻ cần được thường xuyên kiểm tra và đảm bảo lượng vitamin K được hấp thu đầy đủ.

3.CÁC CÁCH BỔ SUNG VITAMIN K

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta bổ sung vitamin K1 (có nguồn gốc thực vật) hoặc vitamin K2 (có nguồn gốc vi khuẩn), không nên bổ sung vitamin K3 vì khi dùng có thể sản sinh ra gốc tự do.

Cách bổ sung vitamin K an toàn nhất là qua thực phẩm hằng ngày.

Vitamin K1 có nhiều trong rau có màu xanh đậm như rau càng cua, súp lơ, salad, cải bắp. Các loại rau họ cải là nguồn cung cấp năng lượng vitamin K rất dồi dào. Theo tính toán, 100gram cải xoăn nấu chín cung cấp cho bạn 817 microgram vitamin K. Ngoài ra rau bina, củ cải xanh, củ cải đường, rau cải xanh cũng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng này.

Mùi tây cũng là thực phẩm hàng đầu cung cấp loại vitamin quan trọng này. Chỉ 10 cành mùi tây đã cung cấp 164 microgram vitamin K cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy vitamin K trong lá bạc hà, húng quế và tỏi. Nhiều loại hoa quả ngon và bổ dưỡng khác cũng chứa một hàm lượng khá lớn vitamin K như: mận, kiwi, bơ, cà chua,...

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: