CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

26

Th 10

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG tránh bệnh vặt giao mùa với thực phẩm giàu Vitamin và Khoáng chất

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG tránh bệnh vặt giao mùa với thực phẩm giàu Vitamin và Khoáng chất

  • admin
  • 0 bình luận

Giao mùa là khoảng thời gian “diệu kỳ” của sự chuyển đổi thời tiết nhanh như cái lật mặt của người yêu cũ. Từ nóng chuyển lạnh, nắng ngắt chuyển mưa dầm dề. Sự vật, con người cũng theo đó mà ngỡ ngàng với sự đỏng đảnh của cô nàng mang tên “giao mùa”. 

Sự nóng ẩm đan xen của thời tiết là điều kiện thuận lợi cho sự hoành hành của các virus gây bệnh. Trẻ nhỏ và người già rất dễ bị bệnh vào thời điểm này cho hệ thống miễn dịch yếu, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi môi trường. Vì vậy, việc của lúc này là bổ sung các nhóm chất tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại những tác nhân. Cùng Hadu tìm kiếm các chất dinh dưỡng này trong các loại thực phẩm hằng ngày nhé!

 

1. Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, rào chắn chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài muốn xâm nhập vào cơ thể. Chẳng hạn như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng… Có những tác nhân tốt cho sức khoẻ của con người như hệ lợi khuẩn, vi khuẩn tốt. Nhưng phần đông là những tác nhân xấu gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

 

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, rào chắn chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài muốn xâm nhập vào cơ thể

 

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, rào chắn chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài muốn xâm nhập vào cơ thể.

 

Sức đề kháng được tạo ra bởi hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch tốt đồng nghĩa với sức đề kháng tốt giúp cơ thể ngăn chặn, tiêu diệt tất cả những tác nhân dám xâm nhập bên trong cơ thể. Không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt nếu không được quan tâm và bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu, sức đề kháng suy giảm khiến cơ thể dễ mắc bệnh so với thông thường. 

Bạn có thể tưởng tượng rằng, đối với người bình thường thì bệnh cảm là bệnh vặt có thể tự chữa trị. Nhưng đối với người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm thì bệnh cảm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy có thể thấy sức đề kháng của hệ miễn dịch vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người.

 

2. Cơ chế hình thành sức đề kháng

Như đã nói ở trên Sức đề kháng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Công việc của chúng là phối hợp với nhau để chống và tiêu diệt những ngoại vật xâm nhập vào cơ thể. Hệ miễn dịch có ở khắp nơi trên cơ thể để đảm bảo trở thành một lá chắn kín mít ngăn chặn mọi đường xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Hệ thống miễn dịch nhận diện và ghi nhớ hàng triệu kháng nguyên xâm nhập cơ thể. Dựa vào đó sản sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại và tiêu diệt trước khi nó gây ảnh hưởng nặng đến cơ thể.

 

Sức đề kháng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch và là một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan.

 

Sức đề kháng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch và là một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan.

 

Hệ thống miễn dịch được chia làm 3 loại:

- Miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh): Đến từ việc di truyền (từ khi sinh ra đã có). Chủ yếu là da, niêm mạc, bạch cầu… Cơ chế miễn dịch này ngay lập tức sẽ có phản ứng với bất kỳ sự xâm nhập nào dù chưa từng tiếp xúc, “quen biết” với tác nhân xâm nhập đó. Các thành phần của miễn dịch tư nhiên là tế bào thực bào (bạch cầu, đại thực bào), tế bào lympho tự nhiên, bạch cầu đa hình.

- Miễn dịch thu được (thích nghi): là loại miễn dịch thông qua tiếp xúc, tìm hiểu tác nhân xâm nhập để sinh ra kháng thể tương ứng hoặc các hoạt hoá tế bào lympho B và T. Chúng sẽ là người đứng ra tiêu diệt các tác nhân xâm nhập đó một cách nhanh chóng và dứt khoát. Sau khi tiêu diệt thì miễn dịch này hình thành trí nhớ để khi gặp lại tác nhân gây bệnh đó sẽ đứng ra loại bỏ ngay lập tức.

- Miễn dịch thụ động: là việc cơ thể không cần trực tiếp sản xuất qua hệ thống miễn dịch. Chẳng hạn như kháng thể trẻ nhận được từ mẹ qua sữa, nhau thai, máu…

 

3. Nguyên nhân sức đề kháng YẾU

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc suy giảm sức đề kháng. Ngoài những tác động do môi trường thì thói quen sinh hoạt của chính con người cũng gây ra suy giảm sức đề kháng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc suy giảm sức đề kháng

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc suy giảm sức đề kháng.

 

3.1. Suy giảm hệ miễn dịch

Từ gốc rễ của sức đề kháng thì hệ thống miễn dịch chính là nguồn cơn đầu tiên do sự suy giảm khả năng đề kháng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể do di truyền, chẳng hạn như khiếm khuyết về gen, rối loạn tế bào… Hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài như miễn bức xạ, chấn thương, điều trị kìm tế bào…

 

3.2. Ôi nhiễm không khí

Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, không khí bẩn sẽ ngăn chặn việc sản sinh các tế bào lympho T và lympho B (tế bào miễn dịch ghi nhớ). Dẫn đến hậu quả, hệ thống miễn dịch suy giảm và bộ phận đầu tiên “chịu trận” chính là những viêm nhiễm hô hấp

 

3.3. Uống ít nước

Cũng là một thói quen xấu ảnh hướng đến sức đề kháng của cơ thể. Do nước có tác dụng lọc bỏ một số chất độc hại ra ngoài cơ thể. Nên việc uống ít nước dẫn đến các chất tích tụ lại gây bệnh cho cơ thể, làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

 

3.4. Ăn quá nhiều dầu mỡ, muối

Đây là những chất làm suy yếu các lympho T và B dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm. Vì vậy mà các bác sĩ luôn khuyên cáo phụ nữ mang thai hay đang cho con bú hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối. Việc này sẽ tránh các dưỡng chất đề kháng trong sữa bị giảm đi, gián tiếp làm suy giảm miễn dịch của trẻ.

 

3.5. Thức quá khuya

Cũng là thói quen xấu khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, không sản xuất đủ Melatonin. Đồng thời hệ thống miễn dịch không tạo đủ tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn.

 

3.6. Lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh là thuộc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển vi khuẩn. Chức năng khá giống với hệ miễn dịch. Mỗi loại kháng sinh sẽ đối phó với một loại vi khuẩn nhất định. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu thì có đến 50% việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Bởi nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều khiến vi khuẩn biến dị chống lại thuốc, dẫn đến nhờn thuốc. Bên cạnh đó việc phụ thuộc vào kháng sinh sẽ khiến cơ thể giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn. Nên rất dễ mắc bệnh nếu gặp lại vi khuẩn đó.

 

3.7. Căng thẳng - stress

Căng thẳng hay stress thường xuyên khiến nồng độ hormon như testosterone và estrogen suy giảm, gây mất thăng bằng làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

 

4. Tăng cường sức đề kháng bằng cách nào?

Các “chiến binh” của sức đề kháng không phải lúc nào cũng đầy năng lượng. Vì vậy ngoài việc duy trì thói quen sống lành mạnh, cơ thể cần bổ sung các vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng thường xuyên. Mỗi cá nhân nên có kế hoạch ăn uống theo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là những dưỡng chất sau:

 

4.1. Vitamin A

Là một nhóm các hợp chất hoà tan trong chất béo. Ngoài tác dụng, duy trì thị lực khỏe mạnh, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thì Vitamin A còn tham gia đảm bảo chức năng của hệ thống miễn dịch. Cụ thể, Vitamin A tham gia tích cực tăng sức chống chịu bệnh tật do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào. Còn kìm hãm các gốc tự do dẫn đến ngăn chặn một số bệnh ung thư. 

 

Vitamin A là một nhóm các hợp chất hoà tan trong chất béo, có tham gia đảm bảo chức năng của hệ thống miễn dịch.

 

Vitamin A là một nhóm các hợp chất hoà tan trong chất béo, có tham gia đảm bảo chức năng của hệ thống miễn dịch.

 

Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền, gan gà… Mỗi ngày nên cung cấp 300 - 600 mg đối với trẻ em, thanh niên. Với nam giới khoảng 900 mg Vitamin A và nữ giới khoảng 700mg.

 

4.2. Vitamin E

Vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bảo khỏi các tác nhân gây miễn khuẩn, làm chậm sự phát triển của bệnh giảm trí nhớ, bảo vệ vitamin A và chất béo màng thế bảo khỏi bị oxy hoá, tham gia chuyển hoá tế bào…. làm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

 

 Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày

 

 Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày.

 

Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như: dầu hướng dương, dầu đậu nành, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả… Mỗi ngày người lớn bình thường cần cung cấp khoảng 15mg vitamin E.

 

4.3. Vitamin C

Vitamin C có rất nhiều công dụng khác nhau như tăng khả năng hấp thụ sắt, giảm hiện tượng mất thị lực tuổi già, ngăn ngừa loạn nhịp tim, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp… Và đối với hệ miễn dịch cũng có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể như vitamin C cần thiết cho tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, hoạt tính bạch cầu tăng, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng…

 

Vitamin C có rất nhiều công dụng khác nhau và một trong số đó chính là công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh

 

Vitamin C có rất nhiều công dụng khác nhau và một trong số đó chính là công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.

 

Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ như: Rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, bưởi, đu đủ, quýt, cam…

 

4.4. Vitamin D

Vitamin D được mọi người biết đến là một chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển xương chắc khoẻ. Và nguồn vitamin D được tổng hợp ở da dưới sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Vitamin D có chức năng khác nhau trong hệ miễn dịch, tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh. Vì thế cơ thể người cần được cung cấp và bổ sung hằng ngày với hàm lượng tính theo chỉ số UV là 600 IU mỗi ngày. 

 

Vitamin D có chức năng khác nhau trong hệ miễn dịch, tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh. Chủ yếu được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời

 

Vitamin D có chức năng khác nhau trong hệ miễn dịch, tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh. Chủ yếu được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời.

 

Ngoài việc phơi nắng để tổng hợp và hấp thụ Vitamin D, con người có thể bổ sung vitamin này từ thực phẩm ăn uống như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá…

 

4.5. Vitamin nhóm B

Vitamin B là nhóm tan trong nước, có vai trò thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Vitamin B liên quan đến quá trình trao đổi chất, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh, cần thiết trong quá trình hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng… Đối với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, các Vitamin nhóm B đều góp phần chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Đặc biệt phải kể đến vai trò của B9 và B6.

 

 các Vitamin nhóm B đều góp phần chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch

 

Các Vitamin nhóm B đều góp phần chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

 

Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại đậu, mè, mầm lúa mì… Một số vitamin nhóm B như B6, B12 có trong thịt, cá, hải sản, các loại rau củ…

 

4.6. Sắt

Sắt là yếu tố quan trọng để tạo ra các tế bào lympho T chống lại sự xâm nhập vi khuẩn, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, hoạt động tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó Sắt cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ, cơ bắp chắc khoẻ, giảm stress, hỗ trợ điều chỉnh thân nhiệt, tối ưu hóa năng lượng cần thiết cho cơ thể.

 

Sắt hỗ trợ các tế bào miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

 

Sắt hỗ trợ các tế bào miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

 

Sắt có nhiều trong lòng đỏ trắng, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, cua đồng, hải sản…

 

4.7. Kẽm

Kẽm có tác dụng kích thích tế bào lympho B và lympho B phát triển, xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố chống lại các tác nhân gây bệnh, chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, Kẽm còn hỗ trợ quá trình chuyển hoá các nguyên tố vi lượng, điều trị rối loạn, thiếu hụt chuyển hoá nhiều yếu tố, tác động đến sự tăng trưởng cơ thể.

 

Kẽm có công dụng bổ sung, bù đắp các tế bào miễn dịch bị mất đi, tăng cường "tấm khiên" miễn dịch cho cơ thể

 

Kẽm có công dụng bổ sung, bù đắp các tế bào miễn dịch bị mất đi, tăng cường "tấm khiên" miễn dịch cho cơ thể.

 

Nhu cầu hàm lượng kẽm với mỗi giai đoạn trưởng thành của con người sẽ khác nhau, dao động trong khoảng 2mg - 11mg/ ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng…

 

4.8. Selen

Selen là khoáng chất có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là trong quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của bạch cầu. Selen kích thích miễn dịch tế bào, giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch như bạch cầu, tế bào lympho và đại thực bào. Cũng tham gia tăng cường miễn dịch dịch thể và cả cấu tạo các kháng thể IgA, IgM, IgG… Bên cạnh đó, Selen kích hoạt một số enzyme khác trong hệ thống miễn dịch, phục hồi cấu trúc di truyền, giải độc kim loại nặng.

 

Selen là khoáng chất có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

 

Selen là khoáng chất có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

 

Những thực phẩm giàu Selen như các loại cá, tô, hàu, thịt lợn… Thực vật có có ngữ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, bắp cải… Trong sữa mẹ, sữa bò cũng giàu Selen.

 

Thời tiết thay đổi thất thường, sức khỏe cần được quan tâm nhiều hết. Tăng cường sức đề kháng là 1 trong những bước đầu tránh những bệnh vặt giao mùa. Ngoài bổ sung các dưỡng chất trên qua thực phẩm thì mọi người cũng phải thay đổi thói quen xấu, sống lành mạnh để giữ được tinh thần luôn thoải mái vui vẻ. Chúc mọi người vững vàng sức khoẻ, giao mua thêm chill!

Ngoài nguồn cung cấp Vitamin và Khoáng chất đến từ thực phẩm hằng ngày thì hiện nay có nhiều các sản phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng như một nguồn cung cấp dinh dưỡng tiện lợi mà hiệu quả.

Các sản phẩm đều được gia công và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP - WHO, đảm bảo về chất lượng sản phẩm an toàn với người sử dụng. HADU PHARMA , một trong những nhà máy đã hoạt động 10 năm trong lĩnh vực gia công sản xuất, luôn cam kết về chất lượng sản phẩm cao nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng.

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng chuẩn GMP, liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

- Tận tâm vì sức khỏe -

☎️Hotline: 0942.347.675

📩Email: hotro.hadu@gmail.com

🏬Văn phòng: số 9 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

🏭 Nhà máy 1: Lô CN 11, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

🏭 Nhà máy 2: Lô CN 20, Cụm công nghiệp Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: