CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

06

Th 10

NHẬN BIẾT DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ Ở TRẺ VÀ CÁCH XỬ LÝ

NHẬN BIẾT DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ Ở TRẺ VÀ CÁCH XỬ LÝ

  • admin
  • 0 bình luận

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khác nhau gồm vấn đề tiêu hóa, phát ban, những vết sưng tấy ở mặt hoặc mẩn ngứa. Các triệu chứng diễn ra ở từng trẻ có mức độ nặng nhẹ khác nhau, và có những triệu chứng xảy ra có thể không nhất thiết do bé bị dị ứng đạm sữa bò mà có thể vì nguyên nhân khác. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm dinh dưỡng uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác khi trẻ có những dấu hiệu bất thường.

1.DỊ ỨNG ĐẠM LÀ GÌ?

Dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có những phản ứng quá nhạy cảm với thành phần có trong sữa bò. Đây là hiện tượng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì sữa bò là thực phẩm có chứa đạm lạ đầu tiên mà nhóm trẻ này phải hấp thụ với một lượng lớn, nhất là những trẻ đã từng uống sữa bột trước đó.

Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải chứng dị ứng đạm sữa bò, hệ miễn dịch của trẻ sẽ nhận diện sai lầm đạm trong sữa bò là chất có hại và sẽ có những phản ứng lại với những loại đạm này, gây ra những dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

2.DẤU HIỆU NÀO CHO THẤY BÉ BỊ DỊ ỨNG PROTEIN TRONG SỮA BÒ?

Để nhận biết chính xác triệu chứng bé bị dị ứng đạm sữa bò khá khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng khá đa dạng. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay khi trẻ uống sữa (trong vòng 2 giờ) gọi là phản ứng nhanh, hoặc muộn hơn (trên 48 giờ) được gọi là phản ứng dị ứng chậm.

PHẢN ỨNG DỊ ỨNG NHANH

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò loại phản ứng nhanh thường có các biểu hiện như:

  • Da nổi mẩn đỏ: nổi mẩn đỏ là biểu hiện thường gặp ở các loại dị ứng. Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ cũng có những vết mẩn đỏ làm da bé như bị bỏng hay phát ban, điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch của bé đang phản ứng lại các thành phần có trong sữa.
  • Vấn đề về hô hấp: trẻ có những biểu hiện như thở khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng thì có thể đây là dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

PHẢN ỨNG DỊ ỨNG CHẬM

Các triệu chứng bị dị ứng đạm sữa bò lúc này thường không rõ ràng, cha mẹ cần theo dõi để có hướng điều trị kịp thời.

  • Trẻ quấy khóc: việc quấy khóc ở trẻ là bình thường, nhưng nếu trẻ quấy khóc kéo dài, đó có thể là bé đang bị đau bao tử do dị ứng đạm sữa bò.
  • Tiêu chảy: đây cũng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài tới 5-7 lần/ ngày và trong phân có máu thì có thể bé đang bị dị ứng đạm sữa bò.
  • Nôn trớ: khi cơ thể trẻ đang bị dị ứng đạm sữa bò, trẻ sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chậm lớn: trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường đi ngoài nhiều lần, lười ăn, quấy khóc… đồng nghĩa với cảm giác ngon miệng khi ăn uống cũng giảm, trẻ hấp thu dưỡng chất từ bữa ăn kém, thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến trẻ bị sụt cân, chậm lớn.

3.NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại, từ đó cơ thể tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng). Có 2 loại protein chính trong sữa có thể gây dị ứng:

  • Casein: được tìm thấy trong phần rắn (sữa đông) của sữa đông vón lại.
  • Whey (váng sữa): được tìm thấy trong phần lỏng của sữa sau khi đông vón lại.

Khi cơ thể tiếp xúc với đạm sữa bò ở những lần tiếp theo, kháng thể IgE nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác. Đây là nguyên nhân gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng đạm sữa bò như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô họng, phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở và sốc phản vệ…

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò rất có khả năng mắc một số bệnh lý khác như dị ứng với thực phẩm (thịt bò, trứng, đậu phộng…), viêm da cơ địa, hen và viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng đạm sữa bò có tính chất di truyền, bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò hoặc bé có cha mẹ mắc các bệnh tiền sử dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, hen, viêm mũi dị ứng… thường có nguy cơ mắc dị ứng đạm sữa bò cao hơn những trẻ khác.

3.CÁCH CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ

Các trường hợp bị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: ở độ tuổi này thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ và cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Do đó, cách xử lý an toàn nhất là trẻ tránh hoàn toàn sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò khỏi chế độ ăn. Kiểm soát tốt những thực phẩm mà mẹ ăn uống. Sữa có thể là thành phần trong rất nhiều sản phẩm khác, do đó cha mẹ nên kiểm tra kỹ nhãn mác các sản phẩm trước khi dùng để giúp trẻ tránh trường hợp “bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò” vì những gì mẹ ăn và uống có những thành phần sữa bò.

Những trẻ bị dị ứng đạm sữa bò được khuyến cáo tránh sử dụng các loại sữa động vật khác. Ví dụ như đạm sữa dê cũng có thành phần tương tự như đạm sữa bò, vì thế cũng có khả năng gây dị ứng ở trẻ như dị ứng đạm sữa bò.

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò được các bác sĩ khuyến cáo tiếp tục duy trì nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý. Nếu trẻ không thể tiếp tục bú mẹ, trẻ có thể được hướng dẫn sử dụng sữa có đạm thủy phân hoàn toàn để thay thế. Đây là loại sữa chứa chứa protein đã được phân tách thành các phần nhỏ hơn, dễ tiêu hóa hơn và ít gây dị ứng.

Ngoài ra, các loại sữa công thức amino acid không chứa bất kỳ một chuỗi protein nào cũng có thể được sử dụng nếu trẻ khó sử dụng sữa thủy phân hoặc trẻ có triệu chứng dị ứng đạm sữa bò nghiêm trọng.

Một điểm đáng lưu ý là tình trạng dị ứng đạm sữa bò chỉ là một tình trạng tạm thời và hầu hết các trẻ sẽ khỏi khi trẻ 1-4 tuổi. Khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi có chỉ định của bác sĩ, trẻ có thể lại dùng các sản phẩm dinh dưỡng thông thường có chứa sữa bò. Điều này phải được thực hiện kĩ lưỡng dưới sự theo dõi của các bác sĩ để có thể thực hiện thêm các xét nghiệm về dị ứng đạm sữa bò cho trẻ. Nếu không có phản ứng nào xảy ra, trẻ từng bị dị ứng đạm sữa bò đã có thể bắt đầu dùng lại chế độ ăn uống bình thường, bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: