Mùa thu được coi là mùa đẹp nhất, tuy nhiên với nhiều người, sức khỏe lúc giao mùa từ hạ sang thu lại là lúc cơ thể dễ mắc bệnh nhất. Nên phòng bệnh mùa thu, chủ động tăng cường sức đề kháng để cơ thể tăng cường sức khỏe.
1.MÙA THU - THỜI TIẾT THUẬN LỢI CHO VI SINH VẬT PHÁT TRIỂN
Mỗi khi chuyển mùa, nhiều người dễ bị nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, chất nhầy chảy từ mũi xuống cổ họng, sốt cao, đau nhức cơ bắp, mỏi khớp.
Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm là hai lý do quan trọng.
Mặc dù thời tiết mùa thu là giai đoạn dễ chịu nhất trong năm nhưng đây lại là thời điểm thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm bùng dịch và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.
Trong đó phổ biến là các nhóm bệnh như sốt và cảm lạnh, cảm cúm, bệnh tim mạch gia tăng do cơ thể thay đổi để thích ứng với thời tiết thay đổi đột ngột làm quá tải hệ thống tim mạch, nhóm các bệnh đường hô hấp dễ bùng phát, đau nhức xương khớp và bệnh dị ứng cũng rất dễ mắc.
Đặc biệt là sự gia tăng virus và chất gây dị ứng trong không khí gây nhiều phiền toái, khó chịu và cả sự sa sút về sức khỏe.
Bị ho hoặc cảm cúm khi thay đổi theo mùa thường là do sự thay đổi nhiệt độ tạo điều kiện cho virus phát triển.
2.CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP MÙA THU
Viêm họng, đau họng
Viêm họng hay đau họng là bệnh lý thường thấy do hệ miễn dịch suy yếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Hay nói cách khác, một khi sức đề kháng suy giảm do sự chủ quan dưới tác động của thời tiết có thể khiến bạn dễ nhiễm các loại virus hơn.
Đau họng thường có các biểu hiện như: họng sưng đau, khó nuốt, buồn nôn, nhức đầu, đôi khi kèm sốt và có hạch nổi lên hoặc amidan sưng rõ to.
Bệnh hen suyễn, dị ứng
Nhiều nghiên cứu cho biết, mùa thu có tỷ lệ người bị dị ứng cao hơn hẳn so với mùa hè hay là mùa đông. Nguyên nhân gây ra bệnh mùa thu phổ biến này là do thời tiết khô hanh các dị nguyên dễ tiếp xúc và đi vào cơ thể bạn thông qua đường mũi. Hen suyễn dị ứng có thể xảy ra khi mũi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc…
Điều này cũng đặc biệt nhấn mạnh với những người không có thói quen đeo khẩu trang, bảo vệ mũi khi ra ngoài. Nhất là với những người có tiền sử dị ứng hay hen suyễn khi trời đang khô hanh cao.
Triệu chứng của các cơn hen suyễn là khó thở.
Loét dạ dày, tá tràng
Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp vào mùa thu do hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể không chống chọi lại được với vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể qua đường ăn uống hay tiếp xúc khác…
Ngoài ra, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hoặc bị thay đổi đột ngột khiến hàm lượng histamin trong máu bị tăng nhanh. Chúng kích thích niêm mạc dạ dày, kích thích việc bài tiết acid khiến lớp nhầy bảo vệ dạ dày bị mỏng đi gây đau.
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng do có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay căng thẳng hoặc chế độ ăn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng, người đang mắc các bệnh mãn tính hay bị nhiễm HP.
Người bị mắc viêm loét dạ dày tá tràng thường hay bị đau bụng kèm theo nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon. Các cơn đau có thể xuất hiện vào khoảng thời gian sau khi ăn vài giờ.
Suy tim
Suy tim xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới quá tải.
Đau mắt đỏ
Nguyên nhân khiến đau mắt đỏ trở thành bệnh mùa thu thường gặp là do thay đổi thời tiết thất thường, đan xen nắng mưa khiến độ ẩm của không khí cao hơn kết hợp với các tác nhân khác như khói bụi, ô nhiễm… dẫn tới dịch bệnh bùng phát.
Đau mắt đỏ thường phổ biến khi tới mùa mưa bão, điều kiện vệ sinh kém từ nguồn nước khiến bệnh lây lan nhanh hơn từ giai đoạn mùa hè sang thu.
Biểu hiện của đau mắt đỏ là có nhiều gỉ (dử) mắt màu vàng hoặc xanh, mi mắt bị sưng to, mọng và mắt bị đỏ, chảy nước mắt thậm chí là đau nhức gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.
3.CÁC CÁCH CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH MÙA THU
-Tiêm phòng: Hãy đảm bảo bạn và gia đình được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phù hợp, như vaccine cảm cúm mùa thu, vaccine Covid-19 và bất kỳ loại vaccine nào được khuyến nghị.
-Rửa tay thường xuyên: rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các bề mặt có thể bị nhiễm bệnh hoặc sau khi ho, hắt hơi.
-Đeo khẩu trang: đeo khẩu trang khi bạn tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trong các nơi công cộng hoặc khi không thể duy trì khoảng cách với xã hội.
-Khoảng cách xã hội: Tránh tiếp xúc gần với những người không phải là thành viên trong gia đình bạn. Hãy cố gắng duy trì khoảng cách ít nhất là 2 mét với người khác có thể.
-Thường xuyên thông gió: mở cửa sổ và cửa nhà để thông gió, giúp làm sạch không khí và loại bỏ vi khuẩn, virus.
-Tăng cường dinh dưỡng: ăn một chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ thống miễn dịch. Uống nhiều nước và hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn.
-Tập thể dục: Vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và duy trì sức khỏe toàn diện.
-Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ hằng đêm, vì điều này giúp cơ thể phục hồi và củng cố hệ thống miễn dịch.
-Tránh tiếp xúc với người bệnh: Nếu bạn biết ai đó đang bị bệnh, hạn chế tiếp xúc với họ và đeo khẩu trang khi cần.
-Vệ sinh cá nhân: Hãy duy trì vệ sinh cá nhân tốt bằng cách tắm rửa hằng ngày, thay đồ sạch sẽ và gọn gàng.
-Uống nhiều nước: Hãy duy trì cơ thể luôn uống đủ nước để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt.
-Tránh tiếp xúc với khói thuốc: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bởi khói thuốc có thể làm yếu hệ thống miễn dịch.