CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

17

Th 06

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG ĂN ĐƯỢC KHOAI TÂY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO TỐT?

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG ĂN ĐƯỢC KHOAI TÂY KHÔNG? ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO TỐT?

  • admin
  • 0 bình luận

Rất nhiều người bệnh đái tháo đường có cùng thắc mắc ăn khoai tây được không? Bởi lẽ, khoai tây từ lâu trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt. Tuy nhiên, bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn, người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng để tránh gây tăng đường huyết.

1.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA KHOAI TÂY

Trước khi trả lời câu hỏi người tiểu đường có ăn được khoai tây không? bạn cần phải nắm rõ các thông tin về giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của thực phẩm này. Bởi lẽ, đây là những yếu tố cốt lõi, giúp bạn quyết định có nên bổ sung khoai tây vào thực đơn hằng ngày không.

Cụ thể, khoai tây thường được biết đến là thành phần có dưỡng chất dồi dào, đa dạng. Trung bình 100g khoai tây tươi (còn vỏ) có thể cung cấp khoảng 12g chất bột đường, 2,5g chất xơ, 2,6g protein, 0,1g chất béo, 7 loại vitamin và 10 loại khoáng chất khác nhau.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, các chỉ số đường huyết (GI và GL) cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn đến việc người tiểu đường có ăn được khoai tây hay không?

Thông thường các chỉ số GI và GL ở khoai tây lần lượt là 70 (thuộc nhóm cao) và 12.3 (thuộc nhóm trung bình). Trong đó:

  • GI (Glycemic Index) là chỉ số đường huyết, thể hiện khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm.
  • GL (Glycemic Load) là tải lượng đường huyết, cho biết mức độ của đường huyết sau khi tiêu thụ loại thực phẩm đó.

Như vậy, khoai tây sở hữu khả năng và mức độ tăng đường huyết trong nhóm cao và trung bình.

2.TIỂU ĐƯỜNG ĂN KHOAI TÂY ĐƯỢC KHÔNG?

Người bệnh tiểu đường CÓ THỂ ăn khoai tây, nhưng cần hạn chế khối lượng khẩu phần cũng như tần suất tiêu thụ. Bởi lẽ, hầu hết các món ăn từ khoai tây đều sở hữu tốc độ và mức độ làm tăng năng lượng đường huyết tương đối cao (GI từ 70 đến 95, GL từ 11.4 đến 20), có thể tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh lý của người dùng.

3.TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ ĐƯỢC ĂN BAO NHIÊU KHOAI TÂY?

Theo hệ thống thang đo phân loại thực phẩm quốc tế, bất kỳ thực phẩm nào sở hữu chỉ số GL bằng hoặc cao hơn 20 thì sẽ được coi là có khả năng khiến đường huyết tăng vọt và cần được hạn chế trong thực đơn dành cho người tiểu đường.

Như đã đề cập, chỉ số GL của khoai tây nằm ở trong khoảng trung bình đến cao tùy theo phương pháp chế biến. Vì vậy khi tiêu thụ loại thực phẩm này, người bệnh tiểu đường nên tránh các món ăn có chỉ số GL gần với mức tối đa (20) như khoai tây nướng và khoai tây chiên.

Đối với các món ăn có chỉ số GL thấp hơn như khoai tây luộc và khoai tây nghiền, bạn vẫn có thể tiêu thụ và cần tính toán hàm lượng an toàn.

Như vậy đối với câu hỏi NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC KHOAI TÂY KHÔNG? ĐƯỢC. Nhưng nên hạn chế, cụ thể là tránh các món khoai tây chiên và nướng, không nên ăn quá 162g khoai tây luộc/ cữ ăn cũng như 175g khoai tây nghiền/ cữ ăn.

Lưu ý quan trọng:

  • Hàm lượng tiêu thụ khoai tây kể trên được tính toán trong điều kiện người bệnh tiểu đường ăn khoai tây như nguồn carbohydrate duy nhất trong bữa ăn (tức là ngoài khoai tây, bạn không nên hấp thụ bất kỳ thực phẩm nào khác chứa carbohydrate).
  • Nếu ăn kèm khoai tây với các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, bún, phở… bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để biết chính xác lượng khoai tây cần cắt giảm, giúp bạn trả lời câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được không và nên ăn bao nhiêu để không ảnh hưởng đến đường huyết?

4.KHOAI TÂY CÓ TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

Khoai tây có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe TỐT cho người bệnh tiểu đường, bao gồm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, góp phần hạn chế biến chứng nguy hiểm…. Tất cả là nhờ dồi dào hàm lượng tinh bột kháng, chất xơ và vitamin. Cụ thể:

  • Tinh bột kháng: là loại tinh bột không thể tiêu hóa ở ruột non. Cùng với chất xơ, tinh bột kháng được chứng minh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát hiệu quả chỉ số đường huyết và góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường.
  • Chất xơ: Trung bình 100g khoai tây có thể đáp ứng khoảng 9% nhu cầu chất xơ mỗi ngày, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Hai loại chất xơ này hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện vấn đề mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột - được coi là tình trạng là yếu tố nguy cơ góp phần thúc đẩy các biến chứng về thận, võng mạc, thần kinh… xảy ra ở người bệnh tiểu đường.
  • Vitamin C: Đối với người bệnh tiểu đường, vitamin C có vai trò rất quan trọng, giúp làm dịu các phản ứng viêm gây tổn thương tế bào tuyến tụy - cơ quan chủ yếu sản xuất insulin (hormone điều hòa đường huyết), từ đó kích thích cơ thể sản sinh đầy đủ insulin để hạ đường huyết.

5.ĂN NHIỀU KHOAI TÂY CÓ KHIẾN ĐƯỜNG HUYẾT TĂNG VỌT KHÔNG?

Ăn nhiều khoai tây CÓ THỂ khiến đường huyết tăng vọt, thậm chí tăng mất kiểm soát. Như đã trình bày ở trên, khoai tây dù chế biến lành mạnh, vẫn chứa GI và GL ở mức độ cao. Điều này có nghĩa rằng, nếu tiêu thụ vô tội vạ, thực phẩm này có thể khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy đa tạng, tổn thương thần kinh…

6.CÁCH ĂN KHOAI TÂY TỐT HƠN CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Đáp ứng nhu cầu protein và chất béo lành mạnh cho cơ thể

Chất đường bột (carbohydrate), chất đạm (protein) và chất béo là ba dưỡng chất thiết yếu, giúp duy trì thể  trạng khỏe mạnh. Trong đó, khoai tây là một nguồn dồi dào chất đường bột.

Vì thế, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, người bệnh nên ăn kèm khoai tây với những thực phẩm giàu protein (đậu, lạc, gia súc/ gia cầm, thủy hải sản) và giàu chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch (dầu oliu, dầu hạt cải, quả bơ chín).

Chọn lựa những củ khoai tươi, giàu dinh dưỡng

Những củ khoai chất lượng thường có vỏ trơn nhẵn, lành lặn, không có chấm sâu hay lốm đốm mắt đen trên vỏ. Khi cầm chúng sẽ có cảm giác khá nặng và chắc tay. Bên cạnh đó, bạn nên tránh chọn những củ khoai có vỏ nhăn, mềm hoặc có nước rò rỉ ra ngoài.

Chế biến lành mạnh, hạn chế dầu mỡ

Khoai tây nướng và khoai tây chiên ngập dầu sở hữu chỉ số GI và GL ở mức cao. Không những vậy, những món ăn này còn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có hại cho sức khỏe tim mạch. Vì thế, khi tiêu thụ khoai tây, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp chế biến lành mạnh, ít sử dụng dầu mỡ như luộc (nấu canh), hấp hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu.

Hạn chế tối đa muối và đường

Người bệnh tiểu đường, nếu hấp thụ quá 5g natri (muối)/ ngày, và 25g đường/ ngày, có thể làm tăng nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi chế biến khoai tây, bạn nên hạn chế sử dụng gia vị này. Thay vào đó, để tạo cảm giác ngon miệng, người bệnh nên ưu tiên nêm nếm bằng gia vị tự nhiên như bột tỏi, bột hoa hồi, bột quế…

Đo đường huyết định kỳ

Đối với các trường hợp có chỉ số GI tiệm cận ở mức cao như khoai tây, người bệnh cần phải theo dõi sát sao hàm lượng đường trong máu trước và sau khi ăn khoai để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp. Nếu có điều kiện, bạn nên thăm khám với bác sĩ dinh dưỡng thường xuyên để nhận được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn.










 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: