CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

27

Th 02

NGƯỜI MẮC BỆNH GOUT NÊN CHỌN LOẠI SỮA NÀO?

NGƯỜI MẮC BỆNH GOUT NÊN CHỌN LOẠI SỮA NÀO?

  • admin
  • 0 bình luận

Nghiên cứu cho thấy, sữa là thực phẩm giúp hỗ trợ làm giảm lượng axit uric trong máu, do vậy có thể làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh gout. Nhưng có phải tất cả các loại sữa đều tốt không và loại sữa nào phù hợp với người bệnh gout?

1.NGƯỜI BỆNH GOUT NÊN ĂN GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT BỆNH?

Bình thường axit uric được hình thành trong cơ thể và được đào thải qua nước tiểu và phân. Nhưng đối với người bị gout, lượng axit uric không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại, khi nồng độ quá cao sẽ hình thành nên những hạt tinh thể nhỏ tập trung ở khớp gây viêm, sưng và đau đớn dữ dội.

Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm. Như vậy chế độ ăn uống có thể tác động trực tiếp đến bệnh gout và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Để kiểm soát bệnh gout, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm chứa nhiều purin. Vì purin là chất sau khi chuyển hóa sẽ cho sản phẩm là axit uric. Axit uric tăng cao trong máu sẽ lắng đọng dưới dạng tinh thể trong dịch khớp gây viêm khớp cấp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp an toàn cho người bệnh gout.

Người bệnh gout nên chọn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo như sữa chua hoặc sữa tách béo, trái cây tươi và rau quả. Nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc, ăn vừa phải các loại thịt như cá, thịt gà…

Cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt ba chỉ, giò mỡ, thịt gia cầm béo và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo (sữa đặc có đường, sữa nguyên kem).

Nên kiểm soát tổng số lượng chất đạm sử dụng cho từng bữa. Nên sử dụng thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít béo và đậu lăng để cung cấp chất đạm. Hạn chế ăn nội tạng như: lòng, óc, tim, gan…

2.LOẠI SỮA NÀO LÀ AN TOÀN VÀ PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT?

Nghiên cứu cho thấy, sữa là thực phẩm giúp giảm hàm lượng axit uric trong máu, do vậy có thể giảm độ nghiêm trọng của bệnh gout. Sữa cung cung cấp đủ canxi cho quá trình hình thành mật độ xương và loại bỏ axit uric.

Vì hầu hết các loại thực phẩm cung cấp đạm như thịt, thịt đỏ, và nội tạng bị hạn chế nên lượng đạm người bệnh gout hấp thu có thể không đầy đủ. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này, mọi người cần bổ sung thực phẩm giàu đạm khác trong chế độ ăn.

Sữa là thực phẩm được xếp vào nhóm có chứa hàm lượng purin thấp. Ngoài ra, protein trong các sản phẩm từ sữa có thể giúp làm giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên. 

Vì chất béo có thể làm giảm đào thải axit uric nên người bệnh gout nên lựa chọn các sản phẩm sữa ít chất béo như sữa tách béo hoặc sữa chua ít béo. Các sản phẩm này cũng sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh ở người bệnh gout.

Sữa ít béo hoặc tách béo cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa các đợt tái phát bệnh gout. Ngoài việc làm giảm nồng độ axit uric, chúng cũng chứa một số đặc tính chống viêm nhất định làm giảm phản ứng viêm đối với các tinh thể urat monosodium trong khớp.

3.CÁC LOẠI SỮA PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI BỆNH GOUT

-Sữa tươi ít béo:  Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi ít béo có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

-Sữa tách béo: Các loại sữa tách béo thường không cản trở quá trình đào thải axit uric của cơ thể. Vì vậy, loại sữa này hoàn toàn phù hợp với người bệnh gout, giúp cung cấp chất đạm và canxi cho cơ thể.

-Sữa chua: Là chế phẩm từ sữa nên có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng như sữa, đặc biệt là protein. Sữa chua rất giàu dinh dưỡng và lợi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch.

Ngoài đạm, sữa chua còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác như: canxi, vitamin D, vitamin K, photpho, magie… Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường, đạm, đồng thời loại bỏ lượng axit uric dư thừa trong máu.

Các loại sữa nguyên chất, ít béo đơn giản kết hợp với một số loại quả mọng cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ là lựa chọn dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh gout.

VITAMIN NÀO TỐT CHO XƯƠNG KHỚP?

Vitamin là những dưỡng chất quan trọng duy trì sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Vậy vitamin nào tốt cho xương khớp?

Vitamin có trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, các hoạt động trong cơ thể, trong đó có sức khỏe của hệ xương khớp. Việc bổ sung đủ vitamin sẽ giúp duy trì cấu trúc toàn vẹn của xương khớp, hỗ trợ tính linh hoạt, hoạt động trơn tru của xương khớp, đồng thời giảm tình trạng đau nhức xương khớp, và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Một số vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp có thể kể đến:

1.VITAMIN D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương. Mặc dù cơ thể có thể tạo ra một số vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời nhưng một số người vẫn bị thiếu vitamin D. Mức vitamin D thấp có thể gây ra bệnh còi xương, nhuyễn xương và loãng xương.

Việc kết hợp canxi và bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ gãy xương và có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường hợp loãng xương. Đối với nhiều người, khoảng 15 phút phơi nắng trên vùng da hở mỗi ngày có thể đủ để sản xuất đủ lượng vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da do tiếp xúc với tia UV quá mức. Do đó, nên bổ sung vitamin D qua thực phẩm hoặc chất bổ sung. 

Với người trưởng thành, nhu cầu vitamin D là từ 15 đến 20 microgam/ ngày. Với người trên 70 tuổi, có thể cần dùng liều cao hơn.

Vitamin D có rất nhiều trong dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá chích, cá mòi, lòng đỏ trứng, sữa, hải sản có vỏ, ngũ cốc dinh dưỡng…

2.VITAMIN A

Vitamin A không chỉ quan trọng đối với thị lực mà còn góp phần giúp xương chắc khỏe. Mặc dù có tác dụng tốt đối với sức khỏe xương khớp, nhưng tiêu thụ quá nhiều vitamin A (hơn 3.000 mcg hoặc 10.000 IU/ ngày) có thể gây mất xương. Mỗi ngày nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể là 10.000 IU.

Các loại rau lá xanh, trái cây và rau quả màu vàng, cam là nguồn thực phẩm giàu vitamin A có thể nhận được từ chế độ ăn hằng ngày.

3.VITAMIN B12

Hàm lượng vitamin B12 thấp có thể làm cho xương giòn và tăng nguy cơ gãy xương. Bổ sung vitamin B12 sẽ giúp tăng cường mật độ xương khoáng chất trong cơ thể.

Nên dùng khoảng 2,4 microgam vitamin B12 mỗi ngày. Vitamin B12 có nhiều trong các loại cá và thịt gia cầm.

4.VITAMIN C

Vitamin C giúp giảm nguy cơ viêm khớp và duy trì khớp khỏe mạnh. Lượng vitamin C được khuyến nghị hằng ngày là 75 miligam với phụ nữ và 90 miligam đối với nam giới.

Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, chanh, dâu tây, xoài, dừa, ớt chuông…

5.VITAMIN K

Vitamin K là một coenzym cần thiết để tạo ra các protein liên quan đến quá trình chuyển hóa xương, tái tạo xương. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ đủ vitamin K có thể cải thiện mật độ khoáng của xương, làm chậm quá trình thoái hóa xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Vitamin K có hai dạng chính: vitamin K1 và K2. Chế độ ăn uống ít vitamin K1/ vitamin K2 làm tăng nguy cơ có mật độ khoáng xương thấp hơn và nguy cơ gãy xương cao hơn.

Vitamin K có nhiều trong các loại rau lá xanh như cải xanh, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và đậu nành. 

Mặc dù vitamin có hiệu quả cao trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của xương, nhưng bổ sung vitamin lại không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Mỗi người lại có chế độ ăn uống, lối sống và tình trạng sức khỏe khác nhau. Do đó trước khi muốn dùng các chất bổ sung cần trao đổi với bác sĩ. Việc sử dụng vitamin và chất bổ sung cần thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.


 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: