CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

24

Th 07

MẸ KHÔNG ĐỦ SỮA: CON CÓ BỊ THIẾU HỤT KHÁNG THỂ QUAN TRỌNG?

MẸ KHÔNG ĐỦ SỮA: CON CÓ BỊ THIẾU HỤT KHÁNG THỂ QUAN TRỌNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Mẹ có biết giai đoạn đầu đời, sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng giúp con tăng trưởng, phát triển mà đây còn là nguồn cung cấp kháng thể quan trọng giúp bảo vệ con yêu chống chọi lại bệnh tật từ môi trường. Thế nhưng phải làm sao nếu mẹ không đủ sữa cho con? Liệu bé yêu có thiếu hụt kháng thể và có cách nào bổ sung kháng thể cho con khi mẹ không đủ sữa? 

1.MẸ KHÔNG ĐỦ SỮA: BÉ CÓ NGUY CƠ GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE

Khi con bú đủ sữa, mẹ sẽ dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện như bé tươi tỉnh, vui vẻ, tăng cân đều, đi ngoài tốt, nhiều tã ướt… Ngược lại, nếu mẹ không đủ sữa khiến con yêu bú không đủ no, bé thường có biểu hiện gặp phải những rắc rối như:

THIẾU HỤT KHÁNG THỂ GÂY MIỄN DỊCH KÉM

Sữa mẹ chứa rất nhiều yếu  tố giúp hỗ trợ sức đề kháng của trẻ sơ sinh bao gồm: protein, chất béo, đường và các tế bào chống lại nhiễm trùng như kháng thể, tế bào bạch cầu, lactoferrin, lysozyme, oligosaccharides… Về kháng thể, mẹ thể hiểu đây là những protein có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus gây mầm bệnh và tạo nền tảng vững chắc cho bé.

Trong đó, kháng thể chính trong sữa mẹ thì khả năng con không nhận đủ kháng thể cần thiết có thể xảy ra. Đối với trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt kháng thể sẽ làm tăng nguy cơ bé mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến như viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột và viêm phổi. Qua đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

DỄ GẶP CÁC VẤN ĐỀ TIÊU HÓA

Hệ tiêu hóa của trẻ thường gặp rất nhiều lợi khuẩn từ sữa mẹ như Staphylococci, Streptococci, Corynebacterium, vi khuẩn axit lactic, Propionibacterium và Bifidobacteria. Trong đó sự có mặt của lợi khuẩn chiếm một lượng khoảng 101-107 đơn vị hình thành khuẩn lạc trên một mL sữa mẹ.

Sau khi sinh, sữa mẹ là một trong những nguồn thức ăn giúp định hình và cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Việc bổ sung đủ lợi khuẩn qua sữa mẹ cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ cân bằng và có lợi cho sự phát triển, trưởng thành của hệ miễn dịch.

Ngược lại, việc bé không bú đủ sữa mẹ cũng phần nào gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy khi thời gian trẻ bú mẹ ngắn hơn có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, trào ngược… 

Ngược lại, việc bé bú không đủ sữa mẹ cũng phần nào gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy khi thời gian trẻ bú mẹ ngắn hơn có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, trào ngược dạ dày… Bên cạnh đó, nếu mẹ không đủ sữa chọn cách dặm thêm sữa ngoài nhưng lại chọn phải sữa công thức chứa đạm sữa biến tính, kém chất lượng thì còn có thể làm bé khó tiêu, đau bụng, táo bón hay quấy khóc… Vậy nên, việc lựa chọn nguồn dinh dưỡng đầu đời phù hợp với khả năng tiêu hóa, hấp thu của con là điều rất quan trọng.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LƯỢNG CỦA BÉ

Mẹ không đủ sữa còn có thể khiến bé không đủ no, hay đói bụng. Mẹ có thể nhận thấy trẻ không có nhiều năng lượng qua các biểu hiện như hay buồn ngủ, lờ đờ, khó đánh thức bé dậy, bé bú phản ứng chậm và ít chú ý đến những kích bên ngoài như âm thanh hoặc thị giác. Sự lờ đờ của con có thể là nhiễm trùng hoặc lượng đường trong máu thấp. Ngoài ra bé bú không thường xuyên cũng dẫn đến chậm tăng cân và dễ gây ra hệ quả con kém tăng trưởng.

2.LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ VỚI SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CON TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI

KHÁNG THỂ

Với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tiêu chuẩn vàng vì chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với sự tăng trưởng, phát triển, cũng như góp phần xây dựng nền tảng đề kháng vững vàng từ những năm đầu đời. Trong đó, sữa mẹ mang đến nhiều lợi ích quan trọng như:

Tăng cường miễn dịch: Sữa mẹ cung cấp các kháng thể quan trọng giúp bảo vệ con khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, đường ruột có hơn 70-80% cơ quan miễn dịch nên đường ruột khỏe mạnh là tiền đề cho một nền tảng đề kháng vững vàng. Đáp ứng lại nhu cầu này của con, sữa mẹ có chứa nhiều prebiotic - một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn thân thiện tại đường ruột. Do đó, các lợi khuẩn sẽ được nuôi dưỡng và tăng lên để nâng cao sức khỏe đường ruột của bé, nhờ đó mà sức đề kháng của con cũng được tăng cường.

Tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh: Sữa mẹ có đạm mềm, nhỏ nên sẽ giúp con dễ tiêu hóa hơn so với bất kỳ nguồn sữa nào khác. Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ có xu hướng ít gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy hơn so với trẻ bú sữa ngoài.

Cung cấp năng lượng cho trẻ: Trẻ bú sữa mẹ tốt sẽ luôn có năng lượng cần thiết để tăng cân và phát triển toàn diện. Mẹ có đủ sữa cho bé bú cho thấy con tỉnh táo, năng động hơn, dễ dàng đạt được các cột mốc phát triển.

Do đó, trong giai đoạn đầu đời, để giúp con có nền tảng vững vàng, mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời hoặc đến khi trẻ 2 tuổi. Thế nhưng, thực tế, việc nuôi con bằng sữa mẹ đôi lúc không hề đơn giản vì có hàng tá các vấn đề mẹ cần phải đối mặt như không đủ sữa, sữa không về kịp, tắc tia sữa… Những lúc này, chắc băn khoăn hàng đầu mẹ gặp phải là làm sao để bé yêu bú đủ, tiêu hóa tốt và nhận đủ kháng thể.

3.PHẢI LÀM SAO ĐỂ CON NHẬN ĐỦ KHÁNG THỂ KHI SỮA MẸ KHÔNG ĐỦ BÚ?

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG THAY THẾ

Việc cho con bú sữa mẹ sớm hoặc bú đúng lúc là điều được khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên không phải mẹ lúc nào cũng đủ sữa cho bé bú, trong trường hợp như sữa chậm về do sinh mổ, căng thẳng… hoặc mẹ bị tắc tia sữa trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ do bé bú sai khớp ngậm, không hút sữa đều đặn…

Đối với trường hợp này, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia hoặc chủ động tìm hiểu thêm về giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp với tiêu hóa của con cũng như nâng cao đề kháng hiệu quả. Trong đó, công thức sữa mẹ chọn cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đạm sữa mềm giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu: Mẹ cần ưu tiên nguồn sữa mát dễ tiêu với đạm mềm nhỏ, tự nhiên giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh.
  • Tăng lợi khuẩn đường ruột, nâng cao đề kháng cho bé: Công thức sữa mẹ chọn nên được bổ sung thêm prebiotic để nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, điển hình là chất xơ GOS để tăng cường lợi khuẩn đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa. Qua đó, nâng cao đề kháng đường ruột và khả năng chống chọi với mầm bệnh.
  • Hương vị sữa thanh nhạt, giúp con dễ hấp thu: Mẹ cũng cần ưu tiên công thức sữa không chứa đường sucrose để đảm bảo vị sữa thanh nhạt, giúp bé bú khỏe để nhận đủ dưỡng chất và không từ chối sữa mẹ khi mẹ có đủ điều kiện cho bé bú.

Ngoài ra mẹ có nhu cầu dặm thêm sữa công thức cho con nhưng lo lắng bé không hợp sữa thì sản phẩm dạng đóng gói là giải pháp tối ưu cho mẹ. Bên cạnh đó, việc mang theo khi đi sinh, đi ra ngoài… cũng tiện hơn vì không chiếm diện tích trong giỏ đồ và dễ sử dụng ở mọi nơi. Sữa gói lẻ tiện dụng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và hương vị thanh nhạt cho bé nên mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng nhé!

ĐẢM BẢO LỊCH TIÊM VACXIN ĐẦY ĐỦ CHO BÉ

Tiêm vacxin là cách giúp cơ thể học cách chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đối với trẻ nhỏ, các bé chưa có sức đề kháng mạnh mẽ như người lớn thì việc cho bé bú và chủ động tiêm phòng theo lịch khuyến cáo là rất quan trọng. Nhìn chung, việc cho bé bú mẹ sẽ cung cấp kháng thể bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, trường hợp không đủ sữa cho bé bú, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy tìm các giải pháp dinh dưỡng thay thế với đạm mềm dễ tiêu, cùng chất xơ GOS để giúp con dễ tiêu hóa, hấp thu tốt và hỗ trợ củng cố nền tảng đề kháng trong khi chờ sữa mẹ.








 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: