CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

19

Th 08

SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC UỐNG CÁCH NHAU BAO LÂU KHI MẸ DẶM SỮA NGOÀI CHO CON?

SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC UỐNG CÁCH NHAU BAO LÂU KHI MẸ DẶM SỮA NGOÀI CHO CON?

  • admin
  • 0 bình luận

Đối với nhiều gia đình hiện nay, việc cho bé bú kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức đang dần trở nên phổ biến để giảm bớt áp lực cho mẹ, đặc biệt là khi mẹ có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này, vấn đề nhiều chị em lần đầu quan tâm nhất đó là sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu để đảm bảo em bé có đủ thời gian tiêu hóa và không bị đói giữa cữ bú?

1.VÌ SAO NHIỀU MẸ LỰA CHỌN CHO BÉ BÚ KẾT HỢP SỮA CÔNG THỨC?

Trên thực tế, lựa chọn cho bé bú kết hợp song song với sữa ngoài không chỉ do vấn đề sức khỏe hay nguồn sữa mà còn vì nhiều lý do khác. Cụ thể hơn, nhiều mẹ hiện nay vẫn chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp cho con bú thêm sữa công thức là do:

  • Cảm thấy khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
  • Không đủ sữa mẹ cho bé bú hoặc lo lắng về cân nặng của bé.
  • Bé bú sữa công thức trước mẹ vì lý do nào đó và bạn muốn quay lại nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Bạn không thể bên cạnh em bé liên tục trong ngày vì lý do nào đó, chẳng hạn như quay lại công việc, thì sẽ cần cho bé bú thêm sữa ngoài.
  • Bạn đi làm trở lại và không thể hút sữa tại nơi làm việc.
  • Chồng hoặc người thân muốn hỗ trợ bạn cho bé bú để bạn có thời gian làm những việc khác hoặc nghỉ ngơi.

2.SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC UỐNG CÁCH NHAU BAO LÂU KHI DẶM SỮA NGOÀI CHO CON?

Thực chất, việc lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với sữa công thức là điều bình thường không ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mẹ muốn cho con bú kết hợp ngay sau sinh thì điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Vì vậy, nếu có thể thì mẹ nên đợi nguồn sữa mẹ về nhiều và ổn định, thường mất khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh thì mới kết hợp dặm thêm sữa ngoài cho con.

Đối với bé bú mẹ hoàn toàn trước đó, để giúp bé quen dần với việc bú mẹ thì nên bắt đầu với một cữ bú sữa ngoài duy nhất trong vài ngày đầu. Sau đó, mẹ mới tăng dần cữ bú sữa ngoài lên thay thế tương đương cho các cữ bú mẹ trước đó.

3.LƯU Ý KHI BÚ SỮA MẸ KẾT HỢP SỮA CÔNG THỨC

Khi cho bé bú kết hợp, mẹ không chỉ phải quan tâm tới vấn đề bé uống sữa mẹ và sữa công thức cách nhau bao lâu mà còn cần lưu ý thêm một số điều sau đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đáp ứng cho sự phát triển và sức khỏe của con:

ƯU TIÊN CHO BÉ BÚ MẸ TRƯỚC VÀ DUY TRÌ VIỆC BÚ MẸ ĐỀU ĐẶN

Việc cho con bú thêm sữa công thức có thể làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra vì cơ thể sản xuất sữa dựa trên nhu cầu của bé. Vì vậy mà ngay tại thời điểm sau sinh, chị em nên ưu tiên cho bé bú mẹ trước khi kết hợp sữa công thức để đảm bảo nguồn sữa mẹ quý giá cho con luôn ổn định.

Sau đó, khi muốn dặm thêm sữa ngoài mẹ chỉ cần giảm số lần cho con bú nhưng lưu ý không cắt quá nhanh các cữ bú mẹ trong ngày của con. Đối với một số mẹ chỉ cho bé bú thêm sữa ngoài tạm thời và vẫn muốn quay lại cho bé bú hoàn toàn thì trong thời gian cho con bú kết hợp, mẹ hãy duy trì việc vắt sữa/ hút sữa thường xuyên, hút sữa vào những cữ bú ngoài để cơ thể không giảm lượng sản xuất sữa cho bé.

KHÔNG TRỘN SỮA MẸ VỚI SỮA BỘT

So với vấn đề sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu thì việc có nên trộn sữa mẹ với sữa bột không cũng là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc khi đang cho con bú kết hợp. Theo khuyến cáo, mẹ nên pha trộn sữa bột theo đúng tỷ lệ hướng dẫn từ nhà sản xuất và tốt nhất không nên pha trộn vào sữa mẹ.

Nguyên nhân là vì sự pha trộn sữa mẹ với sữa công thức có thể ảnh hưởng đến lượng protein mà trẻ hấp thu cũng như khả năng giữ lại các khoáng chất như canxi, photpho và kẽm. Mẹ nên cho bé bú riêng, xen kẽ thay vì trộn chung hai loại sữa vào một bình vì điều này còn giúp tránh lãng phí và giảm đi các lợi ích từ sữa mẹ.

ƯU TIÊN CHỌN SỮA CÔNG THỨC PHÙ HỢP VỚI BÉ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa công thức, chẳng hạn như sữa công thức từ sữa bò, sữa dê, sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần hoặc một phần; sữa công thức dành cho trẻ sinh non hoặc không dung nạp lactose… Vì vậy mẹ nên tìm hiểu kỹ thành phần bột sữa, loại sữa, thương hiệu sản xuất… để lựa chọn sữa chất lượng và phù hợp với nhu cầu của con.

ĐẢM BẢO VỆ SINH CHO CÁC BÉ BÚ BÌNH

Hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên con rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc bị ốm. Do đó khi dặm thêm sữa ngoài cho con thì việc đảm bảo vệ sinh các đồ dùng cho bé bú như bình sữa, núm ti, nắp bình… thậm chí là thau (chậu) rửa bình, cọ rửa bình, dụng cụ bảo quản - cất trữ là điều rất quan trọng.

Đây là những đồ dùng cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi cữ bú. Lời khuyên là mẹ nên sử dụng dung dịch rửa bình chuyên dụng. Sau đó, cho các bộ phận của bình sữa vào nước sôi hoặc máy tiệt trùng để diệt khuẩn hiệu quả. Cuối cùng là để ráo nước trước khi cho bé dùng tiếp vào lần sau.













 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: