CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY CỎ DẠI: CÀ GAI LEO
23

Th 03

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY CỎ DẠI: CÀ GAI LEO

  • admin
  • 0 bình luận

  Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò và có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.  Bài viết này Hadu sẽ chia sẻ cho bạn công dụng tuyệt vời của cây cà gai leo trong chữa bệnh! 1.MÔ TẢ CÂY CÀ GAI LEO Đặc điểm cây cà gai leo Cà gai leo là cây sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn và phân thành nhiều cành, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá của cây thường mọc so le, có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa nhỏ thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Còn phần quả thì mọng, có màu đỏ khi chín. Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả từ tháng 7 đến tháng 9. Phân bổ Đây là loại thảo dược quen thuộc có thể mọc ở khắp nơi, kể cả ở vùng trung du, núi thấp đến đồng bằng ven biển. Tại nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như: Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An. Bộ phận dùng: thường dùng rễ và phần dây với tên gọi trong đông y là thích gia căn và thích gia đẳng. Thu hái - Sơ chế Chúng ta có thể thu hoạch các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau đó đem rửa thật sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi hoặc sấy khô. Cà gai leo sau khi được phơi hoặc sấy khô Bảo quản Sau khi phơi hoặc sấy khô nên bỏ trong hộp kín gió, để ở nơi khô ráo. Thành phần hóa học Trong thành phần của rễ và dây cà gai leo có chứa hoạt chất alcaloid, còn phần rễ có chứa nhiều flavonoid và tinh bột. 2.TÁC DỤNG CỦA CÀ GAI LEO Thảo dược này có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dân gian dùng để trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng. Ngoài ra người dân ở một số nơi còn dùng để chữa say rượu. Các chế phẩm của thảo dược này cũng được ứng dụng điều trị lâm sàng: Solamin A (bào chế từ rễ cà gai leo, dễ khúc khắc và dễ ngưu tất) và solamin B (bào chế từ thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt trên lâm sàng. Xét về mặt y lý đông y, solamin có tính bình (không nóng, không lạnh) nên thích hợp với người bệnh thấp khớp ở thể nhiệt. Cà gai leo là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng Một sản phẩm được bào chế từ cà gai leo, ngưu tất và sâm đại hành, trong đó thành phần chính là cà gai leo đã chữa khỏi các đợt cấp tính của chứng viêm quanh răng. Dạng chiết toàn phần được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống collaganese. 3.LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG Liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau cho từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng phù hợp.  

CÂY LƯỢC VÀNG: KHÔNG CHỈ LÀ CÂY CẢNH MÀ CÒN LÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ
22

Th 03

CÂY LƯỢC VÀNG: KHÔNG CHỈ LÀ CÂY CẢNH MÀ CÒN LÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ

  • admin
  • 0 bình luận

Cây lược vàng vốn là cái tên không mấy xa lạ trong dân gian, vì vừa được trồng làm cây cảnh, vừa được lan truyền là cây thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh.  Thật vậy, cây lược vàng là một thảo dược quý trong Đông Y, người xưa nói: “cây lược vàng quý hơn vàng” quả không sai. Nó được biết đến với tác dụng trị các bệnh như loét dạ dày, ung thư, điều trị tiểu đường, chữa bệnh gan và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy công dụng chính và cách dùng chữa bệnh của cây lược vàng như thế nào? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.TÌM HIỂU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG Còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan voi, cây bạch tuộc, giả khóm, lan rủ, rai lá phất dủ. Tên khoa học là Callisia fragrans, thuộc họ Thài Lài. Cây lược vàng là một loại cây thuốc quý, dạng cây thảo, sống lâu năm. Thân cây cao từ 15-40cm, thẳng đứng, có một số thân bò ngang trên mặt đất, có nhánh và chia đốt. Đốt ở phía thân dài từ 1-2cm, ở nhánh dài tới 10cm. Lá mọc so le, lá đơn, phiến lá thuôn dài hình ngọn giáo, dài 15-20cm, rộng 4-5cm, nhẵn, mọng nước. Mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới, lá màu tím ở những cây có nhiều ánh sáng, bẹ lá ôm khít lấy thân. Mép lá nguyên khi lá già thường ngả vàng, gân lá song song.  Hoa hợp thành xin, mọc thành chùm. Cụm hoa không cuống gồm 6-12 bông hoa. Hoa có màu trắng, có cuống dài 1mm. Lá bắc của cụm hoa có vỏ hình trấu, màu vàng. Lá bắc của hoa thì có hình lòng thuyền, phần dưới trắng, phần trên xanh, có lông mịn. Tràng hoa có ba thùy, hình trứng, màu trắng, mép nguyên. Nhị sáu, chỉ nhị dài 1,5mm phần dưới dính với cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, đính vào hai bên trung đới. Bầu trên, ba ô, cao khoảng 0,5mm. 2.CÔNG DỤNG CỦA CÂY LƯỢC VÀNG Theo Đông Y, dược vàng là một loại dược liệu có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, cầm máu, tiêu viêm. Nhờ công dụng của cây lược vàng ở khả năng tiêu viêm và hoạt huyết, nên nó thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa vết thương hay vết bầm tím trên cơ thể. Ngoài ra tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng đối với viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mang lại hiệu quả rất tốt. Cây lược vàng Theo Y học hiện đại, có nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về loài cây này. Khi tiến hành phân tích dịch chiết xuất từ cây lược vàng, các nhà nghiên cứu các hoạt chất mang giá trị lớn trong việc ức chế các sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời các hoạt chất này giúp tăng sức đề kháng, kích thích quá trình tái sinh tế bào diễn ra nhanh gấp nhiều lần. Các hoạt chất có trong cây lược vàng được ghi nhận bao gồm: flavonoid, steroid, các khoáng chất, vitamin thiết yếu và một số nguyên tố vi lượng… và chúng có những công dụng nổi bật sau: Hoạt chất flavonoid đóng vai trò bảo vệ sự bền vững cho các mạch máu và chúng còn hoạt hóa để tăng tác dụng của vitamin C. Ngoài ra flavonoid giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhờ tác dụng này mà tác dụng của cây lược vàng trong điều trị các bệnh lý có tình trạng viêm rất hiệu quả, như bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Steroid trong lược vàng là phytosterol, có khả năng kháng sinh và kháng khuẩn rất tốt. Nhờ steroid mà người ta đã sử dụng lược vàng để tẩy uế, sát khuẩn, điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như ho, viêm hong, đau rát họng. 3.MỘT SỐ BÀI THUỐC SỬ DỤNG CÂY LƯỢC VÀNG BÀI THUỐC CHỮA VIÊM HỌNG Chuẩn bị khoảng 3-4 lá lược vàng, đem rửa sạch, thái nhỏ. Nhai trực tiếp, từ từ trong khoảng 10 phút. Nên nhai 1 ngày 3 lần. BÀI THUỐC CHỮA MỤN NHỌT Chuẩn bị 1-2 lá lược vàng đã được rửa sạch đem giã nát và đắp trực tiếp lên vùng có nốt mụn nhọt. Có thể dùng băng gạc y tế dán lên để cố định dược liệu. Thời gian đắp khoảng 20-30 phút, sau đó rửa sạch với nước. 4.MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY LƯỢC VÀNG Không nên uống lược vàng cùng một lúc với các thuốc khác đặc biệt là thuốc tân dược.  Không nên dùng dạng rượu lược vàng trên người bị viêm - xơ gan, tăng huyết áp hoặc tăng đường huyết chưa kiểm soát tốt, người không uống được rượu. Vì lược vàng có tính mát nên những người có cơ địa lạnh (sợ lạnh, dễ tiêu chảy) không uống nước ép tươi lược vàng vào buổi tối. Trẻ dưới 5 tuổi ưu tiên bôi hoặc đắp ngoài. Cây thuốc quanh ta rất phong phú. Nhưng làm sao để sử dụng cho đúng bệnh, đúng cách để không đưa đến những hậu quả không mong muốn, thì người bệnh cần có sự tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về những công dụng tuyệt vời của cây cảnh lược vàng! Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin mới nhất về Sức Khỏe Đời Sống nhé!  

GẠO LỨT VÀ GẠO TRẮNG ĂN LOẠI NÀO TỐT HƠN?
22

Th 03

GẠO LỨT VÀ GẠO TRẮNG ĂN LOẠI NÀO TỐT HƠN?

  • admin
  • 0 bình luận

Gạo lứt và gạo trắng là hai loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mỗi loại gạo đều có thành phần dinh dưỡng và lợi ích về sức khỏe khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chế độ dinh dưỡng của từng người để đưa ra lựa chọn phù hợp. 1.SO SANH GẠO LỨT VÀ GẠO TRẮNG Gạo lứt được biết đến là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt. Khi xay xát gạo lứt chỉ được bỏ lớp vỏ bên ngoài, còn lớp cám và mâm gạo bên trong được giữ nguyên. Vì thế gạo lứt thường có màu tối hơn và chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và một số khoáng chất như magie, kẽm, mangan. Hơn nữa, gạo lứt cũng có chỉ số đường huyết khá thấp. Ngược lại, gạo trắng là loại gạo đã được trải qua quá trình tinh chế, loại bỏ vỏ trấu, cám và mâm gạo. Vì thế gạo trắng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn gạo lứt nhưng hàm lượng các dưỡng chất cũng mất đi rất nhiều. Chưa kể một số loại gạo trắng còn được đánh bóng để hạt gạo nhìn trông sáng hơn. 2.SỰ KHÁC BIỆT VỀ DINH DƯỠNG Những thông tin sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng cũng như so sánh tác dụng đối với sức khỏe của hai loại gạo này: CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT Chỉ số GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, chúng phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. GI càng cao thức ăn sẽ được tiêu hóa càng nhanh và ngược lại. Tiêu thụ thực phẩm có GI thấp có thể giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim… Theo báo cáo, gạo trắng có GI cao hơn so với gạo lứt. Tuy nhiên, GI khác nhau tùy theo giống lúa mà mọi người ăn. Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa gạo lứt và gạo trắng HÀM LƯỢNG CHẤT XƠ Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, cũng như có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng hơn gạo trắng. 100g gạo lứt nấu chín cung cấp 1,8g chất xơ, trong khi 100g gạo trắng chỉ cung cấp 0,4g chất xơ. HÀM LƯỢNG CALO Hàm lượng calo trong thực phẩm, là một trong những thành phần quan trọng giúp quyết định lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể con người. Gạo lứt thường chứa lượng calo cao hơn một chút so với gạo trắng. Tuy nhiên chất xơ trong gạo lứt nhiều hơn nhiều so với gạo trắng. Chính vì vậy tiêu thụ gạo lứt sẽ không góp phần tăng cân đột ngột. NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Gạo lứt có hàm lượng magie và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong máu cơ thể. Các nghiên cứu gần đây cho rằng tiêu thụ gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gạo lứt có GI là 50 và gạo trắng có GI là 89, điều này cho thấy gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều so với gạo lứt. NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM Gạo lứt có chứa các hợp chất gọi là lignans, giúp bảo vệ tim và chống lại bệnh tật. Lignans đã được chứng minh là làm giảm lượng chất béo trong máu, hạ huyết áp và giảm viêm trong động mạch. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng chứa nhiều cholesterol tốt. Cả gạo lứt và gạo trắng đều có những thành phần dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người mà có cách chọn gạo sao cho phù hợp. Gạo lứt 3.KẾT LUẬN VỀ VIỆC SO SÁNH GIỮA GẠO LỨT VÀ GẠO TRẮNG Về mặt dinh dưỡng thì gạo lứt hơn gạo trắng, tuy nhiên việc chế biến, sử dụng, sự phổ biến và giá cả thì lại khó khăn hơn với một số người. Nếu bạn quan tâm về dinh dưỡng và không quan tâm đến các vấn đề khác thì gạo lứt là một lựa chọn tốt. Gạo trắng Ngược lại nếu bạn thấy gạo trắng vẫn là một lựa chọn tốt thì không có gì phải bàn cãi thêm. Hy vọng qua bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có sự lựa chọn riêng về việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng trong bữa cơm của mình.  

4 THỨC UỐNG ĐƯỢC CHO LÀ GIÚP GIẢM MỠ NỘI TẠNG
18

Th 03

4 THỨC UỐNG ĐƯỢC CHO LÀ GIÚP GIẢM MỠ NỘI TẠNG

  • admin
  • 0 bình luận

Cơ thể chúng ta có cơ chế tự nhiên cho phép giải độc qua gan, mồ hôi, nước tiểu và phân. Tuy nhiên, giữa cuộc sống đô thị hóa, đầy rẫy khói bụi, ô nhiễm, kim loại nặng, chất độc hại,... thì mức hấp thụ độc tố từ tự nhiên của con người được đẩy lên mức cao nhất, điển hình nhìn thấy là tình trạng mỡ nội tạng.  Mỡ nội tạng là một loại chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong khoang bụng nên không dễ nhận thấy. Mỡ nội tạng có thể gây ra nhiều bệnh lý và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế việc cải thiện mỡ nội tạng bằng việc duy trì chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể thao là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, nước lọc, cafe đen, trà xanh… cũng là những loại thức uống được chứng minh rất tốt cho việc giảm mỡ nội tạng, mỡ toàn thân hiệu quả. Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho bạn 4 loại thức uống tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm mỡ nội tạng. 1.GIẢI ĐỘC BẰNG NƯỚC GỪNG, CAM, CÀ RỐT Cam là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin C. Cà rốt chứa nhiều beta-carotene và chất xơ giúp giảm cân và tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung thêm gừng vào thức uống này để tăng tính kháng khuẩn. Đây là thức uống có tác dụng giải độc, đồng thời giúp giảm bớt mỡ ngay trong khi bạn ngủ. Nước cam, gừng, cà rốt 2.TRÀ XANH Pha cho mình một tách trà xanh trong ngày là cách tuyệt vời để giúp bạn giảm lượng chất béo nội tạng. Vì nó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chứa đầy chất chống oxy hóa. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chất này giúp giảm các tế bào mỡ, cải thiện quá trình trao đổi chất ở cơ thể người. Trà xanh Trà xanh cũng đã được chứng minh là đặc biệt giúp hỗ trợ giảm mỡ bụng. Trong một nghiên cứu được công bố bởi tạp chí Quốc tế về nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng, uống 4 tách trà xanh trở lên mỗi tuần giúp giảm khả năng phát triển béo bụng lên đến 44% so với những người không uống. 3.NƯỚC LỌC Nước lọc đóng vai trò không thể thiếu trong việc đốt cháy chất béo của cơ thể (được gọi là quá trình phân giải mỡ). Do đó việc tăng lượng nước uống có thể giúp bạn giảm cân cùng mỡ nội tạng. Uống nước trở thành ví dụ điển hình cho cách giảm mỡ nội tạng. Nước lọc 4.NƯỚC CHANH MẬT ONG Chanh mật ong là thức uống bổ dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Nhiều nghiên cứu còn cho biết thức uống này có thể giúp làm tan mỡ, làm sạch mụn và thải độc ra khỏi cơ thể. Mật ong có chứa nhiều loại enzyme và khoáng chất, do đó chúng có thể hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại vi trùng, virus. Nước chanh mật ong Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã cung cấp cho bạn thêm 4 loại nước uống bổ dưỡng, dễ làm giúp giảm mỡ nội tạng. Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm nhiều mẹo hay về Sức Khỏe Đời Sống mới nhất nhé!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: