CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CÁCH CHỌN SỮA CHO BÉ PHÙ HỢP, GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
16

Th 10

CÁCH CHỌN SỮA CHO BÉ PHÙ HỢP, GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

  • admin
  • 0 bình luận

Giữa vô vàn nhãn sữa trên thị trường, làm thế nào để mẹ có thể lựa chọn được một dòng sữa công thức phù hợp nhất với bé nhà mình? Bài viết dưới đây với chủ đề “cách chọn sữa cho bé” giúp mẹ hiểu bé hơn cũng như gửi đến mẹ vài tips lựa chọn sữa theo nhu cầu cơ thể của con, mẹ có thể theo dõi để lựa chọn sữa tốt nhất cho sức khỏe bé yêu nhé! 1.THÔNG TIN MẸ CẦN BIẾT VỀ SỮA CÔNG THỨC Sữa công thức dành cho trẻ em hay sữa bột trẻ em là một loại thực phẩm dinh dưỡng được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có công thức tương tự với sữa mẹ nên có thể thay thế một phần, thậm chí là hoàn toàn sữa mẹ. THÀNH PHẦN Trước khi lựa chọn một loại sữa công thức nào đó cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ thành phần và đặc điểm từng loại sữa. Đây là yếu tố giúp mẹ lựa chọn các loại sữa công thức phù hợp cho bé. Vậy thành phần sữa công thức là gì?  Sữa công thức được các nhà khoa học và chuyên gia y tế nghiên cứu với công thức và hương vị tương tự sữa mẹ.  Tùy từng loại sữa công thức mà thành phần và hàm lượng khác nhau, nhưng nhìn chung đều có thành phần chính bao gồm chất đạm, đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Thêm vào đó, sữa còn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho hệ tiêu hóa, phát triển trí não và chiều cao cho bé như DHA, ARA, choline, beta-glucan, prebiotic… Thành phần trong sữa công thức cũng cần tuân thủ quy định của cục quản lý thực phẩm. Ví dụ: như cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã yêu cầu nhà sản xuất cung cấp đầy đủ 29 dưỡng chất trong khẩu phần ăn của trẻ. Vì vậy, dù có nhiều nhãn hiệu, bao bì, giá cả khác nhau nhưng đều sẽ có những thành phần giống nhau và không ai được phép thay đổi những thành phần đó. PHÂN LOẠI SỮA CÔNG THỨC Có 3 dạng sữa công thức cơ bản đó là: sữa pha sẵn, sữa cô đặc và sữa bột. Sữa công thức dạng pha sẵn: Loại sữa này đặc biệt thuận tiện cũng như đảm bảo vệ sinh. Mẹ chỉ cần mở nắp là được dùng ngay, không cần pha khuấy hay đo lường gì cả. Lưu ý rằng sữa pha sẵn khi mở nắp chỉ để tối đa 48 giờ. Giá sữa pha sẵn cũng đắt nhất trong 3 loại sữa (đắt hơn sữa bột khoảng 20%). Sữa công thức dạng cô đặc: Loại sữa này sử dụng bằng cách pha loãng với nước, tỷ lệ sữa và nước thường là 1:1, mẹ cần xem kỹ hơn hướng dẫn sử dụng trên hộp của từng loại. Sữa cô đặc dạng thanh, viên nhỏ gọn , nhẹ và tiện dụng hơn sữa pha sẵn, tuy nhiên chúng đắt hơn sữa bột vì dạng cô đặc hiện tại trên thị trường hầu hết là hàng nhập khẩu, chưa phổ biến tại Việt Nam và rất khó tìm mua. Sữa bột: Loại sữa này được dùng phổ biến nhất cho bé vì không quá tốn kém, không mất nhiều diện tích bảo quản lại thân thiện với môi trường nhất. Đây cũng là dạng sữa mẹ dễ dàng thay đổi liều lượng tùy theo nhu cầu của bé, nhưng lại mất nhiều thời gian pha khuấy hơn so với các loại sữa công thức khác và cần được pha đúng tỷ lệ. Sữa bột khi mở nắp để được trong vòng 1 tháng. VAI TRÒ CỦA SỮA CÔNG THỨC Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên một số mẹ không thể duy trì cho con bú được. Khi đó, sữa công thức chính là giải pháp cung cấp dinh dưỡng phù hợp nhất với các bé. Sữa công thức được các nhà khoa học và các chuyên gia y tế nghiên cứu giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể bé. Vì công thức gần giống sữa mẹ, sữa công thức là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và cân nặng, phát triển thị lực, khả năng giao tiếp, giải quyết các vấn đề cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho con. Giai đoạn bé từ 3-10 tuổi được xem như là giai đoạn “vàng”, bé có tiềm năng phát triển chiều cao chiếm tới 60%, thì việc bổ sung sữa cho bé bên cạnh các bữa ăn chính là rất quan trọng. Trong giai đoạn này, mẹ nên duy trì bổ sung cho bé từ 2-4 ly sữa công thức theo nhu cầu của con để đạt hiệu quả tăng trưởng tốt nhất. 2.6 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SỮA CHO BÉ MÀ MẸ CẦN BIẾT Việc lựa chọn sữa đúng công thức cho bé không chỉ giúp bé bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp bé phát triển toàn diện nhất. Để lựa chọn được sữa thực sự chất lượng và phù hợp với tình trạng của bé nhà mình, mẹ tham khảo 6 gợi ý dưới đây nhé! CHỌN SỮA THEO ĐỘ TUỔI Khi chọn sữa, điều mẹ chú ý đầu tiên là loại sữa có phù hợp với độ tuổi của con hay không, vì mỗi cơ thể ở độ tuổi khác nhau cần một lượng chất dinh dưỡng nhất định. Khi đó cơ thể mới có khả năng hấp thụ được và không bị thừa chất. Sữa dành cho bé sinh non nhẹ cân: Mẹ nên chọn sữa giàu protein, vitamin và khoáng chất để cung cấp thêm các dưỡng chất cho bé sinh non. Ngoài ra, theo các lời khuyên của các nhà khoa học, sữa cho bé sinh non, thiếu cân nên có tỷ lệ calo cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75 kcal/ml so với 0,67 kcal/ml) để cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất cho các bé bắt kịp đà tăng trưởng với các bé cùng trang lứa. Sữa công thức cho bé dưới 6 tháng tuổi: Sữa cho bé dưới 6 tháng tuổi cần đảm bảo tỷ lệ canxi/phospho=2:1 để không ảnh hưởng tới chức năng thận của bé, đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Sữa sẽ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nếu bé được bú 150ml/kg cân nặng/ ngày. Sữa dành cho bé từ 6-12 tháng tuổi: Đến giai đoạn này việc tăng cân của bé không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa nên mẹ chỉ cần duy trì sữa song song với chế độ sữa mẹ hoặc ăn dặm phù hợp để đảm bảo sự tăng trưởng bình thường của bé. Mẹ cho con bú 500-800ml sữa/ ngày là đủ, thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của con. Sữa dành cho bé trên 12 tháng tuổi: Lúc này mẹ ưu tiên lựa chọn sữa có thành phần canxi và các thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch vì bé đã tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nhiều hơn… Mỗi ngày cho bé uống khoảng 300-500ml sữa là đủ. CHỌN SỮA THEO MÙI VỊ PHÙ HỢP Mỗi bé đều có khẩu vị khác nhau, tùy thuộc vào từng loại sữa, mùi vị của chúng cũng khác nhau. Dựa vào phản ứng của con khi uống sữa, mẹ nên lựa chọn sữa theo ý thích của bé, có bé sẽ thích mùi vị nhạt, thanh giống sữa mẹ, nhưng cũng nhiều bé lại thích thú khi bú sữa công thức có vị ngọt và ngậy hơn. CHỌN SỮA CÓ THƯƠNG HIỆU, NGUỒN GỐC RÕ RÀNG Khi mua sữa, mẹ nên quan tâm đến thương hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của sữa mẹ. Mẹ chọn những thương hiệu lâu năm, uy tín, có văn phòng đại diện tại Việt Nam, ưu tiên loại sữa đã được chứng nhận và kiểm chứng khoa học của tổ chức y tế, được đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn quốc tế như GMP, ISO, ICE. Mẹ nên kiểm tra thật kỹ các thành phần và chứng nhận của sữa trước khi mua. Ngoài ra, mẹ nên mua sữa tại các kênh phân phối chính hãng để tránh hàng giả, kém chất lượng, dẫn tới những rủi ro không mong muốn cho bé mẹ nên biết. CHỌN SỮA THEO TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÉ Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên chọn sữa phù hợp với thể trạng của bé.  Với những bé suy dinh dưỡng và thiếu cân, nếu mẹ muốn tăng cân cho bé, mẹ chọn dùng các loại sữa béo như: sữa nguyên kem, sữa cao năng lượng hỗ trợ tăng cân. Bé đã đủ cân hoặc thừa cân, mẹ dùng sữa gầy cho bé nhé! Mẹ lựa chọn các dòng sữa tách bơ, sữa không béo, sữa có hàm lượng chất béo thấp. Với những bé sinh non, thiếu cân, mẹ nên lựa chọn các dòng sữa hỗ trợ bổ sung năng lượng cho bé. Bé sinh càng non, lượng dưỡng chất trong sữa càng cần có tỷ lệ cao hơn để bé có thể bắt kịp đà tăng trưởng với những bé cùng tuổi, chính vì vậy, mẹ chọn cho con các loại sữa có lượng protein, vitamin, dưỡng chất và bổ sung nhiều năng lượng. CHỌN SỮA PHÙ HỢP CHO BÉ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT Một số bé có nhu cầu đặc biệt liên quan tới vấn đề sức khỏe như dị ứng thành phần, hệ tiêu hóa yếu… mẹ cũng cần nắm được để lựa chọn sữa phù hợp với con. Nhóm không có đường lactose: Một số bé có hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, đi lỏng do không dung nạp với lactose (một loại đường trong sữa). Mẹ nên lựa chọn sữa công thức không có thành phần đường lactose cho con. Nhóm sữa không có đường lactose được chia thành 2 loại dựa vào nguồn đạm trong sữa mẹ, có loại nguồn động vật và loại nguồn thực vật. Sữa thủy phân: Với những bé dị ứng các chất trong sữa bò, mẹ nên lựa chọn sữa thủy phân cho bé. Loại sữa này chứa đạm bò đã được thủy phân, không chứa đường lactose nên dễ tiêu hóa hơn các loại sữa thông thường. Sữa thủy phân cũng phù hợp với đối tượng trẻ từ sơ sinh gặp rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, bệnh lý cần mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng kéo dài. Sữa dành cho bé bị trào ngược dạ dày thực quản: Các bé bị trào ngược dạ dày có độ pH trong ruột thấp nên con dễ nôn trớ, đau dạ dày… Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo từ thiên nhiên làm sữa đặc hơn, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột, tăng độ dẻo và thể tích của phân, giảm nguy cơ nôn trớ và táo bón, các cơn đau co thắt do ruột. Nhóm sữa không chất béo: Nhóm sữa không chất béo sẽ không chứa cholesterol và có ít năng lượng. Loại sữa này phù hợp với trẻ có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc muốn kiêng chất béo như người có cholesterol cao, rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh tiểu đường hoặc kém hấp thu chất béo như bệnh gan mật, tiêu hóa. CHỌN SỮA THEO ĐIỀU KIỆN KINH TẾ GIA ĐÌNH Một tiêu chí không kém phần quan trọng khi chọn sữa chính là điều kiện kinh tế bởi nhu cầu về sữa ở em bé tăng rất nhanh theo độ tuổi. Với bé dùng sữa công thức hoàn toàn, trong những tháng đầu đời có thể sử dụng tới 4-5 hộp 400g/ tháng. Ở các bé lớn hơn, thường tiêu thụ khoảng 2-3 ly sữa (ly 200ml). Nhiều mẹ rất chuộng mua dòng sữa ngoại nhập vì cho rằng tốt hơn sữa nội, mua sữa càng đắt càng tốt. Tuy nhiên, đây không hẳn là sự lựa chọn tốt nhất cho con, bởi lẽ cơ địa mỗi bé sẽ phù hợp với từng loại sữa khác nhau. Vì vậy, mẹ lựa chọn sữa phù hợp với bé và điều kiện gia đình, không cần phải chạy theo những nhãn sữa đắt đỏ trên thị trường, có khi còn không phù hợp với con, mẹ mất thêm nhiều chi phí hơn đó.              

BÉ MẤY THÁNG ĂN ĐƯỢC THỊT, CÁ, TÔM? NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT
16

Th 10

BÉ MẤY THÁNG ĂN ĐƯỢC THỊT, CÁ, TÔM? NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Thịt, cá, tôm là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng có tác dụng giúp bé phát triển và cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho bé. Tuy nhiên ở độ tuổi nào thì bé có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm này? 1.BÉ MẤY THÁNG ĂN ĐƯỢC THỊT, CÁ, TÔM? Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế thế giới WHO thì thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Lúc này cơ thể của bé sẽ đáp ứng được các món ăn khác ngoài sữa mẹ do các cơ quan tiêu hóa đã phát triển ở mức nhất định. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng liều lượng khi cho bé ăn dặm nhằm đảm bảo sức khỏe cho bé. Ngoài ra, cũng có một số khuyến nghị của chuyên gia cho rằng không nên cho bé ăn các món như tôm, thịt, cá quá sớm và nên xay nhuyễn để có thể dễ dàng ăn được. Đặc biệt, một số loại hải sản dễ gây dị ứng cho bé, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi cho bé sử dụng. Các độ tuổi nhất định mà bé ăn được tôm, thịt, cá như sau: Bé ăn được khi đạt 6 tháng tuổi. Bé ăn được các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp khi đạt từ 6-7 tháng tuổi. Bé ăn được tôm sau khi được từ 7 tháng tuổi trở lên. 2.LỢI ÍCH KHI ĂN THỊT CÁ TÔM ĐÚNG THỜI ĐIỂM Việc cho bé ăn thịt, cá, tôm đúng thời điểm sẽ giúp mang lại nhiều dinh dưỡng và lợi ích cho sự phát triển của bé: Tôm, cá, thịt chứa hàm lượng chất đạm nhiều hơn so với gia cầm, ngoài ra các loại acid amin cũng được tìm thấy nhiều hơn trong thành phần của các loại thực phẩm này, điều này sẽ giúp bé hấp thụ dễ dàng hơn. Cá có chứa nhiều omega 3 và omega 6 có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch ở trẻ đồng thời tăng cường trí não. Vitamin A và vitamin D có trong tôm giúp bé phát triển xương đồng thời tăng khả năng tiêu hóa ở đường ruột. Trong thịt, cá, tôm có chứa selen giúp tăng cường sức khỏe tim mạch đồng thời phòng chống ung thư hiệu quả. 3.MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHO BÉ ĂN TÔM, THỊT, CÁ Khi cho bé ăn thịt, cá, tôm thì bạn nên lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé: Mua hải sản tươi: Chọn hải sản từ các nguồn uy tín như cửa hàng, siêu thị hoặc chợ có chứng nhận chất lượng và đảm bảo vệ sinh. Đảm bảo rằng bạn biết nguồn gốc và ngày đánh bắt của hải sản để đánh giá độ tươi mới của sản phẩm. Cho ăn thử từ từ, với số lượng ít: Khi cho bé ăn thịt, tôm, cá lần đầu tiên thì bạn hãy bắt đầu với một lượng nhỏ để theo dõi phản ứng của bé. Điều này giúp phát hiện bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc không hợp thức ăn. Nấu chín thức ăn, không cho ăn sushi: Đảm bảo thịt, cá, tôm được nấu chín kỹ, để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng. Tránh cho bé ăn sushi hoặc các món hải sản sống, vì chúng có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Hạn chế cho bé ăn các món thịt tôm cá chiên: Vì chúng thường chứa nhiều dầu mỡ và không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Ưu tiên chế biến bằng cách hấp, nướng hoặc luộc để giữ nguyên chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn. Ưu tiên lựa chọn các loại cá nước ngọt: Cá nước ngọt như cá rô phi, cá hồi, và cá trắm thường chứa ít thủy ngân hơn cá nước mặn, nên là sự lựa chọn an toàn hơn cho bé. Tránh các loại cá có thể chứa nước thủy ngân cao như cá mập hoặc cá kiếm. Ăn với liều lượng phù hợp theo độ tuổi: Cho bé ăn thịt, cá, tôm với liều lượng phù hợp theo độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Đối với trẻ nhỏ, nên cho ăn những phần nhỏ và chế biến mềm dễ tiêu hóa. Lưu ý khi chế biến cá: Hãy đảm bảo xương đã được loại bỏ hoàn toàn để tránh nguy cơ nghẹn. Lọc xương và cắt cá thành miếng nhỏ, dễ ăn cho bé. 4.CHO BÉ ĂN THỊT, CÁ, TÔM MỖI NGÀY BAO NHIÊU LÀ ĐỦ? Tùy theo từng giai đoạn mà bạn nên cho bé ăn thịt, cá, tôm với liều lượng khác nhau. Mỗi giai đoạn bé nên ăn như sau: Bé từ 7-12 tháng: Mỗi ngày nên ăn 1 bữa và nên ăn từ 20-30g thịt, tôm, cá. Tối thiểu 3-4 bữa/ tuần. Bé từ 1-3 tuổi: Mỗi ngày ăn 1 bữa thịt, cá, tôm với liều lượng khoảng 30-40g, bạn có thể nấu kèm với cháo, bún, mì để bé ăn ngon miệng. Bé từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn từ 1-2 bữa cá, hải sản mỗi ngày đồng thời lượng thịt, cá, tôm ăn được từ 50-60g             

NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG HẠT CHIA?
16

Th 10

NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG HẠT CHIA?

  • admin
  • 0 bình luận

Mặc dù hạt chia rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có thể phản ứng với một số người mắc bệnh. Vậy ai không nên uống hạt chia? 1.LỢI ÍCH CỦA HẠT CHIA Hạt chia đã trở nên vô cùng phổ biến, dễ mua, dễ sử dụng, có thể thêm vào sinh tố, sữa lắc, yến mạch và nhiều loại đồ uống khác… Hạt chia chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất lành mạnh bao gồm chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, là nguồn cung cấp axit béo omega 3 và 6 tốt. Giá trị dinh dưỡng của hạt chia khiến chúng trở thành một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, hạt chia có thể không phù hợp với tất cả mọi người. 2.AI KHÔNG NÊN ĂN HẠT CHIA? -Người bị dị ứng với hạt chia: Đã có những trường hợp phàn nàn về việc bị các triệu chứng giống như dị ứng sau khi ăn hạt chia. Các triệu chứng như phát ban trên da, ho, khó thở, nôn mửa và nổi mề đay… có thể xảy ra nếu bạn dị ứng với hạt chia. Trong trường hợp này, cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp. Một số người có thể không dung nạp hạt chia. -Bệnh tiểu đường: Hạt chia giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể, giúp duy trì lượng đường ổn định. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh tiểu đường và đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm hạt chia vào chế độ ăn uống. Ăn hạt chia thường xuyên có thể khiến lượng đường trong máu giảm, có thể làm trầm trọng về vấn đề sức khỏe hiện tại của người bệnh. -Huyết áp cao: Mặc dù hạt chia có tác dụng tốt đối với huyết áp, nhưng những người bị tăng huyết áp đang dùng thuốc, nên thận trọng trước khi ăn hạt chia thường xuyên (do có thể gây ra huyết áp thấp). Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem hạt chia có hiệu quả với bạn hay không. -Người có các vấn đề tiêu hóa: Hạt chia chứa nhiều chất xơ, là lựa chọn thực phẩm tốt cho táo bón và những người có vấn đề liên quan đến dạ dày khác. Tuy nhiên, tiêu thụ hạt chia với số lượng lớn có thể gây khó tiêu do lượng chất xơ nạp vào quá nhiều. Khi cơ thể dư thừa chất xơ có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc đau bụng… Bất cứ thứ gì khi dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ. Đó là lý do tại sao nên tiêu thụ hạt chia với lượng vừa phải để tránh mọi nguy cơ có thể xảy ra đối với các vấn đề sức khỏe. Đối với những người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc có sẵn, đang dùng thuốc… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ hạt chia để dùng đúng liều, đúng cách và an toàn cho sức khỏe.        

TẠI SAO NÊN CHO TRẺ DÙNG KẾT HỢP BỔ SUNG VITAMIN D3 VÀ VITAMIN K2?
15

Th 10

TẠI SAO NÊN CHO TRẺ DÙNG KẾT HỢP BỔ SUNG VITAMIN D3 VÀ VITAMIN K2?

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung vitamin D3 hoặc K2 cho trẻ. D3 và K2 đều là vitamin có vai trò điều hòa lượng canxi trong máu và xương. Nhưng các mẹ không biết rằng, việc bổ sung lẻ 2 vi chất này là không đủ. Cả 2 vitamin đều có tác dụng đến  xương và giúp xương chắc khỏe. Từng vitamin công dụng là gì? Tại sao nên bổ sung kết hợp chúng với nhau? 1.VITAMIN D3 LÀ GÌ? Vitamin D3 là một dạng chính của vitamin D, tan trong chất béo. D3 giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho. Nó có tác dụng quan trọng hỗ trợ xương chắc khỏe, hạn chế bẻ gãy các máy.  2.VITAMIN K2 MK7 LÀ GÌ? Vitamin K2 là một dạng của vitamin K, tan trong dầu. K2 được chia thành nhiều nhóm, nhưng được sử dụng chủ yếu là MK4 và MK7. Vitamin K2MK7 được chiết xuất chủ yếu từ đậu nành lên men. Trong khi MK4 có chu kỳ bán hủy dài 3-4 tiếng. Còn lại MK7 có chu kỳ bán hủy dài 72 tiếng. Thời gian bán hủy dài hơn nghĩa là nó có cơ hội tốt hơn để xây dựng mức ổn định.  3.VÌ SAO NÊN BỔ SUNG KẾT HỢP VITAMIN D3 VÀ K2 CHO TRẺ? VITAMIN D3K2 GIÚP TỐI ƯU HÓA HẤP THU CANXI Vitamin D3 có tác dụng hấp thụ canxi từ thức ăn vào trong cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần phải có vitamin K2 để canxi đến với những thứ cần thiết trong xương. Vitamin K2 đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành xương và làm giảm nguy cơ gãy xương. Nếu không có vitamin D3 và MK7 sẽ chỉ có khoảng 10% lượng canxi tới xương. Nếu bổ sung thêm vitamin D3, tỷ lệ đó sẽ khoảng 40%. NHưng nếu có cả MK7 và vitamin D3 thì lượng canxi được cung cấp sẽ hấp thụ tối đa vào xương. MK7 giống như người lái xe tải canxi đến xương và vitamin D3 giống như người chuyển canxi lên xe tải. LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH VÔI HÓA ĐIỆN MẠCH, TIM MẠCH BẢO VỆ VÀ THẬN TRỌNG Không có vitamin D3, canxi sẽ chỉ dừng lại ở thành ruột và cấp nhiều chứng chỉ. Là: tổng hợp lại, tạo ra và kích hoạt sự thiếu hụt canxi trong máu. Cơ thể sẽ cần lượng canxi từ não hoặc xương để bù đắp vào, gây nên bệnh tủy xương. Vitamin D3 và K2 làm việc cùng nhau để sản xuất và kích hoạt một chất được gọi là Matrix GLA Protein (MGP). Nó được tìm thấy xung quanh dây cáp niêm yết. MGP giúp bảo vệ chống lại hình ảnh canxi tinh thể, có thể dẫn đến vôi hóa.                

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: