CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

18

Th 09

MÁCH MẸ NHỮNG CÁCH TRỊ HO CHO BÉ KHÔNG DÙNG THUỐC

MÁCH MẸ NHỮNG CÁCH TRỊ HO CHO BÉ KHÔNG DÙNG THUỐC

  • admin
  • 0 bình luận

Ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Thực chất, ho rất ít khi là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm được xem là phản xạ lành mạnh giúp bảo vệ đường thở. Mặc dù vậy, mẹ không nên chủ quan vì một cơn ho nghiêm trọng vẫn có thể kéo dài hơn 1 tuần và bé cần được đi khám. Trong trường hợp không quá nghiêm trọng, mẹ có thể thực hiện các cách trị ho tại nhà để giúp con giảm khó chịu và tránh tình trạng bé bỏ ăn, bỏ bú.

1.NGUYÊN NHÂN TRẺ HO: VÌ SAO TÌNH TRẠNG HO ĐÁNG LO HƠN Ở TRẺ SINH MỔ?

Trẻ bị ho có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường hô hấp được gây ra bởi virus, chẳng hạn như cảm lạnh hay cảm cúm, với tần suất từ 6-12 lần mỗi năm. Những nguyên nhân gây ho ít phổ biến hơn ở trẻ em gồm có:

  • Nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn.
  • Nhiễm phế cầu khuẩn.
  • Dị ứng và hen suyễn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tiếp xúc tác nhân kích ứng như khí lạnh, khói thuốc, ô nhiễm.
  • Hít phải dị vật, nghẹt thở.
  • Các vấn đề về khả năng nuốt hoặc vấn đề ở cấu trúc khí quản.
  • Ho liên quan đến tâm lý, chẳng hạn như ho theo thói quen hoặc hội chứng Tic.

Mặc dù hầu hết các cơn ho do virus gây ra và thường tự khỏi nhưng đôi khi tình trạng này có thể kéo dài hơn 2 tuần. Đặc biệt nếu trẻ bị ho trên 3 tuần kèm theo những dấu hiệu sau đây mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời:

  • Khó thở, cố gắng hết sức để thở.
  • Thở nhanh hơn bình thường.
  • Mặt, môi, lưỡi sẫm màu hơn hoặc chuyển xanh.
  • Sốt cao, đặc biệt là khi trẻ ho nhưng không sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Trẻ dưới 3 tháng và bị sốt.
  • Trẻ dưới 3 tháng và đã bị ho vài giờ.
  • Trẻ phát ra tiếng rít sau khi ho hoặc hít vào.
  • Thở khò khè.
  • Ho ra máu.
  • Trẻ yếu ớt, cáu kỉnh, dễ khó chịu.
  • Trẻ ho kèm theo dấu hiệu mất nước như môi khô, mắt trũng sâu, tiểu ít, buồn ngủ nhiều…

Thực tế, mặc dù ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải tất cả các trẻ em đều có khả năng chống chọi bệnh tật như nhau. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn về sức khỏe vì trẻ không được tiếp xúc với các lợi khuẩn trong âm đạo của mẹ. Thay vào đó, hại khuẩn từ bệnh viện có xu hướng chiếm ưu thế hơn khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về miễn dịch, đặc biệt là mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng do virus.

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng so với các bé bình thường, trẻ sinh mổ có miễn dịch kém gấp 1,5 lần và nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cao gấp 1.3 lần. Bởi vì việc không được sinh qua ngã âm đạo không chỉ khiến bé sinh mổ bỏ lỡ các lợi khuẩn, cơ sở cho hệ miễn dịch khỏe mạnh mà viêc không chịu lực ép từ ống sinh còn khiến cho dịch ối tồn đọng trong phổi, dẫn đến các vấn đề hô hấp ở trẻ như thở khò khè, khó thở, ho ra chất nhầy. Không những vậy, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh mổ có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em.

2.CÁCH TRỊ HO CHO BÉ MẸ NÊN BIẾT

Chăm sóc dinh dưỡng

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi con bị ho, mẹ cần duy trì cho bé bú sữa để giúp con nhận đủ chất lỏng. Theo nghiên cứu, việc cho bé bú cũng cần duy trì trong ít nhất 6-12 tháng đầu đời. Bởi một trong những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ là giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng đường hô hấp. Đối với bé sinh mổ, sữa mẹ càng là nguồn dinh dưỡng quan trọng vì bú sữa mẹ sẽ được tăng cường miễn dịch tự nhiên từ bên trong nhờ các thành phần có trong sữa mẹ như:

  • HMO: Đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Với 15 cấu trúc HMOs được tổng hợp nhưng có 5 loại nổi bật đó là 2’-FL, 3’FL, LNT, 3’SL, 6’SL. Trong đó 2’FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự kết hợp giữa 2’-FL HMO và 3’FL còn giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh và hỗ trợ hàng rào bảo vệ.
  • Nucleotides: Dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ đã được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine.
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn cần thiết cho sức khỏe đường ruột của bé. Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides, và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp con xây dựng và củng cố hệ miễn dịch vững vàng.

Đối với trẻ lớn hơn bị ho, mẹ vẫn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất lỏng cho con bằng nước lọc hoặc nước trái cây nhưng cần tránh nước ngọt có ga hoặc nước cam vì có thể gây kích ứng cổ họng. Đồng thời mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm tươi ngon chưa qua chế biến, có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu/ hạt để cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, cần cho hệ miễn dịch của bé.

Cho bé dùng thức uống giảm ho phù hợp

Một số thức uống thay thế thuốc trị ho mẹ có thể pha chế tại nhà cho bé sao cho phù hợp, an toàn. Mẹ có thể làm như sau:

  • Đối với bé 6 tháng đến 1 tuổi: Mẹ có thể cho bé uống nước ấm. Lưu ý rằng nếu bé dưới 3 tháng tuổi thì không nên tùy tiện cho uống thuốc ho hay bất cứ thức uống giúp giảm ho nào mà chưa cho bé đi khám.
  • Đối với trẻ 1 tuổi trở lên: Mẹ có thể cho bé uống nước chanh ấm với lượng khoảng 30ml mỗi lần hoặc cho trẻ dùng ½ đến 1 thìa cà phê mật ong (2-5ml). Lưu ý không cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong.
  • Đối với trẻ trên 6 tuổi: Mẹ có thể cho bé dùng viên ngậm ho để giảm ngứa cổ. Tuy nhiên, tránh cho trẻ dưới 6 tuổi dùng viên ngậm ho cứng để tránh gây mắc nghẽn.

Trừ khi cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ còn nếu không thì việc cho trẻ dùng thuốc trị ho là không cần thiết. Thuốc ho có thể giúp ngừng ho tuy nhiên không điều trị được dứt điểm nguyên nhân. Theo khuyến cáo, thuốc ho không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Trường hợp bạn muốn dùng cho bé thuốc ho không kê đơn, cách tốt nhất là nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để đúng liều lượng và an toàn.

Giữ vệ sinh cá nhân môi trường xung quanh

Giữ vệ sinh cá nhân cũng như nơi hộ gia đình là những biện pháp quan trọng để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, để ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh ba mẹ nên giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ như dạy trẻ rửa tay thường xuyên, dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che lại khi ho, hắt hơi, bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác… Đồng thời cần đảm bảo môi trường sống của gia đình hợp vệ sinh.

 

 

 

 

 

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: