Th 11
1. Kiến thức dinh dưỡng cơ bản Nhìn nhận từ tính từ “Cơ bản” có thể thấy, dinh dưỡng cơ bản là những giá trị dinh dưỡng cần thiết không thể thiếu đối với một cơ thể khỏe mạnh. Dinh dưỡng có nhiệm vụ chính là để duy trì và phát triển các hoạt động thể chất lẫn hoạt động trí não. Bao gồm: - Cung cấp năng lượng cho từng cơ quan, tế bào… đảm bảo các hoạt động cơ thể diễn ra suôn sẻ - Cung cấp nguyên liệu để tái tạo và phục hồi các mô, cơ tế bào… mỗi ngày - Tham gia các hoạt đồng điều tiết, điều hoà hocmon, sinh hoạt cơ thể Nhiệm vụ của dinh dưỡng là duy trì và phát triển cơ thể khỏe mạnh. Các nhóm dinh dưỡng cơ bản dù chỉ thiếu hay thừa một loại cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Mọi người đều có thể thấy rõ nhất ngay từ sự thay đổi bên ngoài của cơ thể của những người thừa chất hay những người thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, từ “Cơ bản” cũng thể hiện ở khía cạnh các nhóm dưỡng chất kết hợp theo hàm lượng thích hợp với nhau. Đảm bảo dinh dưỡng mỗi bữa ăn hợp lý, cung cấp đủ, đúng thể trạng cơ thể đang cần ngay lúc đó. 2. Có bao nhiêu nhóm dinh dưỡng cơ bản? Theo tìm hiểu, có thể thấy có nhiều cách để phân nhóm dinh dưỡng cơ bản: Phân theo ứng dụng thì có: Chất dinh dưỡng đa lượng và Chất dinh dưỡng vi lượng. Chất dinh dưỡng đa lượng được cơ thể cần rất nhiều và hầu như chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng của cơ thể: Carbohydrate, chất béo và protein. Chất dinh dưỡng vi lượng là những loại dưỡng chất chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ mỗi ngày: vitamin và khoáng chất. Công dụng của chúng là tham gia hoàn thiện các chức năng sinh lý và duy trì sức khỏe. 6 nhóm chất dinh dưỡng đồng hành mang đến sức khỏe cho mỗi người. Nếu phân loại kỹ hơn ta có 6 nhóm dinh dưỡng cơ bản là: Nhóm Carbohydrate, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm Vitamin, nhóm khoáng chất và nước. Giờ cùng Hadu tìm hiểu kỹ hơn các nhóm dinh dưỡng cơ bản nhé! 2.1: Nhóm dinh dưỡng Carbohydrate Đây là nhóm dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây là thành phần chính có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Theo như nghiên cứu, mức cung cấp năng lượng 1 gram Carbohydrate sẽ có 4 Kcal. Theo chế độ ăn uống thông thường Carbohydrate có thể cung cấp khoảng 50 - 80% năng lượng cho cơ thể đối với người hay vận động. Carbohydrate có nhiều trong tinh bột mang lại phần lớn năng lượng cho cơ thể. Nguồn Carbohydrate tự nhiên mà con người thường sử dụng trong chế độ ăn uống hằng ngày: Hoa quả, các loại rau, các loại hạt, ngũ cốc, các sản phẩm họ đậu, lạc… Trong đó còn có chất xơ cũng thuộc loại Carbohydrate phức tạp. 2.2. Nhóm dinh dưỡng chất đạm hay Protein Protein hay chất đạm là nhóm chất dinh dưỡng gần như xuất hiện ở mọi hoạt động diễn ra trong cơ thể. Từ tế bào, xương, da, tóc cho đến hormon, kháng thể, các chất quan trọng… Năng lượng của Protein có công dụng duy trì và phát triển vóc dáng cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đối với công dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể thì protein thường sẽ không ưu tiên, chỉ bổ sung khi thật cần thiết. Chất đạm/Protein là 1 trong 3 nguồn dinh dưỡng mang lại năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên với Protein thì chỉ khi thật sự cấp bách mới chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Khi nhắc đến protein thường mọi người sẽ quen thuộc với các sản phẩm từ thịt động vật. Tuy nhiên, cũng có một số loại đậu, rau và hạt ngũ cốc có hàm lượng chất đạm. Nó được gọi là đạm thực vật rất tốt cho sức khỏe. Vì thế dù có là chế độ ăn kiêng thì protein vẫn là một nhóm dưỡng chất quan trọng, không thể không có trong bữa ăn hằng ngày. Và việc quan trọng là cần lựa chọn loại thực phẩm nào phù hợp với từng tiêu ăn uống của bản thân để dễ dàng kiểm soát dinh dưỡng, lượng calo mỗi bữa ăn. 2.3. Nhóm dinh dưỡng chất béo Được mệnh danh là 1 trong 3 nhóm dưỡng chất cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo cũng có công dụng hoà tan và hỗ trợ hấp thụ các vitamin và khoáng chất. Chất béo cũng có tham gia hình thành tế bào, mô não, vận động cơ bắp. Chất béo mang lại nhiều năng lượng nhất và dễ tích tụ trong cơ thể, gây ra một số bệnh về tim mạch. Tuy nhiên với chất béo lành mạnh lại đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên mô và các tế bào não. Có 2 loại chất béo với cơ thể là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo xấu là những chất béo bão hoà đến từ động vật như mỡ động vật, bơ, thịt đỏ… Đối với chất béo này thì nên hạn chế để tránh tình trạng dư thừa chất béo gây bệnh liên quan đến tim mạch, béo phì, cơ quan nhiễm mỡ… Chất béo lành mạnh là chất béo không bão hoà có công dụng cân bằng đường trong máu, hỗ trợ và phát triển não bộ. Có thể bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại hạt, cá biển, dầu ô liu… Theo tổ chức Y tế khuyến cáo, mỗi người chỉ nên cung cấp dưới 30% lượng calo mỗi ngày. 2.4. Nhóm dinh dưỡng vitamin Nhóm Vitamin là dinh dưỡng vi lượng và có rất nhiều loại Vitamin khác nhau. Hầu hết các loại vitamin cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Vitamin được chia làm 2 loại: Vitamin tan trong nước (Gồm nhóm B và C) và Vitamin tan trong dầu (gồm A, D, E, K). 12 loại vitamin có trong thực phẩm là nguồn dinh dưỡng tốt lành cho sức khỏe. Các Vitamin tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá, tổng hợp và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó Vitamin còn có thể giảm nguy cơ một số chứng bệnh như ung thư… Vitamin C còn tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. 2.5. Chất dinh dưỡng Khoáng chất Khoáng chất cũng giống như Vitamin, có công dụng hỗ trợ, nâng cao sức khoẻ cho con người. Có 2 loại khoáng chất: - Khoáng chất đa lượng Canxi, Magie, Natri, Kali, Lưu huỳnh. Những khoáng chất này có tác dụng xương chắc khỏe, duy trì huyết áp, cân bằng dịch cơ thể, dịch vị dạ dày… Khoáng chất có công dụng rất nhiều trong nhiều hoạt động trao đổi, bổ sung dưỡng chất cho hầu hết các tế bào trong cơ thể vì mục tiêu nang cao sức khỏe. - Khoáng chất vi lượng: Sắt, Mangan, Đồng, Kẽm, Iot, Selen. Có công dụng hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin, tham gia hỗ trợ miễn dịch, làm lành vết thương, là thành phần quan trọng với một số bộ phận cơ quan… 2.6. Nước Tuy nước không được coi là một chất dinh dưỡng. Nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tác dụng của nước là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng, duy trì não bộ khoẻ mạnh. Theo khuyến cáo mỗi ngày nên cung cấp 2 lít nước mỗi ngày từ nước uống thông thường cộng với nước thì rau củ quả, món ăn hàng ngày. Nước tuy không phải là dinh dưỡng nhưng lại chiếm phần lớn trong cơ thể và có nhiều công dụng quan trọng để có được cơ thể khỏe mạnh. 3. Nhu cầu dinh dưỡng Đối với cơ thể, đáp ứng nhu cầu sử dụng dinh dưỡng cơ bản là điều cần thiết. Nhưng như thế nào là đủ: Đủ dinh dưỡng cơ bản: Khi khi cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng để duy trì hoạt động của cơ thể trong tái cạo, chuyển hoá, hấp thu, hỗ trợ… Bên cạnh đó cần có một lượng dự trữ nhất định cho những trường hợp cần thiết. Vì không phải vừa nạp dinh dưỡng vào là có thể bổ sung luôn dinh dưỡng, năng lượng cần thiết để cơ thể sử dụng luôn. Nếu bổ sung dinh dưỡng ít hơn so với nhu cầu? Như lẽ dĩ nhiên, cơ thể sẽ không có nguồn năng lượng dự trữ và bản thân cũng không đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường. Lúc này đây, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng để cảnh báo. Nếu không được đáp ứng nhanh chóng sẽ xuất hiện nhiều bệnh tật liên quan. Cung cấp quá nhiều dinh dưỡng không phải là một sự khôn ngoan. Quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa, tích lũy quá nhiều, khả năng sẽ làm biến dạng một số mô, cơ, tế bào so với hình dạng khoẻ mạnh. Nguy hiểm hơn là dinh dưỡng dư thừa đó kết hợp, biến đổi thành loại chất khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Với mỗi lứa tuổi, giai đoạn khác nhau sẽ cần bổ sung, cung cấp giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nhất là đối với cơ thể đang có bệnh sẵn trong người thì việc bổ sung dinh dưỡng nào cho thích hợp thì cần phải kiểm tra. Nhất định không được tự ý sử dụng lượng lớn hơn bình thường nhóm dinh dưỡng nào đó. Về việc ăn uống đối với một số người khó mà kiểm soát được. Hơn nữa, vì một số yếu tố khách quan về môi trường mà hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm có sự thay đổi ít nhiều. Nhưng ít nhất, mọi người nên trang bị cho mình kiến thức dinh dưỡng cơ bản để lựa chọn, kết hợp đa dạng nguồn thực phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 4. 10 lời khuyên dinh dưỡng từ Bộ Y tế Khẩu phần ăn bình thường của mỗi người được chia làm 3 bữa sáng - chiều - tối. Nhưng mỗi bữa ăn nên có sự thay đổi về dinh dưỡng sao cho phù hợp với hoạt động của cơ thể. Vì mục tiêu nâng tầm sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên Dinh dưỡng cân bằng từ những thói quen, chế độ ăn uống hằng ngày. Vì vậy, Bộ Y tế đưa ra 10 lời khuyên dinh dưỡng đảm bảo dinh dưỡng cộng đồng. 1. Ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm đại diện cho các nhóm dinh dưỡng. Lựa chọn những loại thực phẩm mang đến nguồn dinh dưỡng lành mạnh là tốt nhất 2. Phối hợp các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và cả thực vật. Đặc biệt là những loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng hiếm có, hoặc khó tổng hợp. 3. Phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật, ưu tiên các loại dầu từ vừng, lạc chứa nhiều axit béo lành mạnh 4. Nên sử dụng muối i- ốt, nhưng không ăn quá mặn. Không dùng quá 2,5 gram mỗi ngày 5. Ăn nhiều loại rau củ quả đa dạng nhiều màu sắc. Người trưởng thành mỗi ngày khoảng 300g. Trẻ em khoảng 100g - 200g 6. Chú ý trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm, dinh dưỡng được bảo toàn. 7. Uống đủ nước mỗi ngày 8. Sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp: Sữa tươi, sữa hạt, sữa chua, pho mát 9. Hạn chế dung nạp đường tinh chế. Quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì và một số chứng bệnh khác. 10. Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước có ga và ăn uống đồ ngọt quá nhiều. Dinh dưỡng cơ bản cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày bao gồm 6 nhóm chất dinh dưỡng. Ngoài việc ăn uống khoa học thì chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cụ thể từ mỗi loại thực phẩm và thức uống. Cần dung nạp hàm lượng bao nhiêu, ăn uống lúc nào là hợp lý… Đây là những kiến thức dinh dưỡng cơ bản cần được tìm hiểu và nhận thức để cơ thể luôn khỏe mạnh, vững vàng, sống hết mình với cuộc đời tươi đẹp này.
Th 11
Đối với thể chất, đường được coi là một chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể rất nhanh chóng. Đối với tinh thần, đường là một gia vị kích thích vị giác, mang đến sự vui vẻ. Uống trà, ăn bánh ngọt mà chẳng có vị ngọt nào thì thấy hụt hẫng phải biết. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hay bắt gặp những loại đường như đường mía, đường cát, đường phèn, đường thốt nốt… quá phổ biến và được sử dụng rất nhiều rồi phải không. Vậy đường Isomalt bạn đã từng nghe thấy bao giờ chưa? Công dụng có giống đường mình vẫn hay dùng không nhỉ? Hôm nay cùng Hadu tìm hiểu về loại đường này nhé! 1. Đường Isomalt là gì? Isomalt là tên một loại đường, chất tạo ngọt hoàn toàn tự nhiên. Bởi nó được sản xuất từ củ cải đường. Đây là loại củ có hàm lượng sucrose cao chỉ sau mía. Đường Isomalt được làm từ củ cải đường có công dụng tạo độ ngọt nhưng lượng calo lại thấp hơn so với thông thường. Đường Isomalt nhìn bề ngoài thì khá giống đường thông thường: màu trắng, kết tinh, không mùi. Tuy nhiên độ ngọt của Isomalt nhẹ và thanh hơn, hương vị thì vẫn giống với các loại đường thông thường. Hơn nữa hàm lượng calo lại rất thấp chỉ khoảng 2 calo/g. Trong khi đó, các loại đường thông thường thì có khoảng 3.87 calo/g. Đường Isomalt được phát hiện vào năm 1747 và cho đến nay nó trở thành một loại đường rất được ưu thích bởi giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại. Vào đầu những năm 1980, đường isomalt được sử dụng rất nhiều các sản phẩm bánh kẹo trên toàn thế giới do những ưu điểm khắc phục được những vấn đề đau đầu cho người sử dụng. 2. Tác dụng của đường Isomalt đối với sức khỏe Chỉ số đường huyết (GI) là tiêu chí quan trọng để xem xét, so sánh với các sản phẩm chuẩn (45g Glucose). Những sản phẩm có độ GI thấp thì sản phẩm được tiêu hoá và hấp thụ chậm, không làm tăng glucose trong máu, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là đối với người bị tiểu đường. Đường Isomalt không làm tăng chỉ số đường huyết GI sau khi hấp thụ. Theo như nghiên cứu, trong 10% dung dịch, đồ ngọt của Isomalt tương đương với 50% - 60% đường kính thông thường. Nên những thực phẩm có sử dụng isomalt thì có chỉ số GI dưới 55% (thuộc nhóm có GI thấp). Vì thế Isomalt rất có ích với người béo phì, người bị tiểu đường, người muốn ăn kiêng, giảm cân. 2.1. Tác dụng của đường Isomalt với người bị tiểu đường Như chúng ta đã biết người bị đường huyết luôn phải để ý kỹ vấn đề ăn uống phù hợp. Bởi bất kỳ thực phẩm nào nạp vào trong người cũng có thể gây thay đổi nồng độ Glucose. Những thay đổi nồng độ vượt ngưỡng hoặc thấp hơn ngưỡng Glucose cho phép sẽ dễ gây ra biến chứng trên thận, mắt, tim.. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy nên, dùng đường ăn kiêng Isomalt sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với hàm lượng calo thấp, phù hợp với thể trạng cơ thể. Sử dụng Isomalt trong mỗi bữa ăn hằng ngày có thể kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể. 2.2. Tác dụng của đường Isomalt với người ăn kiêng Trong chế độ ăn kiêng, ngoài việc kiêng các chất béo chưa cần thiết cho cơ thể, thì còn cần kiêng các sản phẩm có chứa đường do chúng có quá nhiều Calo. Tuy nhiên, như thế sẽ rất gây nhàm chán và dễ bỏ cuộc. Nhất là đối với những người không ngọt thì không ngon. Và giải pháp ở đây chính là đường isomalt. Vừa mang đến vị ngọt thanh, nhẹ vừa đáp ứng điều kiện cung cấp ít calo. Đường Isomalt có tác dụng hỗ trợ người ăn kiêng kiêng kiểm soát calo trong bữa ăn. Bên cạnh đó, đối với béo phì, thừa cân thì đường Isomalt còn giúp cải thiện tình trạng béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhiễm mỡ, hạn chế những vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch. 2.3. Tác dụng của đường Isomalt đối với răng Vị ngọt kích thích tiết ra nước ngọt, làm giảm độ chua và tăng nồng độ canxi bề mặt răng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo lại khu vực bị tổn thương. Người ta thường nói ăn nhiều bánh kẹo thì bị sâu răng. Nhưng những sản phẩm có đường Isomalt sẽ có cơ chế đặc biệt hạn chế sâu răng. 2.4. Tác dụng của đường isomalt với trí não của trẻ nhỏ Đường isomalt tuy có hàm lượng calo ít nhưng vẫn có thể chuyển hóa thành năng lượng và được đưa đến các tế bào và mô não. Vì vậy, có những lúc trí não mệt mỏi, uể oải việc cung cấp năng lượng giúp cải thiện tình trạng trên. Và đường isomalt được khuyến khích sử dụng cho trẻ. Nhưng với liều lượng vừa đủ nhé! Đường Isomalt hỗ trợ phát triển các tế bào, mô não cho trẻ. 3. Cách sử dụng đường isomalt hiệu quả Không nên quá lạm dùng đường isomalt. Bởi không phải vì là đường tốt mà có thể dung nạp một cách không kiểm soát. Bởi dù ít thì đường isomalt vẫn có chuyển hóa thành năng lượng. Nếu ăn quá nhiều sẽ có thể gây ra một số tình trạng như: Đau đầu, buồn nôn, táo bón, ung thư… Đối với người mắc bệnh tiểu đường, béo phì thì chỉ nên sử dụng isomalt như một điểm cuối cùng nếm một chút vị ngọt để ngăn lại cơn thèm đồ ngọt mà thôi. Và liệu lượng mỗi lần dùng đường isomalt đều phải được bác sĩ điều trị tư vấn trực tiếp Đối với người bình thường chỉ nên dùng 20mg/người/ngày để đảm bảo cơ thể đủ chất dinh dưỡng. Cách tốt cho sức khoẻ nhất vẫn là nên hạn chế đường hết mức có thể. Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ăn uống điều độ và luyện tập thể thao phù hợp. Đừng ỷ lại vào đường isomalt quá nhiều sẽ càng khiến sức khoẻ không được như mong muốn. 4. Đường isomalt trong các sản phẩm dinh dưỡng Hiện nay, đối tượng bị tiểu đường, béo phì trở thành đối tượng khách hàng riêng cần được quan tâm và để ý kỹ. Nhất là các thực phẩm ăn uống cũng được kiểm soát hàm lượng đường kỹ càng. Vì thế các sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho đối tượng này sử dụng đều sử dụng đường Isomalt thay thế cho đường thông thường. Hàm lượng isomalt cũng được cân đo, nghiên cứu rằng sẽ cung cấp đủ liều lượng cho người sử dụng. Các sản phẩm dành co người có nguy cơ hoặc người bị tiểu đường đều có Isomalt trong thành phần dinh dưỡng. Nhà máy sản xuất Hadu Pharma hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho cho người bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ sử dụng đường isomalt với hàm lượng vừa đủ. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm dưỡng chất tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tim mạch. Nên mọi người có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng về lượng đường trong từng khẩu phần dinh dưỡng. Quan đây, chúng ta đã biết thêm một thành phần dinh dưỡng khác chính là Isomalt. Là đường ăn kiêng hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hạn chế calo trong ăn uống, giảm bệnh lý về tim mạch, cân bằng hàm lượng glucose ở mức cho phép… Tuy nhiên, để tốt nhất hãy tăng cường bổ sung dinh dưỡng, chất xơ. Hạn chế sử dụng bất cứ loại đường nào ít nhất có thể vì một vóc dáng đẹp mà sức khoẻ cũng tăng lên nhiều.
Th 11
Hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có thành phần cây chùm ngây bổ sung dinh dưỡng. Chùm ngây có công dụng thế nào thì cùng Hadu tìm hiểu ngay bây giờ nhé! 1. Chùm ngây - Thực phẩm dinh dưỡng 1.1. Cây chùm ngây là gì? Chùm ngây là loài thực vật thân gỗ thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae) có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan. Một số nơi sử dụng chùm ngây như là một loại ăn lá có giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng trong dược phẩm thì toàn cây chùm ngây và rễ cây đều có thể làm thuốc. Cây chùm ngây được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam, là loài cây ưa sáng và ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chùm ngây là cây thân gỗ thuộc họ Moringaceae, lá xếp so le nhau giống lá ngót. Nhìn hình dáng bên ngoài thì chùm ngây có lá kép, mọc so le dài tâm 30 - 60cm, nhìn rất giống rau ngót. Nhưng đây là 2 loại cây khác nhau, có thành phần dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Theo như nghiên cứu, thì 1kg chùm ngây có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng 1 ngày của gia đình 4 người. 1.2. Thành phần dinh dưỡng trong Chùm ngây Trong cây chùm ngây có chứa protein, vitamin và khoáng chất. Một loại thực vật có hàm lượng chất đạm tốt cho sức khỏe. So sánh với các loại thực phẩm khác thì trong lá chùm ngây có lượng Vitamin C cao gấp 7 lần so với cam; Vitamin A cao gấp 4 lần Cà rốt; có lượng Canxi gấp 4 lần so với sữa; Potassium cao hơn 3 lần so với chuối… Chùm ngây là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng gấp nhiều lần so với thông thường. Hơn nữa, bạn có lẽ sẽ rất bất ngờ hơn nữa khi trong chùm ngây có đến 90 loại dưỡng chất, 18 loại axit amin, 46 chất chống Oxy hoá. Chùm ngây chính là một trong những loại thực vật giàu dinh dưỡng nhất hiện nay. 2. Chùm ngây có tác dụng gì? Với thành phần dinh dưỡng đáng kinh ngạc, chùm ngây có nhiều công dụng bổ sung dinh dưỡng, cải thiện và ngăn ngừa một số loại bệnh. 2.1. Chùm ngây trong những bài thuốc dân gian Trong y học dân gian ngày xưa, đã sử dụng chùm ngây như một dược phẩm có công dụng: Kích thích tiêu hoá, lợi sữa, lợi tiểu, chữa tê thấp, chữa bệnh scorbut và các bệnh viêm xổ, hạ sốt, giải độc sâu bọ cắn. Chùm ngây trong đông y còn được coi như một vị thuốc có tác dụng phòng ngừa một số bệnh, chống viêm. Chùm ngây có thể dùng trực tiếp trên da để khử trùng, điều trị áp xe, mụn cơm, vết thương… Trong bữa ăn hằng ngày, chùm ngây được sử dụng như một loại rau kết hợp với các loại thực phẩm khác tăng hương vị cho món ăn. 2.1. Chùm ngây trong y học hiện đại Ngày nay, ngoài việc sử dụng chùm ngây trong bữa ăn hằng ngày, thì chùm ngây là thành phần trong các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: - Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng có hàm lượng chất đạm cao, thay thế được cho đạm động vật - Ngăn ngừa ung thư với hàm lượng chất chống oxy hóa, hoạt chất, Vitamin C, kẽm chống lại các gốc tự do gây ung thư, tổn thương DNA. Đặc biệt là, có chứ niazimicin, một hợp chất ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Chùm ngây có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bổ trợ sức khỏe. - Ngăn ngừa, bảo vệ hệ tim mạch: Nhờ 46 chất oxy hoá có trong chùm ngây ngăn ngừa tổn thương tim. - Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Theo như nghiên cứu, các hợp chất thực vật như Isothiocyanates có tác động giảm lượng đường trong máu, đường và protein trong nước tiểu. Ngoài ra còn giúp kích thích sản sinh Insulin, ổn định đường huyết và các biến chứng của bệnh tiểu đường. - Tăng khả năng miễn dịch nhờ lượng lớn các chất dinh dưỡng chống oxy hoá, vitamin C, kẽm… hỗ trợ hàng rào ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. - Ngăn ngừa thiếu máu, bổ máu: Với lượng sắt cao gấp 3 lần so với cải bó xôi, cao hơn cả hàm lượng sắt trong thịt bò.. Vì thế, chùm ngây rất có lợi cho người thiếu máu, thiếu sắt. - Bảo vệ gan: Trong một nghiên cứu cho thấy trong chùm ngây có chứa Sillymarin có công dụng tăng chức năng men gan. Bảo vệ gan trước thói quen ăn uống giàu chất béo. Chùm ngây có tác dụng bảo vệ gan trước chất béo dung nạp trong bữa ăn hàng ngày. - Nuôi dưỡng da và mái tóc khoẻ mạnh: Dầu từ hạt chùm ngây có sitokinin và có một loại hormon cho một làn gia khoẻ mạnh, tránh các vấn đề não hoá da. - Giảm viêm: trong lá, vỏ và hạt chùm ngây có isothiocyanates là các hợp chất chống viêm hiệu quả với hoàn lượng và chủng loại phù hợp. Với sự đa dạng nhóm chất dinh dưỡng và các hoạt chất đặc biệt, chùm ngây nhiều công dụng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển mà còn phòng ngừa một số chứng bệnh nguy hiểm. 3. Những lưu ý khi sử dụng chùm ngây Dù chúng ta đã biết chùm ngây cực kỳ giàu dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất. Nhưng không phải vì thế mà sử dụng chùm ngây quá mức. Phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cơ thể mà sử dụng chùm ngây với hàm lượng phù hợp. Đa dạng cách chế biến làm ra những món ăn thơm ngon từ chùm ngây. Theo như khuyến cáo thì mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 6g chùm ngây trong vòng 3 tuần. Đối với các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược phẩm có thành phần chùm ngây thì nên sử dụng theo liều lượng đã được ghi sẵn, hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Mọi người có thể sử dụng lá và quả chùm ngây như một loại thực phẩm ăn uống hằng ngày. Có thể dùng hoa chùm ngây phơi khô làm trà uống. 4. Đối tượng không nên sử dụng chùm ngây Dù chùm ngây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng cũng có những hoạt chất, dưỡng chất và cần phải chú ý sử dụng đối với một số thể trạng đặc biệt của cơ thể. Chẳng hạn như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. 4.1. Phụ nữ mang thai không nên dùng chùm ngây Trong kinh nghiệm dân gian, chùm ngây được dùng như một dược liệu ngừa thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai, chùm ngây rất nguy hiểm. Vì chùm ngây có alpha-sitosterol có cấu trúc giống estrogen khiến tử cung co cơ trơn dẫn đến sảy thai. Đặc biệt là không được dùng rễ, vỏ cây, hoa chùm ngây. Phụ nữ có thai không được ăn chùm ngây vì nó làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, sau khi sinh con, chùm ngây có tác dụng lợi sữa, có khi tăng gấp đôi lượng sữa thông thường. Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu chính xác rằng. 4.2. Đối với cho trẻ nhỏ Theo chuyên gia khuyến cáo, đối trẻ nhỏ mỗi tuần chỉ nên dùng 3 bữa rau chùm ngây, mỗi bữa từ 20 - 30gr là hợp lý. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của trẻ mà có thay đổi về lượng chùm ngây. Bên cạnh đó, bố mẹ cùng cần kết hợp dinh dưỡng với nhàu loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất của trẻ. Hơn nữa việc kết hợp đa dạng nguồn dinh dưỡng sẽ giúp trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Hình thành sở thích, thói quen ăn uống lành mạnh vui vẻ. Qua bài viết trên, phần nào đã biết được chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao và có công dụng tốt cho việc nâng cao, phòng ngừa bệnh tật. Người tiêu dùng có thêm một loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung. Nhưng hãy lưu ý hàm lượng dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhé!
Th 11
1. Chất béo - Dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể Để có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện, thì việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng. Theo nghiên cứu, mỗi người cần cung cấp cho cơ thể 4 nhóm chất dinh dưỡng: Nhóm bột đường, Chất đạm, Chất béo, Vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất béo có công dụng cung cấp năng lực, giúp hấp thụ vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Bên cạnh đó còn là thành phần tạo lên màng tế bào, một số loại hormon… Tuy nhiên, không phải hấp thụ nhiều loại chất béo có từ nguồn thực phẩm đều là tốt. 2. MUFA & PUFA là chất béo thế nào? MUFA & PUFA - các chất béo không bão hoà, hay còn được gọi là Acid béo không no, là nguồn dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể. Khác hoàn toàn với chất béo no, hấp thụ nhiều sẽ tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, béo phì, mỡ nội tạng… tác động xấu tới sức khoẻ con người. Đặc điểm cấu trúc của chất béo MUFA MUFA theo công thức khoa học có chứa một nguyên tử Carbon liên kết đôi trong chuỗi acid béo. Còn PUFA có hai hoặc nhiều hơn liên kết đôi và nhiệt độ nóng chảy cũng cao hơn. So với PUFA , MUFA còn được coi là chất béo lành mạnh hơn. Đặc điểm cấu trúc của chất béo PUFA Ngoài tự nhiên, nguồn thực phẩm có nhiều MUFA là các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, đậu phộng , dầu ô liu, các loại hạt tự nhiên. Còn chất béo PUFA chứa nhiều trong các loại dầu ngô, vừng, hướng dương, cây rum, đậu nành và cả trong cá béo. 3. Công dụng của MUFA & PUFA Qua nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy được công dụng ưu việt của MUFA & PUFA chính là làm giảm tổng Cholesterol và cải thiện tỉ lệ cân bằng giữa Cholesterol-HDL (tốt) và Cholesterol-LDL (xấu). Cho những ai chưa biết thì Cholesterol là một dạng chất béo thường xuất hiện ở màng tế bào của các mô trong cơ thể, góp công trong việc hình thành các tế bào khoẻ mạnh, sản xuất hormone, tạo ra vitamin A và các chất để tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều Cholesterol cần thiết thì nó sẽ kết hợp với một số chất khác trong máu, tạo thành mảng bám vào thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch, gây ra nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Nhiều khi dẫn đến biến chứng gây nguy hiểm cho con người. Cộng dụng của chất béo đối với cơ thể Ngoài ra, MUFA & PUFA cũng làm tốt vai trò của chất béo là cung cấp năng lượng calo cho hoạt động của cơ thể. Với hàm lượng trung bình trên 1 gram là 9 calo. Là chất béo có lợi cho sức khoẻ, lại còn giảm tác động xấu của những chất béo khác, MUFA & PUFA được chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng MUFA có thể cải thiện độ nhạy của Insulin ở cả những người có hoặc không có lượng đường trong máu cao. Chính là giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách di chuyển glucose từ máu vào tế bào. Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo người khoẻ mạnh, người bị hội chứng chuyển hoá nên ăn uống chế độ giàu MUFA. 4. Tỷ lệ vàng hấp thu chất béo có lợi cho sức khỏe Để đảm bảo sự vận hành tốt của cơ thể, chúng ta nên ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất. Đối với chất béo cũng cần có tỷ lệ hấp thụ phù hợp. Theo kết quả nghiên cứu chứng minh chế độ ăn uống cân bằng giữa các chất béo là tỷ lệ 1:1:1 của Chất béo chưa bão hòa đơn MUFA, chất béo chưa bão hòa đa PUFA và chất béo bão hoà SFA. Công thức dinh dưỡng cân bằng giữa các chất béo cần cung cấp cho cơ thể SFA sẽ cung cấp 6 - 10% năng lượng cho cơ thể, 6 - dưới 10% năng lượng đến từ PUFA và 5 - 10% năng lượng được MUFA cung cấp. Tuỳ thuộc vào mức tiêu thụ năng lượng mỗi ngày của cơ thể mà chúng ta nên ăn uống kết hợp nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Trung bình, nữ giới chỉ nên nạp không quá 2000 Calo mỗi ngày, đối với nam giới là khoảng 2500 Calo mỗi ngày. 5. Hàm lượng MUFA & PUFA trong các loại thực phẩm Nguồn cung cấp MUFA & PUFA tự nhiên đến từ thực vật, tuy nhiên cũng có thể tìm thấy chất béo này trong thịt. Tuỳ thuộc vào hàm lượng mà người tiêu dùng cân nhắc kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo hàm lượng MUFA & PUFA trong 100g thực phẩm sau: - Dầu ô liu: 73,1 g/ 100g - Hạnh nhân: 33,6 g/ 100g - Hạt điều: 27,3 g/ 100g - Đậu phộng: 24,7g/100g - Hạt hướng dương: 9,5g/100g - Thịt lợn: 10,7g/ 100g (Hàm lượng có thể thay đổi ít nhiều về chất lượng và nguồn cung cấp) Hằng ngày nên cung cấp đầu đủ và đa dạng nguồn dinh dưỡng chất béo tốt cho sức khỏe. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều các loại thực phẩm dinh dưỡng có thành phần MUFA & PUFA dành riêng cho người có nguy cơ, hoặc bị tiểu đường, bị bệnh về tim mạch. Hai chất béo trên sẽ hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tình chuyển biến xấu. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm thành phần dưỡng chất khác giúp bổ sung dinh dưỡng, cải thiện và tăng cường sức khỏe cho người dùng. Nhà máy HADU Pharma với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xản xuất, gia công sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cam kết về thành phần và chất lượng của từng sản phẩm. Mang đến giá trị dinh dưỡng cho mỗi trình trạng cơ thể, sức khoẻ người Việt.