CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

27

Th 05

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG SỮA MẸ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI MẸ NÊN BIẾT

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG SỮA MẸ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI MẸ NÊN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích khác cho mẹ như: nhanh giảm cân, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng, giải phóng hormone oxytocin…

1.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG SỮA MẸ

Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là từ 10-15 ngày sau sinh, do đó các bác sĩ khuyên rằng mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng. Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ bao gồm: chất đạm, chất béo, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất, men và hormone.

NƯỚC

Sữa mẹ được tạo từ khoảng 90% là nước. Cơ thể con người phụ thuộc vào nước để hoạt động. Nước có chức năng giúp duy trì hydrat hóa, điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, bôi trơn các khớp và bảo vệ các cơ quan. May mắn thay, chỉ riêng sữa mẹ đã cung cấp tất cả lượng nước cần thiết để cơ thể trẻ nhỏ phát triển.

CHẤT BỘT ĐƯỜNG (CARBOHYDRATE)

Đường Lactose là thành phần có trong sữa mẹ, nó cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Lactose cùng với Oligosaccharide được coi là 2 carbohydrate quan trọng nhất và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Tác dụng chính của chúng đều là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp bé có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

CHẤT BÉO (LIPID)

Chất béo là thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Chất béo trong sữa mẹ thường cung cấp 50% năng lượng hằng ngày cho trẻ. Nó chủ yếu bao gồm Triglyceride và các acid béo dài như AA và DHA, giúp hoàn thiện võng mạc, bộ não, các mô thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ. HMO cũng là một loại acid béo ngắn có trong sữa mẹ, vì chất này có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của trẻ, tương tự như tác dụng của chất xơ. Vì vậy việc cho bé bú mẹ hoàn toàn không có hiện tượng táo bón hay tiêu chảy cho dù bé đi nhiều lần 2 ngày hay nhiều ngày 1 lần phân vẫn mềm, vàng không bị vón cục. Ngoài ra, chất béo còn được xem là dung môi để hấp thụ một số vitamin quan trọng. 

CHẤT ĐẠM (PROTEIN)

Protein cũng nằm trong danh sách những thành phần sữa mẹ không thể bỏ qua. Vì chất này cung cấp amino-acid cho trẻ, giúp tăng trưởng cơ và xương, tạo kháng thể, làm dung môi cho hormone, tạo các loại men cần thiết cho cơ thể. Protein bao gồm: WHEY protein và CASEIN protein.

  • WHEY protein chiếm khoảng 60%, bên cạnh chức năng dinh dưỡng, whey protein còn có chức năng bảo vệ, đào thải các chất cặn bã, dư thừa, các chất độc, tế bào lạ ra ngoài cơ thể. Whey protein sữa mẹ ở dạng lỏng có khả năng giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng trong ruột, từ đó giúp hoàn chỉnh niêm mạc ruột, tạo kháng thể.
  • CASEIN protein có hàm lượng chiếm khoảng 40% trong sữa mẹ, chúng có chức năng chính là đạm dinh dưỡng, kết tủa trong ruột dạng mềm để dễ tiêu hóa hấp thụ.

KHÁNG THỂ

Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ là yếu tố chính giúp bé khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Mỗi cữ bú sẽ có hàng triệu bạch cầu sống từ sữa mẹ và các globulin miễn dịch được đi vào cơ thể của bé. Khi trẻ bị các loại vi khuẩn tấn công, các vi chất này sẽ đóng vai trò bảo vệ trẻ lớn lên khỏe mạnh.

CÁC HỢP CHẤT NPN (Non - Protein Nitrogen)

Có hơn 200 loại hợp chất NPN trong sữa mẹ như: carnitine, taurine, amino-sugar, nucleic acid… giúp trẻ phát triển trí não, võng mạc và gan. Ngoài ra, các hợp chất NPN còn đóng vai trò như một chất dung môi cho các vi khuẩn có ích, giúp cơ thể điều tiết dễ sử dụng năng lượng và chất dinh dưỡng dự trữ mỗi khi cần thiết.

VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

Sữa mẹ có chứa nhiều canxi, sắt và selen, tất cả các vi chất này đều dễ hấp thụ. Chúng không chỉ giúp cho bé có một bộ xương và răng chắc khỏe, một hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển trí não.

ENZYME VÀ HORMONE

Sữa mẹ bao gồm các loại men tiêu hóa như amylase, lipase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin… đều có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa cho bé. Các loại men và hormone này đều ảnh hưởng nhất định đến mùi vị của sữa mẹ, khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống chúng sẽ thay đổi theo. Do đó chúng giúp bé dần làm quen với những khẩu phần ăn khác nhau trong cuộc sống.

2.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ

Theo các bác sĩ, sữa mẹ chính là thức ăn hoàn chỉnh và thích hợp nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé theo nhiều cách khác nhau, và nhiều lợi ích trong số này vẫn kéo dài sau khi việc cho bé bú kết thúc.

Với trẻ nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ mang tới hàng loạt những lợi ích lý tưởng như: cung cấp dinh dưỡng, cung cấp kháng thể, giúp tăng cân, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ thông minh hơn và giúp gắn kết tình mẹ con nhiều hơn.

Hàm lượng thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ thích ứng tương đối chính xác với nhu cầu dinh dưỡng của bé trong suốt quá trình phát triển. Sữa non - những giọt sữa mẹ đầu tiên (4-5 ngày sau sinh) có thành phần khác so với sữa chuyển tiếp (tư ngày thứ 5 đến khoảng 2 tuần sau sinh) hay sữa trưởng thành.

Với bà mẹ, lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể kể đến như: hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh, giảm cân nhanh chóng hơn, giúp tử cung co hồi tốt hơn, hỗ trợ tránh thai tự nhiên, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh tật không mong muốn.

3.SỮA MẸ CÓ KHÁC NHAU Ở MỖI NGƯỜI KHÔNG?

Có thể khẳng định rằng sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, quý giá nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về cả trí não lẫn thể chất. Vì vậy, chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ ở mỗi người về cơ bản là giống nhau.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do cơ địa, tinh thần, chế độ ăn uống,... thì chất lượng cũng như số lượng và mùi vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi chút và không giống nhau ở mỗi người.

4.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ CÓ THAY ĐỔI KHÔNG?

Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ thay đổi để phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của trẻ. Sữa mẹ của mỗi bà mẹ là duy nhất để đáp ứng nhu cầu cụ thể cho con của mình.

Một số yếu tố khách quan như giai đoạn cho con bú hoặc thời gian trong ngày sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thành phần của sữa mẹ.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng đóng một vai trò nhất định:

  • Tuổi của bé: Thành phần dinh dưỡng của sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa trưởng thành là khác nhau.
  • Thời gian từ lần bú cuối cùng: Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi nhiều khoảng thời gian giữa lần bú cuối và liều lượng mà bé tiêu thụ. Điều đó được hiểu rằng, nếu khoảng cách giữa các cữ bú càng dài thì hàm lượng chất béo càng giảm bởi nó được pha loãng trong nhiều lượng sữa hơn.
  • Giai đoạn nuôi con: Hàm lượng chất béo cũng như đường lactose sẽ có sự thay đổi giữa sữa đầu và sữa cuối.
  • Thời gian trong ngày: Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ sẽ đạt đỉnh vào giữa buổi sáng và thấp nhất vào buổi đêm.
  • Độ tuổi của mẹ: Độ tuổi của mẹ không đóng vai trò quan trọng quyết định thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ.
  • Chế độ ăn của mẹ: Sữa mẹ rất dễ bị thay đổi chất béo trong chế độ ăn hằng ngày. Nó sẽ điều chỉnh trong vòng 2-3 ngày để tương ứng với chất béo trong chế độ ăn uống của mẹ. Đây cũng là lý do tại sao mẹ cũng cần phải ăn uống đầy đủ.
  • Cân nặng của trẻ: Trong một số nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn ở trẻ sơ sinh nhẹ cân. Tuy nhiên, hàm lượng carb và protein thì không bị ảnh hưởng.

5.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH PHẦN CỦA SỮA MẸ

Sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ra các vấn đề về dinh dưỡng ở bé. Dưới đây là các yếu tố gây ảnh hưởng đến thành phần của sữa mẹ:

  • Cà phê: Cà phê có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ bằng cách làm biến đổi thành phần sắt, một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ. Điều này sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu từ nhẹ đến trung bình và các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ.
  • Rượu: Rượu không được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Nguyên nhân là do các chất hóa học có trong rượu có thể truyền sang trẻ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé theo nhiều cách. Thành phần hóa học của nó như đường dư thừa và ethanol có ảnh hưởng đến mùi vị và hương vị của sữa mẹ.
  • Căng thẳng: Bất kỳ loại căng thẳng nào trong thời kỳ cho con bú của mẹ, đặc biệt trong vòng 6 tháng đầu đời, đều có thể làm giảm nồng độ oxytocin trong sữa. Đây là một loại hormone kích thích tiết sữa thiết yếu giúp sản sinh sữa và giảm căng thẳng của các bà mẹ.
  • Nội tạng và hải sản: Nội tạng và hải sản luôn nằm trong danh sách thực phẩm hạn chế trong thời kỳ cho con bú. Một lượng nhỏ trong thực phẩm này cung cấp sắt, axit béo omega 3 và protein cho em bé. Tuy nhiên lượng tiếp cận của nó có thể làm tăng độc tố cho sữa mẹ, do đó ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ cũng như mùi vị và dẫn đến một số tác dụng phụ khi tiêu thụ.
  • Hút thuốc: Hút thuốc có thể gây thay đổi bất lợi về mùi vị và thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ. Chất độc trong khói thuốc thông qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh.
  • Vận động quá mức: Vận động vừa phải sẽ giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ và giảm tăng cân khi mang thai để mẹ có sức khỏe tốt nhất. Song, việc tập thể dục cũng như vận động nhiều có thể làm tăng nồng độ axit lactic trong sữa mẹ, điều này sẽ làm thay đổi mùi vị ở một mức độ nào đó. Nó cũng có thể làm cho sữa mẹ có vị chua và mặn.

6.THÀNH PHẦN TRONG SỮA MẸ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?

Sữa mẹ sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau.

THEO GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Sữa mẹ thông thường sẽ có sự thay đổi trong từng giai đoạn sau sinh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Các  giai đoạn thay đổi bao gồm:

  • Sữa non trong những ngày đầu tiên: Trong những ngày đầu sau sinh, sữa mẹ được tiết ra gọi là sữa non. Sữa non có dạng đặc, màu vàng đậm và nhạt, sữa loãng dần ở những ngày sau đó. Sữa non thường chứa ít lactose, chất béo và vitamin tan trong nước, nhưng lại rất giàu protein cũng như các loại vitamin tan trong chất béo, đặc biệt là các tế bào miễn dịch. Bởi vậy trẻ bú sữa non của mẹ sẽ làm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Sữa chuyển tiếp ở vài ngày tiếp theo: Sữa mẹ sẽ chuyển sang giai đoạn sữa chuyển tiếp thường gọi là xuống sữa. Lúc đầu, lượng sữa này khá nhiều do tuyến sữa chưa nhận được nhu cầu của bé. Mẹ sẽ thường xuyên có hiện tượng căng tức bầu ngực và ướt áo do sữa rỉ ra.
  • Sữa trưởng thành từ 6 tuần sau sinh: Từ hai tuần trở đi sữa mẹ mới được gọi là sữa trưởng thành thực sự. Sữa này có màu trắng đục, loãng hơn so với sữa non, tuy nhiên vẫn có một độ sánh nhất định. Thành phần sữa mẹ lúc này có chứa nhiều chất béo, protein, chất kích thích miễn dịch, vitamin và chất khoáng, carbohydrate, men và hormone đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
  • Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ sau 6 tháng: Sữa mẹ lúc này chứa khá nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho bé. Tuy nhiên sữa dần dần sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Do đó nếu chỉ cho trẻ bú hoàn toàn như 6 tháng trước đó thì trẻ sẽ chậm phát triển.

THAY ĐỔI TRONG TỪNG LẦN BÚ

  • Sữa đầu: có màu hơi xanh nhẹ, chứa rất nhiều đạm, đường, nước và các dinh dưỡng quan trọng khác, chúng thường được tiết ra đầu bữa bú của trẻ.
  • Sữa cuối: thường có màu trắng nhẹ do chứa nhiều chất béo hơn, được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Vì sữa cuối thường chứa nhiều chất béo giúp trẻ lớn nhanh, do đó cha mẹ cần chú ý nên cho bé bú đến hết sữa cuối, không nên chuyển bên sớm.

7.LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỮA MẸ GIÀU DINH DƯỠNG HƠN?

Để thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ được đảm bảo hơn, mẹ cần chú ý đến việc tăng cường chế độ dinh dưỡng cho khẩu phần ăn mỗi ngày. Cụ thể:

  • Tăng cường rau xanh và trái cây: đều là nguồn thực phẩm có chứa các nguồn dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin… Vì vậy mẹ nên bổ sung hoa quả, rau xanh và cả ngũ cốc trong các bữa ăn.
  • Tăng cường thực phẩm giàu DHA giúp trẻ thông minh hơn: Các thực phẩm giàu DHA như cá, thịt đều vô cùng cần thiết và quan trọng. Mẹ nên ăn 1-2 bữa cá trong tuần và cũng đừng quên tăng cường thịt để đủ dinh dưỡng protein cho cả mẹ và bé.
  • Bổ sung canxi: Canxi là một vi chất quan trọng đối với cơ thể của mọi người, đặc biệt là các bà mẹ sau sinh và trẻ nhỏ. Mẹ hãy chú trọng việc bổ sung canxi để hệ xương của bé phát triển, đồng thời tránh được tình trạng loãng xương của mẹ sau này.
  • Uống đủ nước: Tương tự các vi chất kể trên, nước cũng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống khoa học hằng ngày của mẹ và bé. Việc đảm bảo đủ nước cho cơ thể sẽ đảm bảo hàm lượng sữa mẹ dồi dào cũng như giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần duy trì 2l nước mỗi ngày, tương đương với 8-10 cốc nước.



















 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: