CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

23

Th 03

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY CỎ DẠI: CÀ GAI LEO

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY CỎ DẠI: CÀ GAI LEO

  • admin
  • 0 bình luận

 

Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò và có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. 

Bài viết này Hadu sẽ chia sẻ cho bạn công dụng tuyệt vời của cây cà gai leo trong chữa bệnh!

1.MÔ TẢ CÂY CÀ GAI LEO

Đặc điểm cây cà gai leo

Cà gai leo là cây sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn và phân thành nhiều cành, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá của cây thường mọc so le, có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa nhỏ thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Còn phần quả thì mọng, có màu đỏ khi chín. Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.

Phân bổ

Đây là loại thảo dược quen thuộc có thể mọc ở khắp nơi, kể cả ở vùng trung du, núi thấp đến đồng bằng ven biển. Tại nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như: Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An.

Bộ phận dùng: thường dùng rễ và phần dây với tên gọi trong đông y là thích gia căn và thích gia đẳng.

Thu hái - Sơ chế

Chúng ta có thể thu hoạch các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau đó đem rửa thật sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Cà gai leo sau khi được phơi hoặc sấy khô

Bảo quản

Sau khi phơi hoặc sấy khô nên bỏ trong hộp kín gió, để ở nơi khô ráo.

Thành phần hóa học

Trong thành phần của rễ và dây cà gai leo có chứa hoạt chất alcaloid, còn phần rễ có chứa nhiều flavonoid và tinh bột.

2.TÁC DỤNG CỦA CÀ GAI LEO

Thảo dược này có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu.

Dân gian dùng để trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng. Ngoài ra người dân ở một số nơi còn dùng để chữa say rượu.

Các chế phẩm của thảo dược này cũng được ứng dụng điều trị lâm sàng:

Solamin A (bào chế từ rễ cà gai leo, dễ khúc khắc và dễ ngưu tất) và solamin B (bào chế từ thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt trên lâm sàng. Xét về mặt y lý đông y, solamin có tính bình (không nóng, không lạnh) nên thích hợp với người bệnh thấp khớp ở thể nhiệt.

Cà gai leo là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng

Một sản phẩm được bào chế từ cà gai leo, ngưu tất và sâm đại hành, trong đó thành phần chính là cà gai leo đã chữa khỏi các đợt cấp tính của chứng viêm quanh răng.

Dạng chiết toàn phần được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống collaganese.

3.LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG

Liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau cho từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng phù hợp.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: