CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

05

Th 10

THIẾU MÁU NÊN ĂN GÌ?

THIẾU MÁU NÊN ĂN GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng khiến chất lượng cuộc sống, công việc giảm sút. Nguy hiểm hơn, bệnh còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của cơ thể, đe dọa sự sống. Vậy người thiếu máu nên ăn gì để hỗ trợ bệnh cải thiện ngày càng tốt hơn?

1.NHỮNG TÁC HẠI DO THIẾU MÁU GÂY RA

Khi số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và lượng huyết sắc tố giảm khiến lượng oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu gọi là thiếu máu. Đây là một bệnh lý gây ra nhiều tác động nguy hại, điển hình có thể kể đến gồm:

-Cơ thể mệt mỏi

Thiếu máu ở mức nghiêm trọng khiến cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm người bệnh luôn mệt mỏi, không có đủ sức để hoàn thành công việc trong ngày. Ngoài ra họ còn cảm thấy đầu óc choáng váng khi đi bộ, đi chơi…

-Người bị thiếu máu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc

Mặt khác, người bị thiếu máu rất khó tập trung vào bất kỳ việc gì, dễ quên. Điều này là do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ bị giảm. Hậu quả sinh ra từ đó năng suất công việc giảm sút, hệ thần kinh bị tổn hại.

-Rối loạn vận động

Người bị thiếu máu thường xuyên cảm thấy chân tay nhức mỏi, tê bì nên vận động kém. Ngoài ra họ còn bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động cũng khó tránh bị ảnh hưởng.

-Rối loạn thị giác

Do lượng máu không đáp ứng được và không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu hoạt động của mắt nên người bị thiếu máu thường xuyên bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực.

-Bệnh tim mạch

Do bị thiếu máu nên tim không được cung cấp đủ oxy từ đó, đập nhanh hơn bình thường, dễ bị đau thắt lưng, tăng cảm giác chóng mặt và hoa mắt. Thiếu máu trong thời gian dài gây suy tim cùng suy nhiều nội tạng khác, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.

-Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm

Phụ nữ mang thai bị thiếu máu ở mức độ cao vô cùng nguy hiểm bởi nó không chỉ khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, bào thai suy dinh dưỡng.

-Tử vong

Thiếu máu nặng dễ gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh thiếu máu cấp tính khiến lượng máu mất đi quá nhiều và quá nhanh, rất khó tránh khỏi tử vong.

2.THIẾU MÁU NÊN ĂN GÌ ĐỂ HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG LƯỢNG MÁU CHO CƠ THỂ

Thực phẩm giàu sắt

Các thực phẩm có chứa sắt là những thực phẩm tốt để bổ sung máu. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hồng cầu - một loại tế bào chuyên chở oxy đi nuôi khắp cơ thể. Chính vì thế, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thiếu máu. May mắn thay, bạn hoàn toàn có thể bổ sung sắt vào khẩu phần ăn hằng ngày để gia tăng trữ lượng sắt trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm:

Thực phẩm giàu sắt tốt cho máu

  • Thịt đỏ: gồm có thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt vịt, thịt cừu…
  • Các loại hải sản: gồm có cá mòi, cá thu, sò điệp, tôm, cua, hàu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá tuyết và các loại hải sản khác…
  • Rau củ: gồm có cải bó xôi, cải xoăn, rau muống, cải thìa, cải ngọt, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, bắp cải và củ cải đường.
  • Quả hạch: gồm có hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt lựu, hạt dẻ, hạt chia, hạt cải dầu, hạt đậu nành, hạt hướng dương…
  • Trái cây: gồm có lựu, táo, nho, dâu tây, nho khô, hồng, quả anh đào, quả lê, chôm chôm, bơ và dưa hấu…
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: gồm có sữa, phô mai, sữa chua và bơ động vật.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tạo ra những tế bào hồng cầu. Theo nghiên cứu, nồng độ vitamin B12 thấp làm giảm quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời ngăn cho tế bào hồng cầu phát triển bình thường.

Ở trạng thái khỏe mạnh, các tế bào hồng cầu thường có hình dạng tròn và kích thước nhỏ. Ngược lại, khi nồng độ vitamin B12 suy giảm, các tế bào hồng cầu thường có hình bầu dục với kích thước to, khiến chúng ì ạch và rất khó di chuyển từ tủy xương vào máu, gây ra bệnh thiếu máu đặc thù - được gọi là bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

May mắn thay, vitamin B12 có thể giúp bạn ngăn ngừa được căn bệnh thiếu máu này - một tình trạng rối loạn thường khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 thường gặp là gan động vật (gan bò, gan ngỗng, gan cá tuyết…).

Thực phẩm giàu folate

Folate (acid folic) - hay còn gọi là vitamin B9 - là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu nói riêng và sự phát triển các tế bào nói chung. Vì thế thiếu folate làm sụt giảm mật độ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu do thiếu folate. Khi thiếu folate, các tế bào hồng cầu thường có kích thước lớn bất thường, khiến chúng dễ bị tắc nghẽn ở tủy xương, khó lưu thông để cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể và gây ra bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

Cơ thể bạn không thể lưu trữ folate với số lượng lớn. Vì vậy bạn cần liên tục ăn các thực phẩm giàu acid folic hằng ngày để duy trì hàm lượng chuẩn của vi chất này trong máu. Các loại thực phẩm giàu folate có thể kể đến như: 

  • Rau có màu xanh đậm: gồm xà lách xoong, cải ngọt, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, rau răm, rau ngót, cải chíp…
  • Trái cây: gồm cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, dâu tằm, dứa, chuối, xoài, lê, táo, nho…
  • Đậu và hạt: gồm đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan…
  • Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc: gồm bánh mì, gạo lứt, mì ống, mì trứng, bột mì, các loại sữa từ đậu và bột ngũ cốc…

Thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò là thành phần cấu tạo nên khung tế bào, tham gia vào các phản ứng sinh học bên trong tế bào. Protein có mặt cả trong chất nền ngoại bào cũng như trong nhân tế bào, giúp duy trì và phát triển mô. Nhờ đó, protein là dưỡng chất quan trọng định hình và duy trì hoạt động của tế bào máu.

Nhóm thực phẩm giàu protein tốt cho máu

 Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C không đóng góp trực tiếp hay cấu tạo sự phát triển tế bào máu. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C giúp cơ thể bạn hỗ trợ hấp thụ sắt hiệu quả hơn, từ đó sản xuất ra nhiều hồng cầu hơn. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần tiêu thụ 100mg vitamin C mỗi ngày là bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lên 67%.

Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm các loại rau củ quả như: ổi, ớt chuông, cam, chanh, quýt, cà chua, dưa lưới, kiwi và những loại rau như bông cải xanh, bắp cải đỏ, cải bó xôi…

Thực phẩm giàu đồng

Đồng là thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Đồng giúp tạo ra một enzyme mang tên laccase - một loại enzyme có khả năng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt hiệu quả hơn. Nhờ đó, đồng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái tạo máu. Thiếu đồng, cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. 

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất xúc tác cho nhiều enzyme cần thiết trong quá trình hình thành hồng cầu. Do vậy, một chế độ ăn thiếu kẽm sẽ làm suy giảm khả năng tái tạo hồng cầu khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ kẽm với các loại thực phẩm giàu kẽm như nấm, thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu và các loại hạt.

Thực phẩm giàu vitamin A

Cũng giống như kẽm, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hằng ngày để ngăn ngừa thiếu máu như gan động vật, cà rốt, bơ thực vật, khoai lang, bí đỏ, ớt đỏ, dưa lưới, bưởi, cải bó xôi.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: