CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

26

Th 02

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi xương mất đi lượng canxi nhanh hơn mức mà chúng ta nạp vào, từ đó khiến xương trở nên kém đặc và dễ gãy hơn. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp nhất là ở người lớn tuổi. Vậy nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già là do đâu?

1.NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ

Loãng xương là bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ trung niên và cao tuổi. Đa phần, nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già có thể do:

SỰ THAY ĐỔI CỦA HORMONE

Càng lớn tuổi thì nguy cơ loãng xương càng cao và nguyên nhân có thể là do sự suy giảm của nội tiết tố trong cơ thể. Ở phụ nữ, nồng độ hormone estrogen suy giảm trong giai đoạn mãn kinh là một trong những yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất gây bệnh loãng xương. Ở nam giới, nguy cơ loãng xương thường thấp hơn nhưng sự suy giảm của hormone testosterone trong thời gian mãn dục cũng có thể làm giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ loãng xương.

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VÀ ĂN UỐNG

Ngoài nguyên nhân đến từ sự suy giảm nội tiết tố do tuổi tác, bệnh loãng xương ở người già còn có thể xảy ra nếu người lớn tuổi bổ sung quá ít vitamin D cho cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin D có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi, 1 dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì mật độ xương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương ở người lớn tuổi do mật độ xương bị giảm dần, gây ra  tình trạng mất xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương.

Bên cạnh đó, người già hay bị loãng xương cũng có thể là do ít vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với ánh nắng, tia UVB trong ánh nắng sẽ giúp cơ thể tạo ra vitamin D. Nếu người lớn tuổi ít ra ngoài và ít có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin D, từ đó dẫn đến thiếu hụt canxi và làm tăng nguy cơ loãng xương.

SỬ DỤNG THUỐC VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ

Nguyên nhân bệnh loãng xương ở người già còn có thể do việc sử dụng lâu dài một số loại thuốc như corticosteroid uống hoặc tiêm để điều trị hen suyễn, viêm khớp, lupus, dị ứng,... Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh động kinh, trào ngược dạ dày, ung thư… cũng làm hạ canxi máu.

YẾU TỐ NGUY CƠ NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT, KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC

Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương như:

  • Giới tính
  • Chủng tộc
  • Tiền sử gia đình
  • Kích thước cơ thể

2.TRIỆU CHỨNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Hầu hết người cao tuổi sẽ không nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương. Loãng xương là bệnh thường không có dấu hiệu rõ rệt trong giai đoạn đầu, vì thế nó thường được gọi là “căn bệnh thầm lặng”. Tuy nhiên một số triệu chứng thông thường có thể “cảnh báo” cho bạn biết là:

  • Mệt mỏi
  • Ăn uống kém
  • Nhức xương

Khi bệnh càng tiến triển, những triệu chứng trên ngày càng trở nặng và kéo theo các vấn đề như:

  • Đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi hai hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng và các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng.
  • Dễ bị gãy xương do bị ngã, vấp…
  • Thường bị chuột rút
  • Mất chiều cao dần theo thời gian và bị còng lưng
  • Xương dễ gãy

Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, loãng xương ở người cao tuổi có thể dẫn đến tình trạng rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương, nhất là cột sống và hông. Từ đó, có thể dẫn đến tàn tật và nghiêm trọng hơn là tử vong.

3.LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI?

DUY TRÌ CHẾ ĐỘ ĂN KHOA HỌC VỚI CÁC THỰC PHẨM TỐT CHO XƯƠNG

Khi nhắc đến thực phẩm tốt cho xương, mọi người sẽ thường nghĩ đến các thực phẩm giàu canxi - tuy nhiên thế là chưa đủ. Canxi là chất giúp xây dựng và duy trì xương trong khi vitamin D lại giúp hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn bổ sung đủ canxi nhưng lại bở lơ vitamin D thì vẫn sẽ có nguy cơ thiếu hụt và dẫn đến loãng xương.

Do đó, một chế độ ăn khoa học với đầy đủ vitamin và khoáng chất - nhất là vitamin D - sẽ giúp sức khỏe xương của người cao tuổi được củng cố. Không như canxi, vitamin D chỉ nằm trong một số thực phẩm như:

  • Các loại cá béo
  • Dầu gan cá
  • Các loại sữa như sữa tươi, sữa chua…
  • Ngũ cốc (tùy nhãn hiệu)

Thông thường, một khẩu phần của những loại thực phẩm này chỉ chiếm khoảng 20% giá trị vitamin D nên bổ sung hằng ngày so với mức trung bình (khoảng 700 IU). Tuy nhiên, tuổi càng cao thì khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất sẽ bị giảm sút. Do đó, nếu chỉ bổ sung vitamin D qua chế độ ăn thì người lớn tuổi có thể khó nhận đủ lượng vitamin D cần thiết để giúp xương chắc khỏe.

TẬP THỂ DỤC, VẬN ĐỘNG MỖI NGÀY KẾT HỢP VỚI VIỆC TIẾP XÚC ÁNH NẮNG MẶT TRỜI

Tuổi tác càng cao, khối lượng xương và cơ sẽ mất đi nhanh hơn, vì vậy việc tập thể dục càng trở nên quan trọng. Tập thể dục sẽ giúp bạn xây dựng xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương. Một số bài tập phù hợp với người lớn tuổi, giúp cải thiện sự cân bằng, tư thế, sự phối hợp và sức mạnh cơ bắp như:

  • Đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng
  • Đạp xe
  • Yoga
  • Thái cực quyền

Ngoài ra, vì vitamin D là loại “vitamin mặt trời” nên hãy dành ra một khoảng thời gian để phơi nắng hằng ngày. Người lớn tuổi nên dành ra ít nhất 5-30 phút mỗi ngày để phơi nắng (hoặc tối thiểu 2 ngày/ tuần) trong khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều để nhận đủ lượng vitamin D cần thiết. Lưu ý không dùng kem chống nắng khi phơi nắng.

XÂY DỰNG LỐI SỐNG LÀNH MẠNH

Song song với chế độ ăn, tập luyện, để phòng ngừa loãng xương, người lớn tuổi cần xây dựng một lối sống lành mạnh với một số thói quen tốt như:

  • Tránh hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu
  • Hạn chế dùng thực phẩm chứa caffeine

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc theo lời hẹn của bác sĩ. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người cao tuổi tránh được các hậu quả của bệnh loãng xương.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: