CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

TẠI SAO MỖI NGÀY NÊN ĂN MỘT QUẢ TRỨNG?
14

Th 10

TẠI SAO MỖI NGÀY NÊN ĂN MỘT QUẢ TRỨNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích cho việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. 1.ĂN TRỨNG CÓ THỂ CẢI THIỆN ĐÁNG KỂ SỨC KHỎE NÃO BỘ Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tăng cường lượng trứng có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa chứng mất trí. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients tháng 10/2024 cho thấy những người tham gia ăn một quả trứng mỗi ngày có nguy cơ mất trí thấp hơn hẳn so với những người ăn trứng hàng tuần hoặc hàng tháng. Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, và là nguồn cung cấp choline, folate, iot, vitamin D, vitamin B, protein chất lượng cao. Tác dụng bảo vệ của việc tiêu thụ trứng hằng ngày chống lại chứng mất trí của người lớn tuổi có thể là do sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính sinh học và chất dinh dưỡng khác như protein chất lượng cao, acid béo không bão hòa, vitamin. 2.TRỨNG CÓ THỂ BẢO VỆ CHỐNG LẠI SỰ SUY GIẢM NHẬN THỨC Nghiên cứu đã so sánh dữ liệu sức khỏe trong 2 năm về thói quen ăn uống của 233 người lớn mắc chứng mất trí và một số lượng tương đương không mắc chứng mất trí, tất cả đều từ các phòng khám sức khỏe cộng đồng và hệ thống quản lý mất trí nhớ ở Quảng Châu, Trung Quốc. Trung bình có 744 người tham gia và hơn 60% là phụ nữ.  Khi so sánh nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, các nhà khoa học đã phân loại thói quen ăn trứng thành các nhóm: không ăn, một quả trứng một tháng, một quả trứng một tuần, một quả trứng mỗi ngày hoặc hai quả mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Phân tích trong nhiều nghiên cứu cho thấy một người ăn càng ít trứng thì nguy cơ mất trí nhớ càng cao. So với những người ăn một quả trứng một ngày, những người ăn trứng hàng tuần có nguy cơ cao mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 1,76 lần, trong khi những người ăn 1 quả trứng mỗi tháng có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 4 lần. Những phát hiện này được đưa ra chỉ vài tháng sau một cuộc điều tra có liên quan đến hơn 1.000 người lớn tuổi cho thấy rằng ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi tuần có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer. 3.TẠI SAO ĂN TRỨNG GIÚP TĂNG CƯỜNG TRÍ NÃO? Vì trứng thường có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời nên mối quan hệ được quan sát thấy giữa việc tiêu thụ trứng như một phần của chế độ ăn uống bổ dưỡng và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp không có gì đáng ngạc nhiên. Những người tham gia thường xuyên ăn trứng cũng có xu hướng ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, rau và trái cây. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe ở dạng não bộ ở dạng dễ hấp thụ và sử dụng cho cơ thể. Điều này có thể giải thích tại sao trứng nói chung có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Trứng là một loại protein hoàn chỉnh, nghĩa là chúng chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu là những loại cơ thể không thể tự sản xuất. Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng giúp xây dựng não bộ có nhiều trong trứng là choline. Nó được kết hợp vào acetylcholine, một trong những chất truyền tin hóa học được sử dụng để giao tiếp trong não và rất cần thiết cho quá trình học tập và ghi nhớ. Trước đây, các bác sĩ đã cảnh báo rằng trứng không tốt cho sức khỏe tim mạch do lượng cholesterol cao trong lòng đỏ trứng, được cho làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Quan niệm đó đã thay đổi đáng kể theo thời gian và các nghiên cứu lớn gần đây đã phát hiện ra rằng lượng cholesterol trong một quả trứng mỗi ngày là an toàn cho hầu hết mọi người.          

CÁCH TĂNG CHIỀU CAO CHO BÉ 1-3 TUỔI
12

Th 10

CÁCH TĂNG CHIỀU CAO CHO BÉ 1-3 TUỔI

  • admin
  • 0 bình luận

Dinh dưỡng, các vấn đề môi trường, bệnh mãn tính là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao và sự phát triển của trẻ. Ở trẻ nhỏ, chậm tăng chiều cao thường là hậu quả của chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Vậy bé muốn tăng chiều cao cần làm gì? 1.TỔNG QUAN CHIỀU CAO CỦA BÉ 1-3 TUỔI Khi lên 3 tuổi, hầu hết trẻ mới biết đi, tăng khoảng 1,8kg và cao hơn khoảng 5-8cm. Trẻ em từ 1-3 tuổi rất năng động, thích các hoạt động ngoài trời, đồng thời học hỏi thế giới xung quanh theo những cách rất hữu ích. Chúng yêu thích việc chạy nhảy xung quanh, khám phá mọi thứ và học thêm kỹ năng mới, chẳng hạn như đá bóng và đi xe ba bánh. Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ duy trì được tốc độ phát triển đều đặn. Bác sĩ sẽ đo chiều cao và cân nặng cho con khi khám sức khỏe định kỳ và ghi lại kết quả trên biểu đồ tăng trưởng. Điều này cho phép bác sĩ theo dõi sự phát triển của con bạn theo thời gian và phát hiện sớm bất cứ xu hướng phát triển bất thường nào cần chú ý. Tốc độ phát triển chiều cao của trẻ từ 1 đến 3 tuổi khá nhanh. Theo số liệu từ Tổ chức Y Tế Thế Giới, chiều cao trung bình theo tuổi của 1 đứa trẻ bình thường là: Trẻ 1 tuổi khoảng 74cm Trẻ 2 tuổi khoảng 85cm Trẻ 3 tuổi khoảng 94cm Mặc dù các biểu đồ tăng trưởng chiều cao là công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ, nhưng rất khó để xác định chiều cao bình thường theo từng độ tuổi. Ví dụ, những bậc cha mẹ thấp thường sinh con thấp hơn, trong khi những bậc cha mẹ cao có xu hướng sinh con cao hơn. Bạn có thể lo lắng nếu con bạn không cao như các bạn cùng trang lứa, nhưng câu hỏi quan trọng là liệu con bạn có đang tiếp tục phát triển chiều cao với tốc độ bình thường hay không. Ví dụ, nếu tốc độ phát triển của trẻ gần đây đã chậm lại, bác sĩ có thể vẽ biểu đồ biểu thị chiều cao của trẻ trong vài tháng xem liệu đây có phải biểu hiện sức khỏe có thể xảy ra hay chỉ là một biến thể của quá trình phát triển bình thường. Trong nhóm các trẻ khỏe mạnh, hầu hết những trẻ em có tốc độ phát triển tốt nhưng có chiều cao nằm dưới đường phân vị thứ 5 trên biểu đồ tăng trưởng thường do các nguyên nhân sau: Yếu tố di truyền: Những đứa trẻ này được thừa hưởng gen có vóc dáng thấp bé từ cha mẹ của chúng. Thông thường một hoặc cả hai cha mẹ hoặc người thân khác trong gia đình cũng có chiều cao thấp hơn trung bình. Mặc dù thấp hơn mức trung bình, những đứa trẻ này vẫn phát triển với tốc độ bình thường và khỏe mạnh, không có triệu chứng của các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Nhìn chung, những đứa trẻ này sẽ bước vào tuổi dậy thì với lứa tuổi trung bình như bạn bè và sẽ đạt được chiều cao cuối cùng khi trưởng thành tương tự như cha mẹ của chúng. Không có phương pháp điều trị nào được khuyến nghị hoặc được biết là có hiệu quả rõ ràng trong việc tăng trưởng chiều cao ở người trưởng thành. Thể chậm phát triển thể chất hay dậy thì muộn: Mặc dù đạt được kích thước trung bình trong giai đoạn sơ sinh, những đứa trẻ này thường trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm hơn trung bình vào khoảng thời gian 6 tháng đến 2 tuổi, khiến các chỉ số của chúng thấp hơn trên biểu đồ tăng trưởng. Sau khoảng 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em bị chậm phát triển thể chất sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn bình thường cho đến khi chúng đến tuổi dậy thì và trải qua sự phát triển vượt bậc ở độ tuổi muộn hơn so với hầu hết các thanh thiếu niên khác. Bởi vì chúng bắt đầu dậy thì muộn hơn và sẽ tiếp tục phát triển khi hầu hết các thanh thiếu niên đã dừng lại, do đó bắt kịp với các bạn cùng trang lứa về chiều cao cuối cùng ở tuổi trưởng thành. 2.MUỐN BÉ TĂNG CHIỀU CAO, BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ? Giúp trẻ phát triển và tăng trưởng bình thường là mong muốn của nhiều bố mẹ. Chiều cao của trẻ là một trong những chỉ số phản ánh sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ, được quyết định bởi sự phối hợp đồng thời nhiều yếu tố bao gồm chế độ dinh dưỡng tốt, ngủ nhiều và vận động thường xuyên. Ngày nay, suy dinh dưỡng nghiêm trọng là vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, phổ biến ở các quốc gia nghèo và kém phát triển. Ở Hoa Kỳ và các nước phát triển, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng khi một đứa trẻ không may mắn mắc các bệnh lý mãn tính hoặc rối loạn liên quan. Bên cạnh đó, sự phát triển chiều cao của con bạn phần lớn được xác định bởi di truyền. Gen có tiếng nói quan trọng trong việc xác định chiều cao của trẻ. Viêc thúc ép trẻ ăn thêm hoặc uống bổ sung nhiều hơn các loại vitamin và khoáng chất hoặc các chất dinh dưỡng khác quá mức cần thiết được khuyến nghị sẽ không giúp tăng chiều cao của trẻ một cách có ý nghĩa. Cách để hỗ trợ trẻ đạt được chiều cao tối đa là đảm bảo rằng trẻ được bổ sung các chất dinh dưỡng một cách hợp lý. Một chế độ ăn uống cân bằng là phải có sự kết hợp của protein, carbohydrate, chất béo và vitamin theo tỷ lệ chính xác. Ngoài ra, hãy đảm bảo con bạn tránh xa đồ ăn vặt và đồ uống có gas. Không cho phép trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi có thói quen tiêu thụ các loại thức ăn vặt mỗi ngày. Kẽm được phát hiện có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy điều quan trọng là phải bao gồm thực phẩm giàu kẽm như đậu phộng và hạt bí vào chế độ ăn uống của trẻ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ không chỉ cung cấp cho con bạn các chất dinh dưỡng phù hợp để tăng chiều cao mà còn giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong. Khẩu vị của trẻ trong độ tuổi này có thể thay đổi rất nhiều, tuy nhiên bố mẹ không nên quá lo lắng vì điều này là phổ biến. Việc một số trẻ không thích thực phẩm nào đó cũng là điều bình thường. Thức ăn “nhão” như cháo, bột không còn là sự lựa chọn cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, hãy tiếp tục cung cấp cho chúng nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng để con bạn quyết định ăn loại nào và bao nhiêu. Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, muốn tăng chiều cao cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý đến các thói quen vận động và hoạt động thể chất hằng ngày. Ngay cả những bài tập giãn cơ đơn giản cũng có thể tác động rất lớn đến chiều cao của con. Dạy bé một số bài tập đơn giản từ khi còn nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng chiều cao. Kéo giãn giúp kéo dài cột sống và cải thiện tư thế của trẻ.  Một giấc ngủ ngon cũng là biện pháp giúp trẻ tăng chiều cao cho bé từ 1 đến 3 tuổi. Một giấc ngủ ngon không chỉ quan trọng với người lớn mà còn với cả trẻ nhỏ. Cha mẹ cần phải đảm bảo rằng trẻ được ngủ đầy đủ 8 tiếng mỗi đêm để khỏe mạnh và phát triển. Giấc ngủ sâu kích thích cơ thể giải phóng loại hormon tăng trưởng có tên GH và có vai trò trực tiếp giúp tăng trưởng chiều cao. Vì vậy, bỏ qua giấc ngủ không phải là 1 ý kiến hay.        

CHO TRẺ ĂN DẶM VỚI TRÁI CÂY ĐÚNG CÁCH
12

Th 10

CHO TRẺ ĂN DẶM VỚI TRÁI CÂY ĐÚNG CÁCH

  • admin
  • 0 bình luận

Trái cây là một trong các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ. 1.THỜI ĐIỂM CHO TRẺ ĂN DẶM VỚI TRÁI CÂY Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng mẹ cho bé ăn trái cây trong giai đoạn ăn dặm sớm. Hầu hết các bé sẽ được bổ sung thêm thực phẩm từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên lúc mẹ bắt đầu mẹ nên cho bé làm quen với những loại trái cây dễ tiêu hóa như chuối nghiền, táo nghiền… Vậy những bé dưới 6 tháng tuổi có ăn được trái cây không? Theo khuyến cáo của WHO chỉ những trẻ bú sữa mẹ khi trên 6 tháng tuổi mới phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp không cung cấp đủ sữa cho bé thì chỉ có thể cho ăn thêm nhưng với lượng ít.  Một lưu ý đó là trẻ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên hấp chín và nghiền nhuyễn. Không nên cho bé nhai trái cây sống để tránh hệ tiêu hóa không hấp thụ được dạng thức ăn thô. 2.NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY PHÙ HỢP CHO TRẺ ĂN DẶM Quả chuối, bơ Chuối là loại trái cây có vị ngọt, khi chín mềm và thơm. Trong chuối có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và rất phù hợp với bé giai đoạn ăn dặm sớm. Vậy nên loại trái cây này được rất nhiều mẹ thêm vào thực đơn của bé.  Bơ là loại trái cây có vị béo ngậy, mùi thơm, mềm và phù hợp với hệ thống tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Không những vậy bơ sẽ có chứa nhiều axit béo omega 3 tham gia tích cực vào quá trình phát triển trí não, thị lực của trẻ. Đu đủ chín Trong trái đu đủ chín có chứa dinh dưỡng như chất xơ, enzyme papain. Ngoài ra, trái đu đủ cũng như các loại quả có thịt màu vàng đỏ khác là nguồn cung cấp beta-carotene hỗ trợ phát triển thị lực. Quả táo Táo cũng là một trong những loại trái cây được nhiều mẹ lựa chọn trong thực đơn ăn dặm. Mẹ có thể dễ dàng chế biến tạo thành các món ăn khác nhau như kết hợp cùng với rau, thịt. Trong táo chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe của bé như vitamin C, chất xơ. 3.LỢI ÍCH KHI CHO TRẺ ĂN DẶM VỚI TRÁI CÂY Cho trẻ ăn dặm trái cây cần thiết vì nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì trong các loại hoa quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào. Đặc biệt ý nghĩa với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Ngoài ra, các loại quả chín còn là nguồn cung cấp vitamin C, caroten (tiền vitamin A) và một số khoáng chất quan trọng như kali, canxi, magie… với những loại trái có màu vàng như cam, đu đủ, xoài thường có chứa nhiều beta-carotene giúp tăng cường hỗ trợ làm sáng mắt, phòng ngừa nguy cơ bị khô mắt. Mẹ bổ sung trái cây cho bé còn góp phần tăng cường sức đề kháng để trẻ có thể chống lại một số bệnh lý về đường hô hấp, tiêu chảy… Trong trái cây chín còn có một chất gọi là pectin giúp hấp thu được các độc tố cho cơ thể để đào thải ra môi trường bên ngoài. Chất này còn có thêm tác dụng kích thích thèm ăn, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa. Hoa quả còn là nguồn cung cấp chất xơ giúp tăng nhu động ruột giúp bé tránh được tình trạng táo bón. Phức chất polyphenol trong trái cây còn là chất chống oxy hóa tự nhiên với khả năng làm giảm được ung thư, nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch. Vậy nên với những tác dụng của những loại quả chín đem lại thì tất cả mọi đối tượng đều nên ăn. Nhu cầu của mỗi đối tượng sẽ có sự khác nhau, trung bình một người trưởng thành sẽ cần khoảng 300 gram rau xanh, và 100 trái cây chín, trẻ em sẽ theo độ tuổi. Bố mẹ nên bắt đầu cho bé nhà mình ăn dặm khi bé đã được 6 tháng tuổi. Lúc ban đầu bé có thể làm quen được với trái cây mẹ hãy cho bé thử khoảng 5-7 giọt nước ép của cam hoặc quýt và tăng dần lên thành 2-3 muỗng cafe. Trong vài tuần đầu tiên của ăn dặm hãy cho bé thử ăn chuối và bơ. Nguyên nhân là vì đây là 2 loại trái cây mềm, dễ dàng hấp thu với hệ tiêu hóa của trẻ và ít gây ra  tình trạng dị ứng. Từ tuần ăn dặm thứ 4 trở đi có thể đa dạng thêm nhiều loại trái cây khác nhau như thanh long, táo, dâu tây… Hãy cho bé ăn sau bữa chính khoảng 30 đến 45 phút. Nếu mẹ cho bé ăn thay thế các bữa phụ cách bữa chính tầm 2-3 tiếng. Nếu như cho trẻ ăn trái cây trước bữa ăn sẽ dẫn đến trẻ no và không chịu ăn những món khác. 4.CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ÉP TRÁI CÂY Mẹ không chỉ cần lưu ý đến cách cho trẻ ăn trái cây mà còn đến cách cho bé uống các loại nước ép. Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi mẹ không nên cho bé uống bất kỳ loại nước ép nào. Nếu trường hợp bé cần bổ sung dinh dưỡng thì cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia. Mẹ nên lựa chọn khoảng thời gian nhất định cho bé uống và không uống cả ngày. Có thể lựa chọn cho bé uống trong, hoặc cách bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.  Để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ, khi cho trẻ ăn dặm với trái cây cần phải lưu ý những vấn đề sau: Hãy lựa chọn cho bé ăn những loại trái cây theo mùa vì hoa quả vừa rẻ, vừa đảm bảo chất lượng, ít tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Đối với bé mới tập ăn nên nghiền nát cho bé dễ nuốt và đút theo từng thìa nhỏ. Trẻ nằm trong khoảng độ tuổi từ 6-12 tháng nên cho bé ăn khoảng từ 60-100  gram trái nghiền trong một ngày. Khi trẻ được 1-2 tuổi có thể tăng lên 100 gram trên ngày. Trẻ từ 3-5 tuổi nhu cầu cao hơn từ 150g-200g trên ngày. Bố mẹ cần tránh không nên cho bé ăn những loại quả tròn cứng hoặc lưu ý với hạt trái cây của trẻ vì có thể gây nguy hiểm khi bé bị nghẹn.      

VÌ SAO KIÊNG ĂN DẦU MỠ, CÁC CHẤT BÉO MÀ MỠ MÁU VẪN CAO?
11

Th 10

VÌ SAO KIÊNG ĂN DẦU MỠ, CÁC CHẤT BÉO MÀ MỠ MÁU VẪN CAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Mỡ máu (hay còn gọi là lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao, vì sao? Cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để hoạt động bình thường. Khi cơ thể có cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), hay được gọi là cholesterol tốt thì các động mạch được thông thoáng và máu lưu thông dễ dàng hơn do HDL giúp loại bỏ cholesterol xấu LDL. THẾ NÀO GỌI LÀ MỠ MÁU CAO? Tình trạng mỡ máu ở mức cao hơn bình thường sẽ được đánh giá qua 4 chỉ số: cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL, tốt HDL và chất béo trung tính triglyceride. Theo đó, chỉ số mỡ máu cao là khi: Chỉ số cholesterol toàn phần từ 240mg/dL trở lên cảnh báo cholesterol trong máu tăng và bạn có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp đôi bình thường. Chỉ số cholesterol tốt HDL ở nam giới dưới 40mg và ở nữ giới là 50mg là một mức cholesterol thấp tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch. Chỉ số cholesterol xấu LDL trong khoảng 160-189mg/dL là mức cao, bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng cao. Chỉ số cholesterol xấu LDL từ 190mg/dL trở lên cảnh báo mỡ máu rất cao, tương ứng với nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và biến chứng cao. Chỉ số triglyceride trong máu từ 200-499mg/dL là  tăng cao hơn mức bình thường. Chỉ số này ở mức trên 500mg/dL là một mức tăng rất cao. VÌ SAO KIÊNG ĂN DẦU MỠ, THỰC PHẨM CHIÊN XÀO MÀ MỠ MÁU VẪN CAO? Rối loạn mỡ máu (máu nhiễm mỡ hay rối loạn lipid máu): là tình trạng bất thường của lipid máu như mức LDL-C (cholesterol xấu) hoặc triglyceride quá cao, mức HDL-C (cholesterol tốt) quá thấp. Lipid máu bình thường cần thiết cho sự sống nhưng khi vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ gây hại. Tình trạng này dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới, các bệnh động mạch chủ. Yếu tố di truyền: Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa. Bạn có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nguyên phát nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý này. Dạng tăng cholesterol máu di truyền phổ biến nhất có tên gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH). Những trường hợp có người thân bị cholesterol cao hoặc nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi (nếu ở nam) và 65 tuổi (ở nữ), trẻ em, thanh thiếu niên nên được kiểm tra FH. Mắc các bệnh lý: Các nguyên nhân góp phần gây rối loạn mỡ máu thứ phát gồm tiêu thụ nhiều calo, chất béo bão hòa, cholesterol, chất béo chuyển hóa, dùng nhiều đồ uống chứa cồn và chất kích thích. Người thừa cân béo phì, mắc các bệnh lý mãn tính, đái tháo đường, suy giáp, xơ gan - ứ mật nguyên phát, các bệnh gan ứ mật khác cũng có nguy cơ cao. Do sử dụng một số loại thuốc: Người sử dụng những loại thuốc như thiazid, retinoid, và các thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao, cyclosporine, tacrolimus, estrogen và progestin, glucocorticoid,.... cũng dễ mắc bệnh. CÁCH HẠN CHẾ MỠ MÁU CAO Điều trị rối loạn mỡ máu phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh uống thuốc, người bệnh cần chú ý: Không hút thuốc lá và các chất gây nghiện. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Tránh căng thẳng, làm việc quá độ. Hạn chế rượu bia, nước ngọt, nước tăng lực. Duy trì cân nặng ổn định, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga. Nên kiểm tra mỡ máu định kỳ 3-6 tháng/ lần hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh phải uống thuốc đều đặn, không được bỏ cuộc giữa chừng.  Ăn nhiều rau củ quả tươi và trái cây chín ít ngọt.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: