CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

05

Th 06

NGUYÊN NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ: DỄ GẶP MẸ BẦU CẦN BIẾT NGAY

NGUYÊN NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ: DỄ GẶP MẸ BẦU CẦN BIẾT NGAY

  • admin
  • 0 bình luận

Đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến biến chứng tiền sản giật, tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sinh… nếu không chữa trị kịp thời. Hiểu rõ về nguyên nhân gây đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu chủ động tránh được nguy cơ mắc bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ đang gia tăng theo tuổi và thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ trên 40 tuổi. Các thống kê trên thế giới năm 2017 cho thấy, cứ 3 phụ nữ đái tháo đường thì có 1 người trong số đó trong độ tuổi sinh đẻ. Và cứ 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người mắc đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ diễn ra rất âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nhưng lại rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tai biến sản khoa. Nhiều mẹ bầu lúc đi khám thai bác sĩ cho làm xét nghiệm đái tháo đường mới phát hiện bệnh. Làm sao nhận biết mình mắc bệnh sớm để đi khám và điều trị kịp thời, và đâu là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ là băn khoăn của không ít mẹ bầu.

1.NGUYÊN NHÂN GÂY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG) THAI KỲ

Cùng với chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, carbohydrate giúp con người duy trì sự sống, trưởng thành và phát triển. Khi được đưa vào cơ thể, carbohydrate sẽ được chuyển hóa thành đường glucose cung cấp năng lượng giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Tuy nhiên, để glucose vào được các tế bào trong cơ thể phải có sự dẫn dắt, tiếp xúc của các hormone insulin do tuyến tụy tiết ra. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu về insulin nhiều gấp đôi bình thường, do đó nếu tuyến tụy gặp trục trặc không tiết đủ lượng insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc không chuyển hóa tốt glucose khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm Soát Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC, Hoa Kỳ) vào năm 2014 cho thấy, những phụ nữ chưa từng bị đái tháo đường trước đây, nhưng có hàm lượng đường trong máu cao khi mang thai cũng có thể bị đái tháo đường thai kỳ do tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ.

Tâm lý thường gặp của các mẹ bầu là phải ăn cho 2 người mới đủ dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt, do đó số lượng thực phẩm bà bầu dung nạp vào cơ thể tăng lên. Hơn nữa, thói quen ăn nhiều nhưng ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ nhưng mẹ bầu ít nghĩ tới.

Cũng theo báo cáo của CDC, có từ 2%-10% phụ nữ mang thai bị đái tháo đường có liên quan đến yếu tố di truyền, chứng thừa cân béo phì trước và trong giai đoạn mang thai.

Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ.

2.MẸ BẦU NÀO CÓ NGUY CƠ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ?

Đái tháo đường có thể xảy ra ở những mẹ bầu không thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học và vận động hợp lý, hay những mẹ bầu thức khuya, khó ngủ, ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày… cũng rất dễ mắc chứng bệnh được coi là sát thủ của thai kỳ này.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu rơi vào các nhóm đối tượng dưới đây - được xem là nguyên nhân gây đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ tiềm ẩn, thì cần tuân thủ lịch khám thai đều đặn và xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ nhằm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời:

  • Phụ nữ mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.
  • Người bị thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân rất nhiều trong khi mang thai.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường (nghĩa là mẹ bầu có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc đái tháo đường).
  • Người đã từng bị đái tháo đường trong thai kỳ trong lần mang thai  trước sẽ có nguy cơ tái mắc bệnh trong những lần mang thai sau.
  • Người có lượng đường trong máu cao trước khi mang thai nhưng vẫn chưa được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường (mà chỉ ở mức tiền đái tháo đường).
  • Người mẹ sinh con đầu lòng có cân nặng vượt mức khuyến nghị (em bé trên 4-4,5kg).
  • Mẹ bầu từng bị thai chết lưu.
  • Mẹ bầu bị rối loạn nội tiết tố, hội chứng buồng trứng đa nang.

3.MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nằm trong diện nguy cơ (nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ tiềm ẩn như nói trên) thì nên chia sẻ càng sớm càng tốt với bác sĩ sản khoa để được thực hiện xét nghiệm glucose sớm vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên.

Nếu không phát hiện bệnh, mẹ bầu sẽ được khuyến nghị làm xét nghiệm lần nữa ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ. Lúc này, thai phụ sẽ được chỉ định uống một lượng nước đường glucose trước khi lấy máu làm xét nghiệm, nếu kết quả vẫn âm tính, mẹ bầu không cần phải thực hiện xét nghiệm đái tháo đường trong suốt thai kỳ nữa.

Trường hợp phát hiện mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bằng chế độ dinh dưỡng hoặc dùng thuốc tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Khi mẹ bầu kiểm soát được lượng đường trong máu, em bé sẽ giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, phát triển bình thường và khỏe mạnh. Hơn nữa, mẹ bầu có thể tránh được những biến chứng sản khoa như tăng tỷ lệ sinh non, tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, nguy cơ phải mổ bắt con do thai to, thai nhi bị dị tật bẩm sinh, não kém phát triển, nguy cơ bị tử vong thai nhi khi còn đang trong bụng mẹ. 

Để kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, mẹ bầu cần phải nghiêm túc thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và vận động hợp lý. Nếu lo lắng về tình trạng thai kỳ của mình hoặc nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu nên đến bác sĩ để thăm khám và tư vấn.






 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: