Th 11
Theo như nghiên cứu sữa non từ mẹ thì HMO là dưỡng chất nhiều thứ 3 sau Lactose và Chất béo. Lý do gì cơ thể mẹ lại tập trung nhiều dưỡng chất này trong sữa mẹ đến vậy? Cùng Hadu tìm hiểu về nó nhé! HMO là 1 trong 3 đại dinh dưỡng có trong nữa mẹ. 1. HMO hay 2’FL HMO là gì? HMO là tên viết tắt của Human Milk Oligosaccharide là một nhóm đa dạng về cấu trúc và sinh học của các loại đường phức hợp khó tiêu hoá trong sữa mẹ. Theo như nghiên cứu, trong sữa mẹ có 3 loại HMO chính là: - Neutral HMO chiếm 35% - 50%. Dưới dạng như 2’FL và lactodifucopenntaose - Neutral N- containing HMO chiếm 42% - 55% dưới dạng lacto-N-tetrose - Acid HMO chiếm 12% - 14% dưới dạng 2’-sialyllactose Điểm thú vị ở đây là HMO có rất nhiều loại. Dựa vào nền tảng di chuyển của người mẹ mà sẽ có các loại HMO khác nhau. Hiện tại thì có khoảng 15 cấu trúc HMO được xác nhận và có hơn 100 loại HMO khác nhau được tìm thấy trong sữa mẹ. 2’FL HMO là một loại HMO có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt là với trẻ nhỏ. 2’FL HMO là một loại HMO phổ biến trong sữa mẹ. Nhiệm vụ chính của 2’FL HMO là làm nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Đây là một trong những lợi ích cấp thiết đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 2. Những lợi ích của HMO đối với trẻ em Theo nghiên cứu, sữa non - nguồn dinh dưỡng quý giá của mẹ chỉ 1 ngày sau sinh mới có, thì HMO có đến 20 - 23g/ lít. Sữa trưởng thành thì nồng độ HMO cũng còn 12 -14g/ lít. Trong sữa mẹ có nhiều như thế thì chắc hẳn là có nguyên do. Dù không được coi là có giá trị dinh dưỡng nhưng thiếu HMO thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Bởi HMO có những lợi ích không thể bỏ qua: 4 lợi ích chính làm nên thành tích tuyệt vời của HMO tại hệ đường ruột. 2.1. HMO có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột HMO hoạt động như một Prebiotic, là nguồn“thức ăn” của lợi khuẩn. Nhờ có nó mà vi sinh vật hữu ích trong ruột khoẻ mạnh. Và chúng sẽ giúp ngăn chặn những xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn có hại. Từ đó hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh, đảm bảo hấp thu tốt người dinh dưỡng từ thực phẩm. 2.2. HMO có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch Theo như nghiên cứu, có đến 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Nên HMO có công nuôi dưỡng các lợi khuẩn, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Một số HMO khác kết hợp với galectin, điều chỉnh quá trình miễn dịch và sưng tấy, giúp điều hoà miễn dịch hiệu quả và chống mầm bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, những vấn đề về dị ứng cũng được hạn chế nếu trẻ sơ sinh được cung cấp đầy đủ HMO. Bởi HMO có tính axit, điều chỉnh phản ứng miễn dịch với những chất gây dị ứng. Có những khi là một cách để ức chế các phản ứng hơi thái quả của cơ thể những người dễ bị dị ứng. Ngoài ta, HMO còn chống viêm bằng cách giảm sự hình thành phức hợp tiểu cầu - bạch cầu trung tính. Ức chế sự bám dính của bạch cầu với các tế bào nội mô 2.3. HMO có tác dụng bảo vệ và chống lại nhiễm trùng Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý tiêu hoá do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Vì vậy, để chống lại những vi khuẩn xấu, virus đó thì “binh đoàn” lợi khuẩn phải đông đảo, cân bằng trao đổi chất, góp phần vào sự phát triển của niêm mạc, thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, trong sữa mẹ cũng có các kháng thể đặc hiệu đối với một số mầm bệnh sẽ giúp trẻ có những kháng nguyên nhất định, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại những vi khuẩn gây nhiễm trùng ruột. 2.4. HMO có tác dụng ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn Có nhiều loại vi khuẩn, virus thích bám vào bề mặt tế bào, biểu mô để sinh sôi, di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể để rồi gây ra bệnh cho con người. Phần bám vào đầu tiên là Glycan - Kháng thể xuất hiện khi phát hiện ra sự xâm nhập của vi khuẩn và Virus. Công việc của HMO lúc này là giả đò như mình là Glycan, dụ các vi khuẩn, virus bám dính vào mình, ngăn chặn chúng bám dính vào thành ruột gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Tiếp đó, Tổ hợp HMO cùng vi khuẩn, virus đeo bám sẽ bị đào thải ra ngoài thông qua đường tiêu hoá. 3. Bổ sung dinh dưỡng HMO như thế nào? 3.1. HMO có nhiều trong sữa mẹ Sữa mẹ là nguồn cung cấp HMO tốt nhất cho con. Đặc biệt là sữa non. Vì vậy, để đảm bảo sữa mẹ an toàn và dinh dưỡng thì người mẹ cũng cần đảm bảo: - Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng duy trì sức khoẻ tốt - Chế độ và thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Tránh những chất kích thích, tác nhân gây ảnh hưởng đến tinh thần, áp lực, căng thẳng. - Luôn giữ tinh thần vui vẻ, cởi mở, dành thời gian cho bản thân giải tỏa áp lực bằng cách tập thể dục, hoặc làm những việc mình thích. Nếu cảm thấy cần thì hãy nhờ sự giúp đỡ từ người thân. 3.2. Các sản phẩm sữa công thức có HMO Hiện nay, không thiếu các sản phẩm sữa công thức với thành phần bổ sung sữa non, HMO dành riêng cho mẹ bầu, trẻ sơ sinh… Khi mẹ ít sữa, sữa chưa về thì gia đình có thể tìm hiểu tham khảo và bổ sung nguồn HMO từ sữa ngoài, đảm bảo con đủ chất, phát triển khoẻ mạnh. Các sản phẩm sữa công thức, sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất tại nhà máy Hadu Pharma đều có thành phần sữa non, cung cấp HMO cho đối tượng tiêu dùng. Bởi nguồn dinh dưỡng chất lượng, hay nói riêng chính là HMO mang đến những lợi ích to lớn cho sức khoẻ của cộng đồng. Từng sản phẩm được kiểm tra, rà soát trong từng công đoạn và được sản xuất với dây chuyền đạt chuẩn GMP, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm. Qua đây có thể thấy HMO hay 2’FL HMO đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia, hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ. Còn đóng vai trì nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ăn ngon, lớn lên khỏe mạnh.
Th 11
Bạn đã từng đi tìm kiến các sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là các sản phẩm bổ sung canxi thì chắc hẳn đã bắt gặp đến cái tên Aquamin F rồi nhỉ?? Theo các nguyên cứu thì Aquamin F được biết đến là một trong những hoạt chất bổ sung canxi tốt nhất từ tự nhiên. Hơn nữa còn có nhiều Vitamin và Khoáng chất cần thiết khác. Hôm nay cùng Kosei tìm hiểu thật chi tiết về Aquamin F nhé! Aquamin F và những lợi ích của nó với sức khỏe của con người. 1. Aquamin F là gì? Aquamin F là một chất thu được từ một loại tảo đỏ thiên nhiên sống với vùng biển phía Tây Bắc Iceland. Tảo biển đỏ có tên khoa học là Lithothamnion, được mệnh danh là “Canxi thực vật của biển cả”. Bởi thành phần trong đó có tới trên 30% Canxi và có trên 2% Magie cùng nhiều dưỡng chất khó có thể tìm được trong bất cứ hoạt chất thiên nhiên nào. Aquamin F có trong tảo biển đỏ là nguồn dinh dưỡng canxi dồi dào cũng nhiều khoáng chất vi lượng. Và theo như nghiên cứu, hoạt chất Aquamin F là một trong những hoạt chất giàu canxi nhất trong tự nhiên và trở thành nguồn canxi lớn cung cấp cho con người. 2. Môi trường sống của tảo biển đỏ tạo nên chất lượng Aquamin F Tảo biển đỏ - Lithothamnion được khai thác hoàn toàn từ môi trường tự nhiên tại vùng biển lạnh hoang sơ của quần đảo Iceland - Địa Trung Hải. Đây được mệnh danh là khu vực biển xanh, sạch nhất thế giới, do nằm cách xa khu vực sinh hoạt của con người. Tảo biền đỏ song ngoài tự nhiên tại vùng biển lạnh xa bờ, tránh sự ôi nhiễm từ con người. Môi trường biển tại đây đều rất đa dạng, khoẻ mạnh, không ôi nhiễm. Điều này đã được chính minh nhờ bước phân tích và lấy mẫu môi lần trước khi thu hoạch Tảo đỏ. Chính vì được sinh trưởng trong môi trường lý tưởng nên Tảo đỏ có chất lượng tốt, an toàn và Aquamin F cho chất lượng khoáng chất và độ tinh sạch chất lượng cao. 3. Cấu tạo đặc trưng của Aquamin F tối ưu hấp thụ khoáng chất Tảo đỏ - Lithothamnion có cấu trúc không gian 3 chiều, dạng xốp tổ ong. Nhờ thế mà tảo đỏ dễ dàng hấp thụ các khoáng chất từ biển, đặc biệt là canxi và magie vào thành tế bào để tạo ra cấu trúc tổ ong cứng, tạo nên diện tích bề mặt lớp gấp 10 lần so với Canxi cacbonat thông thường. Ngoài ra, tảo đỏ có thể hấp thụ 72 khoáng chất vi lượng làm canxi trong Aquamin có hoạt tính cao, dễ được hấp thu hơn so với các loại khác. Cũng bởi Aquamin F được tạo thành bởi 3 dạng: Calcite, aragonite và vaterite nên dễ hoà tan và dễ dàng hấp thụ. Cấu tạo của Aquamin F có thể dễ dàng tổng hợp khoáng chất từ nước biển. Khi vào cơ thể cũng rất dễ hòa tan và được hấp thụ nhanh chóng. Theo nghiên cứu chứng minh, sau khi sử dụng Tảo đỏ - Lithothamnion, cơ thể đã hấp thụ khoảng 97% lượng canxi rồi. 4. Tảo biển đỏ Aquamin F có tác dụng gì? Từ đặc trưng về cấu tạo và thành phần có thể thấy ngay được công dụng của Aquamin F. Với hàm lượng Canxi nhiều lại dễ dàng hấp thụ sẽ là lựa chọn tối ưu để bổ sung canxi, tránh loãng xương cho cơ thể. Nhưng với tảo biển đỏ Aquamin F còn có tác dụng nhiều hơn cả thế: 4 tác dụng to lớn khi sử dụng Aquamin F cho xương chắc khỏe và còn cung cấp thêm Vitamin & Khoáng chất không dễ tổng hợp. 4.1. Công dụng Aquamin F làm trung hoà axit trong cơ thể Các nhà khoa học và dinh dưỡng có những nghiên cứu chỉ ra rằng, việc mất cân bằng axit và kiềm sẽ gây ra khá nhiều bệnh tật ở con người. Độ pH của cơ thể người luôn được điều tiết và duy trì ở mức pH = 7,4, Nếu nhỏ hơn hoặc thấp hơn chính là báo hiệu của bệnh tật. Nặng thì cơ thể sẽ dẫn đến ngừng hoạt động. Do thói quen ăn uống sinh hoạt hiện nay, con người dễ gặp phải những chứng bệnh pH axit như chuột rút, cứng cơ, ợ nóng… Và để cải thiện tình trạng này chúng ta cần bổ sung những thực phẩm tạo kiềm để cân bằng độ pH. Tảo biển đỏ Aquamin F, nhờ có hàm lượng canxi cao sẽ là lựa chọn tốt nếu cơ thể có nồng độ pH thấp - pH Axit. Aquamin F giúp trung hòa axcid trong cơ thể, duy trì mức cân bằng đảm bảo sức khỏe. 4.2. Ngăn ngừa loãng xương Tảo biển đỏ Aquamin F bảo tồn canxi xương, ngăn ngừa loãng xương. Nhất là đối với người già. Bởi đây là nơi đầu tiên rất dễ mất canxi. Do đó, việc cung cấp canxi từ tảo biển đỏ sẽ duy trì tốt mật độ xương, tránh gây lão hóa xương, giòn xương. Aquamin F giảm tình trạng loãng xương, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh về xương khớp. 4.3. Tảo biển đỏ Aquamin F có tác dụng tái cấu trúc cơ thể Tảo biển đỏ ngoài canxi còn có khoáng chất và các nguyên tố vi lượng khác… đều có tác dụng nhất định đến hệ thống cơ quan, chức năng cơ thể. việc bổ sung thường xuyên cũng sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi và ăn uống ngon miệng hơn. Các Vitamin & Khoáng chất trong Aquamin F giúp hỗ trợ, bổ sung dưỡng chất cần thiết hình thành và tái tạo các tế bào. 4.4. Tảo biển đỏ Aquamin F - Canxi thực vật khắc phục nhược điểm của canxi vô cơ Hầu hết Canxi trên thị trường là những Canxi vô cơ thường tìm thấy trong đá vôi, vỏ động vật biển, vỏ trứng… Tuy nhiên, độ khả dụng thấp, không dễ hấp thụ. Canxi vô cơ dư thừa còn bị lắng đọng gây sỏi thận, vôi hoá mạch máu, tăng nguy cơ tim mạch, bệnh đột quỵ. Nhưng với canxi vô cơ thì dễ dàng hấp thụ, dễ hoà tan nên không bị dư thừa, không gây nóng trong, táo bón, nổi mụn… Và dễ dàng cung cấp lượng canxi lớn cho nhu cầu của phụ nữ đang mang thai. 5. Các sản phẩm từ Tảo biển đỏ Aquamin F Chính bởi những công dụng tuyệt vời của tảo biển đỏ Aquamin F, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm bổ sung Aquamin F đặc biệt là những sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai, người già và trẻ con. Tuỳ thuộc vào độ tuổi mà hàm lượng trong sản phẩm sẽ khác nhau. Hadu Pharma đã nghiên cứu, hợp tác và sản xuất rất nhiều dòng sản phẩm với thành phần có Aquamin F với nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng đảm bảo chất lượng, là nguồn dinh dưỡng bổ sung canxi vô cơ hữu dụng cho sức khỏe cộng đồng. Nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng sử dụng. Với dây chuyền sản xuất hiện đại cùng đội ngũ công nhân viên được đào tạo bài bản. Tất cả các sản phẩm sản xuất theo đúng quy trình đạt tiêu chuẩn GMP, cam kết chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Aquamin F, chính xác là một hoạt chất quý mà thiên nhiên đã dành tặng cho con người. Với nguồn canxi hữu cơ cùng vitamin & khoáng chất giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp… các sản phẩm tảo biển đỏ aquamin F là lựa chọn đúng đắn đối với người tiêu dùng.
Th 10
Cuộc sống hiện đại bên cạnh những tiện ích tiện lợi và phát triển, chất lượng cuộc sống cũng được quan tâm và chú trọng hơn. Nhất là trong đợt dịch Covid khó khăn vừa qua, mọi người đang có xu hướng tìm hiểu, cập nhật thêm kiến thức về dinh dưỡng, sức khoẻ, thay đổi thói quen sống hằng ngày để cơ thể luôn được khỏe mạnh, tích cực và đầy năng lượng. Một trong những mục tiêu đầu tiên chính là ăn uống đủ chất, cung cấp năng lượng cần thiết cho việc duy trì và cải thiện tình trạng sức khoẻ. Bộ Y tế đã khuyến khích mọi người áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 trong bữa ăn hằng ngày của mình. Vậy công thức dinh dưỡng 4-5-1 là gì? Cùng Hadu tìm hiểu kỹ hơn nhé! 1. Công thức dinh dưỡng 4-5-1 là gì? Công thức dinh dưỡng 4-5-1 là một chế độ ăn uống lành mạnh, được viện dinh dưỡng quốc gia nguyên cứu dựa các nhóm dinh dưỡng, nhóm thực phẩm thực phẩm dinh dưỡng và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cung cấp mỗi ngày. Từ kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra công thức tối ưu, đảm bảo dinh dưỡng, rằng: “cung cấp 4 loại chất, 5 nhóm thực phẩm mỗi ngày” nâng cao sức khỏe, vui vẻ chống tác nhân gây bệnh. Công thức dinh dưỡng 4-5-1 là một chế độ ăn uống lành mạnh, được viện dinh dưỡng quốc gia nghiên cứu là chế độ ăn uống lành mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Công thức dinh dưỡng này được hưởng ứng rất nhiều trong mùa dịch vừa qua và giờ rất nhiều người vẫn duy trì công thức trong từng bữa ăn hàng ngày. 2. Chế độ ăn uống theo công thức 4-5-1 như thế nào? 2.1. Ý nghĩa của số 4 trong công thức dinh dưỡng Số 4 chính là đại diện cho 4 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho việc duy trì hoạt động của cơ thể. Để có được 1 chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, mỗi bữa ăn cần có tối thiểu 4 nhóm thực phẩm: Cân dối 4 nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là trong tiết trời thay đổi dễ bệnh. - Protein: Có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể mỗi ngày liên tục tổng hợp và tiêu thụ Protein để góp phần tạo ra các hormone & enzyme duy trì khối cơ. Mỗi ngày, nên lấy 30% lượng calo cần thiết từ Protein thực vật hoặc nạt động vật (đậu, gia cầm, cá, trứng). - Lipit: hay còn được gọi là chất béo có nhiệm vụ là cung cấp năng lượng cho cơ thể và một số chất góp phần hình thành các tế bào. Tuy nhiên, chất béo có calo rất cao nên hạn chế dung nạp chất béo. Đặc biệt cần cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật. Chỉ nên dùng ở khoảng 30% hoặc ít hơn. - Glucid: Còn được gọi là nhóm tinh bột, cũng là dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ăn nhiều là tốt. Theo chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên nạp khoảng 40% calo từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau, trái cây sẽ tốt hơn so với các loại đường, bánh kẹo… - Vitamin & Khoáng chất: là nhóm dinh dưỡng có tác động đến nhiều hoạt động chuyển hoá trong cơ thể và còn là 1 trong những thành phần hình thành và cấu tạo tế bào, xương… Việc bổ sung đa dạng Vitamin & Khoáng chất cần thiết mỗi ngày rất quan trọng. Đây chính là 4 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ba trong số đó là nhóm chất sinh năng lượng cần bổ sung cân bằng với hàm lượng mỗi ngày: Protein từ 13% - 20%; Lipid từ 20% - 25% và Glucid (tinh bột) từ 55% - 65%. 2.2. Ý nghĩa Số 5 trong công thức dinh dưỡng Số 5 chính là 5 nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn, là sự đảm bảo đa dạng nguồn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Tối tiểu cần 5 nhóm thực phẩm trong 8 nhóm là : Mỗi ngày nên có tối thiểu 5 nhóm thực phẩm kết hợp với nhau cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. - Nhóm lương thực: Chiếm ⅓ khẩu phần ăn hàng ngày. Chúng có nhiều Glucid cung cấp năng lượng duy trì hoạt động cho cơ thể. Ngoài ra, có thêm Vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhóm thực phẩm này thường sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn trước khi chế biến. Nên tùy thuộc vào tính an toàn mà có phương thức sử dụng phù hợp. Các thoại thực phẩm đặc trưng của nhóm này là Gạo, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì ống. - Nhóm các loại hạt: Là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể. Ngoài ra, còn có chất béo tốt nữa. Các loại hạt phổ biến như đậu. đỗ, vừng, lạc… - Nhóm thịt, cá, hải sản: là nguồn cung cấp chất đạm động vật và có một số axit amin tốt mà cơ thể không thể tự tổng hợp như DHA, EPA, omega, chất béo không bão hoà… - Nhóm các sản phẩm từ sữa: cũng là nguồn cung cấp chất đạm từ động vật, bên cạnh đó còn có nhiều chất dinh dưỡng khác như Canxi, các loại Vitamin và khoáng chất. Các sản phẩm từ sữa phổ biến như: Sữa tươi, sữa chua, bơ, phô mai - Nhóm các sản phẩm từ trứng: nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều dưỡng chất như choline tốt cho sự phát triển não bộ; Protein tốt cho tóc và da; Selenium giúp tăng cường miễn dịch; Giàu chất béo tốt HDL giúp loại bỏ cholesterol xấu… - Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ, xanh thẫm: cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà cơ thể không tự tổng hợp được. Chúng có công dụng chống oxy hoá, bảo vệ da, mắt, ngăn ngừa tổn thương tế nào. Đặc biệt với củ quả màu xanh có thể giúp thúc đẩy loại bỏ kim loại nặng và cải thiện đường ruột. Các loại rau củ màu đỏ cam phổ biến là cà chua, cà rốt, dưa hấu, ớt, bs, khoai lang. Loại rau có màu xanh càng đậm thì càng tốt như cải cầu vồng, rau bó xôi, súp lơ xanh, kiwi… - Nhóm củ quả khác: bên cạnh công dụng chống Oxy hoá thì còn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Chẳng hạn như, rau củ màu tím có Anthocyanin giảm nguy cơ về bệnh tim mạch, bảo vệ thần kinh… với những loại rau củ màu trắng thì giàu Quercetin và Allicin tốt cho hệ tim mạch. - Nhóm dầu ăn, mỡ các loại: Cung cấp năng lượng và các loại axit béo cần thiết. Cần cẩn thận và chỉ nên cung cấp đủ hàm lượng. Không nên hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến những chứng bệnh hệ tim mạch, béo phì… Các loại dầu hạt như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương… được khuyến khích sử dụng hơn các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật. 2.3. Ý nghĩa số 1 trong công thức dinh dưỡng Số 1 chính là đơn vị 1 ngày phải cân đối an toàn giữa các nhóm chất và thực phẩm. Trong mỗi bữa ăn cần có sự đa dạng thực phẩm và tối ưu bảo toàn dưỡng chất trong quá trình chế biến. Không nên lạm dụng bất kỳ một loại dinh dưỡng hay thực phẩm nào, tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Mỗi ngày nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, có nguồn gốc rõ ràng, an toàn thực phẩm. 3. Bổ sung thêm dinh dưỡng từ thực phẩm Ngoài nguồn thực phẩm thiên nhiên, mọi người có thể bổ sung thêm dinh dưỡng từ thực phẩm Dinh dưỡng, thực phẩm chức năng. Hiện nay, thị trường thực phẩm công nghiệp rất đa dạng và phong phú nên có thể dễ dàng tìm và mua những sản phẩm cần thiết. Cách chuyên gia dinh dưỡng khuyên răng, khi sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng cần để ý tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, công bố thành phần đầy đủ. Những giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm cũng nên đọc kỹ để chọn mua đúng sản phẩm cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cần kiểm tra thông tin về nhà sản xuất minh bạch, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn GMP. Nhà máy Hadu Pharma là một trong những nhà máy chuyên gia công, sản xuất dược phẩm, TPDD, TPCN chất lượng. Tại nhà máy Hadu Pharma, nguồn nguyên liệu nhập khẩu, có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất theo dây chuyền hiện đại đảm bảo quy chuẩn GMP trong từng công đoạn. Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Hadu Pharma cam kết chất lượng sản phẩm, mang đến nguồn dinh dưỡng hiệu quả vì sức khoẻ cộng đồng. Nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất thì có nhiều nhưng để sử dụng tốt cũng như phát huy được công dụng thì chúng ta nên có kế hoạch ăn uống điều độ, đa dạng nguồn thực phẩm và lựa chọn nguồn cung cấp an toàn và đảm bảo. Công thức dinh dưỡng 4-5-1 tuy dài nhưng không khó theo, so với chế độ ăn uống theo thói quen thì chỉ cần để ý một chút để có được những bữa ăn giàu dinh dưỡng nhưng đúng, đủ và cần thiết cho 1 ngày an toàn và khỏe mạnh.
Th 10
Giao mùa là khoảng thời gian “diệu kỳ” của sự chuyển đổi thời tiết nhanh như cái lật mặt của người yêu cũ. Từ nóng chuyển lạnh, nắng ngắt chuyển mưa dầm dề. Sự vật, con người cũng theo đó mà ngỡ ngàng với sự đỏng đảnh của cô nàng mang tên “giao mùa”. Sự nóng ẩm đan xen của thời tiết là điều kiện thuận lợi cho sự hoành hành của các virus gây bệnh. Trẻ nhỏ và người già rất dễ bị bệnh vào thời điểm này cho hệ thống miễn dịch yếu, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi môi trường. Vì vậy, việc của lúc này là bổ sung các nhóm chất tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại những tác nhân. Cùng Hadu tìm kiếm các chất dinh dưỡng này trong các loại thực phẩm hằng ngày nhé! 1. Sức đề kháng là gì? Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, rào chắn chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài muốn xâm nhập vào cơ thể. Chẳng hạn như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng… Có những tác nhân tốt cho sức khoẻ của con người như hệ lợi khuẩn, vi khuẩn tốt. Nhưng phần đông là những tác nhân xấu gây nguy hiểm cho cơ thể con người. Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, rào chắn chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài muốn xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng được tạo ra bởi hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch tốt đồng nghĩa với sức đề kháng tốt giúp cơ thể ngăn chặn, tiêu diệt tất cả những tác nhân dám xâm nhập bên trong cơ thể. Không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt nếu không được quan tâm và bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu, sức đề kháng suy giảm khiến cơ thể dễ mắc bệnh so với thông thường. Bạn có thể tưởng tượng rằng, đối với người bình thường thì bệnh cảm là bệnh vặt có thể tự chữa trị. Nhưng đối với người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm thì bệnh cảm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy có thể thấy sức đề kháng của hệ miễn dịch vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. 2. Cơ chế hình thành sức đề kháng Như đã nói ở trên Sức đề kháng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Công việc của chúng là phối hợp với nhau để chống và tiêu diệt những ngoại vật xâm nhập vào cơ thể. Hệ miễn dịch có ở khắp nơi trên cơ thể để đảm bảo trở thành một lá chắn kín mít ngăn chặn mọi đường xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch nhận diện và ghi nhớ hàng triệu kháng nguyên xâm nhập cơ thể. Dựa vào đó sản sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại và tiêu diệt trước khi nó gây ảnh hưởng nặng đến cơ thể. Sức đề kháng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch và là một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Hệ thống miễn dịch được chia làm 3 loại: - Miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh): Đến từ việc di truyền (từ khi sinh ra đã có). Chủ yếu là da, niêm mạc, bạch cầu… Cơ chế miễn dịch này ngay lập tức sẽ có phản ứng với bất kỳ sự xâm nhập nào dù chưa từng tiếp xúc, “quen biết” với tác nhân xâm nhập đó. Các thành phần của miễn dịch tư nhiên là tế bào thực bào (bạch cầu, đại thực bào), tế bào lympho tự nhiên, bạch cầu đa hình. - Miễn dịch thu được (thích nghi): là loại miễn dịch thông qua tiếp xúc, tìm hiểu tác nhân xâm nhập để sinh ra kháng thể tương ứng hoặc các hoạt hoá tế bào lympho B và T. Chúng sẽ là người đứng ra tiêu diệt các tác nhân xâm nhập đó một cách nhanh chóng và dứt khoát. Sau khi tiêu diệt thì miễn dịch này hình thành trí nhớ để khi gặp lại tác nhân gây bệnh đó sẽ đứng ra loại bỏ ngay lập tức. - Miễn dịch thụ động: là việc cơ thể không cần trực tiếp sản xuất qua hệ thống miễn dịch. Chẳng hạn như kháng thể trẻ nhận được từ mẹ qua sữa, nhau thai, máu… 3. Nguyên nhân sức đề kháng YẾU Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc suy giảm sức đề kháng. Ngoài những tác động do môi trường thì thói quen sinh hoạt của chính con người cũng gây ra suy giảm sức đề kháng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc suy giảm sức đề kháng. 3.1. Suy giảm hệ miễn dịch Từ gốc rễ của sức đề kháng thì hệ thống miễn dịch chính là nguồn cơn đầu tiên do sự suy giảm khả năng đề kháng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể do di truyền, chẳng hạn như khiếm khuyết về gen, rối loạn tế bào… Hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài như miễn bức xạ, chấn thương, điều trị kìm tế bào… 3.2. Ôi nhiễm không khí Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, không khí bẩn sẽ ngăn chặn việc sản sinh các tế bào lympho T và lympho B (tế bào miễn dịch ghi nhớ). Dẫn đến hậu quả, hệ thống miễn dịch suy giảm và bộ phận đầu tiên “chịu trận” chính là những viêm nhiễm hô hấp 3.3. Uống ít nước Cũng là một thói quen xấu ảnh hướng đến sức đề kháng của cơ thể. Do nước có tác dụng lọc bỏ một số chất độc hại ra ngoài cơ thể. Nên việc uống ít nước dẫn đến các chất tích tụ lại gây bệnh cho cơ thể, làm suy giảm hệ thống miễn dịch. 3.4. Ăn quá nhiều dầu mỡ, muối Đây là những chất làm suy yếu các lympho T và B dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm. Vì vậy mà các bác sĩ luôn khuyên cáo phụ nữ mang thai hay đang cho con bú hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối. Việc này sẽ tránh các dưỡng chất đề kháng trong sữa bị giảm đi, gián tiếp làm suy giảm miễn dịch của trẻ. 3.5. Thức quá khuya Cũng là thói quen xấu khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, không sản xuất đủ Melatonin. Đồng thời hệ thống miễn dịch không tạo đủ tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn. 3.6. Lạm dụng kháng sinh Kháng sinh là thuộc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển vi khuẩn. Chức năng khá giống với hệ miễn dịch. Mỗi loại kháng sinh sẽ đối phó với một loại vi khuẩn nhất định. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu thì có đến 50% việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Bởi nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều khiến vi khuẩn biến dị chống lại thuốc, dẫn đến nhờn thuốc. Bên cạnh đó việc phụ thuộc vào kháng sinh sẽ khiến cơ thể giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn. Nên rất dễ mắc bệnh nếu gặp lại vi khuẩn đó. 3.7. Căng thẳng - stress Căng thẳng hay stress thường xuyên khiến nồng độ hormon như testosterone và estrogen suy giảm, gây mất thăng bằng làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. 4. Tăng cường sức đề kháng bằng cách nào? Các “chiến binh” của sức đề kháng không phải lúc nào cũng đầy năng lượng. Vì vậy ngoài việc duy trì thói quen sống lành mạnh, cơ thể cần bổ sung các vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng thường xuyên. Mỗi cá nhân nên có kế hoạch ăn uống theo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là những dưỡng chất sau: 4.1. Vitamin A Là một nhóm các hợp chất hoà tan trong chất béo. Ngoài tác dụng, duy trì thị lực khỏe mạnh, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thì Vitamin A còn tham gia đảm bảo chức năng của hệ thống miễn dịch. Cụ thể, Vitamin A tham gia tích cực tăng sức chống chịu bệnh tật do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào. Còn kìm hãm các gốc tự do dẫn đến ngăn chặn một số bệnh ung thư. Vitamin A là một nhóm các hợp chất hoà tan trong chất béo, có tham gia đảm bảo chức năng của hệ thống miễn dịch. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền, gan gà… Mỗi ngày nên cung cấp 300 - 600 mg đối với trẻ em, thanh niên. Với nam giới khoảng 900 mg Vitamin A và nữ giới khoảng 700mg. 4.2. Vitamin E Vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bảo khỏi các tác nhân gây miễn khuẩn, làm chậm sự phát triển của bệnh giảm trí nhớ, bảo vệ vitamin A và chất béo màng thế bảo khỏi bị oxy hoá, tham gia chuyển hoá tế bào…. làm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như: dầu hướng dương, dầu đậu nành, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả… Mỗi ngày người lớn bình thường cần cung cấp khoảng 15mg vitamin E. 4.3. Vitamin C Vitamin C có rất nhiều công dụng khác nhau như tăng khả năng hấp thụ sắt, giảm hiện tượng mất thị lực tuổi già, ngăn ngừa loạn nhịp tim, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp… Và đối với hệ miễn dịch cũng có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể như vitamin C cần thiết cho tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, hoạt tính bạch cầu tăng, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng… Vitamin C có rất nhiều công dụng khác nhau và một trong số đó chính là công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ như: Rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, bưởi, đu đủ, quýt, cam… 4.4. Vitamin D Vitamin D được mọi người biết đến là một chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển xương chắc khoẻ. Và nguồn vitamin D được tổng hợp ở da dưới sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Vitamin D có chức năng khác nhau trong hệ miễn dịch, tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh. Vì thế cơ thể người cần được cung cấp và bổ sung hằng ngày với hàm lượng tính theo chỉ số UV là 600 IU mỗi ngày. Vitamin D có chức năng khác nhau trong hệ miễn dịch, tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh. Chủ yếu được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Ngoài việc phơi nắng để tổng hợp và hấp thụ Vitamin D, con người có thể bổ sung vitamin này từ thực phẩm ăn uống như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá… 4.5. Vitamin nhóm B Vitamin B là nhóm tan trong nước, có vai trò thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Vitamin B liên quan đến quá trình trao đổi chất, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh, cần thiết trong quá trình hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng… Đối với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, các Vitamin nhóm B đều góp phần chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Đặc biệt phải kể đến vai trò của B9 và B6. Các Vitamin nhóm B đều góp phần chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại đậu, mè, mầm lúa mì… Một số vitamin nhóm B như B6, B12 có trong thịt, cá, hải sản, các loại rau củ… 4.6. Sắt Sắt là yếu tố quan trọng để tạo ra các tế bào lympho T chống lại sự xâm nhập vi khuẩn, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, hoạt động tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó Sắt cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ, cơ bắp chắc khoẻ, giảm stress, hỗ trợ điều chỉnh thân nhiệt, tối ưu hóa năng lượng cần thiết cho cơ thể. Sắt hỗ trợ các tế bào miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Sắt có nhiều trong lòng đỏ trắng, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, cua đồng, hải sản… 4.7. Kẽm Kẽm có tác dụng kích thích tế bào lympho B và lympho B phát triển, xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố chống lại các tác nhân gây bệnh, chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, Kẽm còn hỗ trợ quá trình chuyển hoá các nguyên tố vi lượng, điều trị rối loạn, thiếu hụt chuyển hoá nhiều yếu tố, tác động đến sự tăng trưởng cơ thể. Kẽm có công dụng bổ sung, bù đắp các tế bào miễn dịch bị mất đi, tăng cường "tấm khiên" miễn dịch cho cơ thể. Nhu cầu hàm lượng kẽm với mỗi giai đoạn trưởng thành của con người sẽ khác nhau, dao động trong khoảng 2mg - 11mg/ ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng… 4.8. Selen Selen là khoáng chất có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là trong quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của bạch cầu. Selen kích thích miễn dịch tế bào, giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch như bạch cầu, tế bào lympho và đại thực bào. Cũng tham gia tăng cường miễn dịch dịch thể và cả cấu tạo các kháng thể IgA, IgM, IgG… Bên cạnh đó, Selen kích hoạt một số enzyme khác trong hệ thống miễn dịch, phục hồi cấu trúc di truyền, giải độc kim loại nặng. Selen là khoáng chất có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những thực phẩm giàu Selen như các loại cá, tô, hàu, thịt lợn… Thực vật có có ngữ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, bắp cải… Trong sữa mẹ, sữa bò cũng giàu Selen. Thời tiết thay đổi thất thường, sức khỏe cần được quan tâm nhiều hết. Tăng cường sức đề kháng là 1 trong những bước đầu tránh những bệnh vặt giao mùa. Ngoài bổ sung các dưỡng chất trên qua thực phẩm thì mọi người cũng phải thay đổi thói quen xấu, sống lành mạnh để giữ được tinh thần luôn thoải mái vui vẻ. Chúc mọi người vững vàng sức khoẻ, giao mua thêm chill! Ngoài nguồn cung cấp Vitamin và Khoáng chất đến từ thực phẩm hằng ngày thì hiện nay có nhiều các sản phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng như một nguồn cung cấp dinh dưỡng tiện lợi mà hiệu quả. Các sản phẩm đều được gia công và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP - WHO, đảm bảo về chất lượng sản phẩm an toàn với người sử dụng. HADU PHARMA , một trong những nhà máy đã hoạt động 10 năm trong lĩnh vực gia công sản xuất, luôn cam kết về chất lượng sản phẩm cao nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng. Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng chuẩn GMP, liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU - Tận tâm vì sức khỏe - ☎️Hotline: 0942.347.675 📩Email: hotro.hadu@gmail.com 🏬Văn phòng: số 9 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội 🏭 Nhà máy 1: Lô CN 11, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương 🏭 Nhà máy 2: Lô CN 20, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.