CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

14

Th 11

Dinh dưỡng cơ bản trong chế độ ăn uống cân bằng

Dinh dưỡng cơ bản trong chế độ ăn uống cân bằng

  • admin
  • 0 bình luận

1. Kiến thức dinh dưỡng cơ bản

Nhìn nhận từ tính từ “Cơ bản” có thể thấy, dinh dưỡng cơ bản là những giá trị dinh dưỡng cần thiết không thể thiếu đối với một cơ thể khỏe mạnh.

Dinh dưỡng có nhiệm vụ chính là để duy trì và phát triển các hoạt động thể chất lẫn hoạt động trí não. Bao gồm:

- Cung cấp năng lượng cho từng cơ quan, tế bào… đảm bảo các hoạt động cơ thể diễn ra suôn sẻ

- Cung cấp nguyên liệu để tái tạo và phục hồi các mô, cơ tế bào… mỗi ngày

- Tham gia các hoạt đồng điều tiết, điều hoà hocmon, sinh hoạt cơ thể

 

Nhiệm vụ của dinh dưỡng là duy trì và phát triển cơ thể khỏe mạnh

 

Nhiệm vụ của dinh dưỡng là duy trì và phát triển cơ thể khỏe mạnh.

 

Các nhóm dinh dưỡng cơ bản dù chỉ thiếu hay thừa một loại cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Mọi người đều có thể thấy rõ nhất ngay từ sự thay đổi bên ngoài của cơ thể của những người thừa chất hay những người thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, từ “Cơ bản” cũng thể hiện ở khía cạnh các nhóm dưỡng chất kết hợp theo hàm lượng thích hợp với nhau. Đảm bảo dinh dưỡng mỗi bữa ăn hợp lý, cung cấp đủ, đúng thể trạng cơ thể đang cần ngay lúc đó.

 

2. Có bao nhiêu nhóm dinh dưỡng cơ bản?

Theo tìm hiểu, có thể thấy có nhiều cách để phân nhóm dinh dưỡng cơ bản:

Phân theo ứng dụng thì có: Chất dinh dưỡng đa lượng và Chất dinh dưỡng vi lượng. Chất dinh dưỡng đa lượng được cơ thể cần rất nhiều và hầu như chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng của cơ thể: Carbohydrate, chất béo và protein. Chất dinh dưỡng vi lượng là những loại dưỡng chất chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ mỗi ngày: vitamin và khoáng chất. Công dụng của chúng là tham gia hoàn thiện các chức năng sinh lý và duy trì sức khỏe.

 

6 nhóm chất dinh dưỡng đồng hành mang đến sức khỏe cho mỗi người

 

6 nhóm chất dinh dưỡng đồng hành mang đến sức khỏe cho mỗi người.

 

Nếu phân loại kỹ hơn ta có 6 nhóm dinh dưỡng cơ bản là: Nhóm Carbohydrate, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm Vitamin, nhóm khoáng chất và nước.

Giờ cùng Hadu tìm hiểu kỹ hơn các nhóm dinh dưỡng cơ bản nhé!

 

2.1: Nhóm dinh dưỡng Carbohydrate

Đây là nhóm dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây là thành phần chính có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Theo như nghiên cứu, mức cung cấp năng lượng 1 gram Carbohydrate sẽ có 4 Kcal. Theo chế độ ăn uống thông thường Carbohydrate có thể cung cấp khoảng 50 - 80% năng lượng cho cơ thể đối với người hay vận động. 

 

Carbohydrate có nhiều trong tinh bột mang lại phần lớn năng lượng cho cơ thể

 

Carbohydrate có nhiều trong tinh bột mang lại phần lớn năng lượng cho cơ thể.

 

Nguồn Carbohydrate tự nhiên mà con người thường sử dụng trong chế độ ăn uống hằng ngày: Hoa quả, các loại rau, các loại hạt, ngũ cốc, các sản phẩm họ đậu, lạc… Trong đó còn có chất xơ cũng thuộc loại Carbohydrate phức tạp.

 

2.2. Nhóm dinh dưỡng chất đạm hay Protein

Protein hay chất đạm là nhóm chất dinh dưỡng gần như xuất hiện ở mọi hoạt động diễn ra trong cơ thể. Từ tế bào, xương, da, tóc cho đến hormon, kháng thể, các chất quan trọng…

Năng lượng của Protein có công dụng duy trì và phát triển vóc dáng cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đối với công dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể thì protein thường sẽ không ưu tiên, chỉ bổ sung khi thật cần thiết.

 

Chất đạm/Protein là 1 trong 3 nguồn dinh dưỡng mang lại năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên với Protein thì chỉ khi thật sự cấp bách mới chuyển hóa năng lượng cho cơ thể

 

Chất đạm/Protein là 1 trong 3 nguồn dinh dưỡng mang lại năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên với Protein thì chỉ khi thật sự cấp bách mới chuyển hóa năng lượng cho cơ thể.

 

Khi nhắc đến protein thường mọi người sẽ quen thuộc với các sản phẩm từ thịt động vật. Tuy nhiên, cũng có một số loại đậu, rau và hạt ngũ cốc có hàm lượng chất đạm. Nó được gọi là đạm thực vật rất tốt cho sức khỏe. 

Vì thế dù có là chế độ ăn kiêng thì protein vẫn là một nhóm dưỡng chất quan trọng, không thể không có trong bữa ăn hằng ngày. Và việc quan trọng là cần lựa chọn loại thực phẩm nào phù hợp với từng tiêu ăn uống của bản thân để dễ dàng kiểm soát dinh dưỡng, lượng calo mỗi bữa ăn. 

 

2.3. Nhóm dinh dưỡng chất béo

Được mệnh danh là 1 trong 3 nhóm dưỡng chất cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo cũng có công dụng hoà tan và hỗ trợ hấp thụ các vitamin và khoáng chất. Chất béo cũng có tham gia hình thành tế bào, mô não, vận động cơ bắp.

 

Chất béo mang lại nhiều năng lượng nhất và dễ tích tụ trong cơ thể, gây ra một số bệnh về tim mạch. Tuy nhiên với chất béo lành mạnh lại đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên mô và các tế bào não

 

Chất béo mang lại nhiều năng lượng nhất và dễ tích tụ trong cơ thể, gây ra một số bệnh về tim mạch. Tuy nhiên với chất béo lành mạnh lại đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên mô và các tế bào não.

 

Có 2 loại chất béo với cơ thể là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo xấu là những chất béo bão hoà đến từ động vật như mỡ động vật, bơ, thịt đỏ… Đối với chất béo này thì nên hạn chế để tránh tình trạng dư thừa chất béo gây bệnh liên quan đến tim mạch, béo phì, cơ quan nhiễm mỡ… 

 

Chất béo lành mạnh là chất béo không bão hoà có công dụng cân bằng đường trong máu, hỗ trợ và phát triển não bộ. Có thể bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại hạt, cá biển, dầu ô liu…

 

Theo tổ chức Y tế khuyến cáo, mỗi người chỉ nên cung cấp dưới 30% lượng calo mỗi ngày.

 

2.4. Nhóm dinh dưỡng vitamin

Nhóm Vitamin là dinh dưỡng vi lượng và có rất nhiều loại Vitamin khác nhau. Hầu hết các loại vitamin cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Vitamin được chia làm 2 loại: Vitamin tan trong nước (Gồm nhóm B và C) và Vitamin tan trong dầu (gồm A, D, E, K). 

 

12 loại vitamin có trong thực phẩm là nguồn dinh dưỡng tốt lành cho sức khỏe

 

12 loại vitamin có trong thực phẩm là nguồn dinh dưỡng tốt lành cho sức khỏe.

 

Các Vitamin tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá, tổng hợp và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó Vitamin còn có thể giảm nguy cơ một số chứng bệnh như ung thư… Vitamin C còn tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.

 

2.5. Chất dinh dưỡng Khoáng chất

Khoáng chất cũng giống như Vitamin, có công dụng hỗ trợ, nâng cao sức khoẻ cho con người. Có 2 loại khoáng chất:

- Khoáng chất đa lượng Canxi, Magie, Natri, Kali, Lưu huỳnh. Những khoáng chất này có tác dụng xương chắc khỏe, duy trì huyết áp, cân bằng dịch cơ thể, dịch vị dạ dày…

 

Khoáng chất có công dụng rất nhiều trong nhiều hoạt động trao đổi, bổ sung dưỡng chất cho hầu hết các tế bào trong cơ thể vì mục tiêu nang cao sức khỏe.

 

Khoáng chất có công dụng rất nhiều trong nhiều hoạt động trao đổi, bổ sung dưỡng chất cho hầu hết các tế bào trong cơ thể vì mục tiêu nang cao sức khỏe.

 

- Khoáng chất vi lượng: Sắt, Mangan, Đồng, Kẽm, Iot, Selen. Có công dụng hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin, tham gia hỗ trợ miễn dịch, làm lành vết thương, là thành phần quan trọng với một số bộ phận cơ quan…

 

2.6. Nước

Tuy nước không được coi là một chất dinh dưỡng. Nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tác dụng của nước là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng, duy trì não bộ khoẻ mạnh. Theo khuyến cáo mỗi ngày nên cung cấp 2 lít nước mỗi ngày từ nước uống thông thường cộng với nước thì rau củ quả, món ăn hàng ngày.

 

Nước tuy không phải là dinh dưỡng nhưng lại chiếm phần lớn trong cơ thể và có nhiều công dụng quan trọng để có được cơ thể khỏe mạnh.

 

Nước tuy không phải là dinh dưỡng nhưng lại chiếm phần lớn trong cơ thể và có nhiều công dụng quan trọng để có được cơ thể khỏe mạnh.

 

3. Nhu cầu dinh dưỡng

Đối với cơ thể, đáp ứng nhu cầu sử dụng dinh dưỡng cơ bản là điều cần thiết. Nhưng như thế nào là đủ:

Đủ dinh dưỡng cơ bản: Khi khi cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng để duy trì hoạt động của cơ thể trong tái cạo, chuyển hoá, hấp thu, hỗ trợ… Bên cạnh đó cần có một lượng dự trữ nhất định cho những trường hợp cần thiết. Vì không phải vừa nạp dinh dưỡng vào là có thể bổ sung luôn dinh dưỡng, năng lượng cần thiết để cơ thể sử dụng luôn.

 

Nếu bổ sung dinh dưỡng ít hơn so với nhu cầu? Như lẽ dĩ nhiên, cơ thể sẽ không có nguồn năng lượng dự trữ và bản thân cũng không đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường. Lúc này đây, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng để cảnh báo. Nếu không được đáp ứng nhanh chóng sẽ xuất hiện nhiều bệnh tật liên quan.

 

Cung cấp quá nhiều dinh dưỡng không phải là một sự khôn ngoan. Quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa, tích lũy quá nhiều, khả năng sẽ làm biến dạng một số mô, cơ, tế bào so với hình dạng khoẻ mạnh. Nguy hiểm hơn là dinh dưỡng dư thừa đó kết hợp, biến đổi thành loại chất khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

 

Với mỗi lứa tuổi, giai đoạn khác nhau sẽ cần bổ sung, cung cấp giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nhất là đối với cơ thể đang có bệnh sẵn trong người thì việc bổ sung dinh dưỡng nào cho thích hợp thì cần phải kiểm tra. Nhất định không được tự ý sử dụng lượng lớn hơn bình thường nhóm dinh dưỡng nào đó.

 

Về việc ăn uống đối với một số người khó mà kiểm soát được. Hơn nữa, vì một số yếu tố khách quan về môi trường mà hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm có sự thay đổi ít nhiều. Nhưng ít nhất, mọi người nên trang bị cho mình kiến thức dinh dưỡng cơ bản để lựa chọn, kết hợp đa dạng nguồn thực phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

 

4. 10 lời khuyên dinh dưỡng từ Bộ Y tế

Khẩu phần ăn bình thường của mỗi người được chia làm 3 bữa sáng - chiều - tối. Nhưng mỗi bữa ăn nên có sự thay đổi về dinh dưỡng sao cho phù hợp với hoạt động của cơ thể.

Vì mục tiêu nâng tầm sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên Dinh dưỡng cân bằng từ những thói quen, chế độ ăn uống hằng ngày

 

Vì mục tiêu nâng tầm sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên Dinh dưỡng cân bằng từ những thói quen, chế độ ăn uống hằng ngày.

 

Vì vậy, Bộ Y tế đưa ra 10 lời khuyên dinh dưỡng đảm bảo dinh dưỡng cộng đồng.

 

1. Ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm đại diện cho các nhóm dinh dưỡng. Lựa chọn những loại thực phẩm mang đến nguồn dinh dưỡng lành mạnh là tốt nhất

 

2. Phối hợp các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và cả thực vật. Đặc biệt là những loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng hiếm có, hoặc khó tổng hợp.

 

3. Phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật, ưu tiên các loại dầu từ vừng, lạc chứa nhiều axit béo lành mạnh

 

4. Nên sử dụng muối i- ốt, nhưng không ăn quá mặn. Không dùng quá 2,5 gram mỗi ngày

 

5. Ăn nhiều loại rau củ quả đa dạng nhiều màu sắc. Người trưởng thành mỗi ngày khoảng 300g. Trẻ em khoảng 100g - 200g

 

6. Chú ý trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm, dinh dưỡng được bảo toàn.

 

7. Uống đủ nước mỗi ngày 

 

8. Sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp: Sữa tươi, sữa hạt, sữa chua, pho mát

 

9. Hạn chế dung nạp đường tinh chế. Quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì và một số chứng bệnh khác. 

 

10.  Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước có ga và ăn uống đồ ngọt quá nhiều. 

 

Dinh dưỡng cơ bản cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày bao gồm 6 nhóm chất dinh dưỡng. Ngoài việc ăn uống khoa học thì chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cụ thể từ mỗi loại thực phẩm và thức uống. Cần dung nạp hàm lượng bao nhiêu, ăn uống lúc nào là hợp lý… Đây là những kiến thức dinh dưỡng cơ bản cần được tìm hiểu và nhận thức để cơ thể luôn khỏe mạnh, vững vàng, sống hết mình với cuộc đời tươi đẹp này.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: