CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

24

Th 11

LÀM SAO ĐỂ SỐNG KHỎE CÙNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

LÀM SAO ĐỂ SỐNG KHỎE CÙNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

  • admin
  • 0 bình luận

Tình trạng đường huyết dao động không ổn định ở người mắc đái tháo đường có thể gây ra nhiều hậu quả. Vì vậy, người mắc đái tháo đường cần giữ mức đường huyết trong giới hạn cho phép để sống khỏe mạnh, đồng thời trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng do đái tháo đường.

1.NGUY CƠ TIỀM TÀNG KHI ĐƯỜNG HUYẾT MẤT ỔN ĐỊNH Ở NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trên thực tế, đường huyết tăng hay giảm đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mắc đái tháo đường và dẫn đến nhiều biến chứng:

  • Các vấn đề tim mạch
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Tổn thương thận hoặc suy thận
  • Tổn thương các mạch máu ở võng mạc có thể dẫn đến mù lòa
  • Các vấn đề ở chân như nhiễm trùng da, lở loét hoặc nghiêm trọng hơn là phải đoạn chi do đái tháo đường gây tổn thương dây thần kinh và giảm lưu lượng máu đến chân
  • Các vấn đề xương khớp
  • Nhiễm trùng răng và nướu

Không những vậy, lượng đường trong máu tăng rất cao còn có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường hoặc tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết. Hai tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

2.NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐƯỜNG HUYẾT TĂNG HOẶC GIẢM

Nhìn chung, chỉ số đường huyết không ổn định, quá thấp hoặc quá cao có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống. Chính vì vậy người đái tháo đường cần hiểu rõ nguyên nhân khiến lượng đường trong máu thay đổi để biết cách ổn định đường huyết hiệu quả. Nguyên nhân gây tăng đường huyết có thể do:

  • Ăn nhiều thức ăn hoặc bữa ăn chứa nhiều chất đường bột hơn bình thường.
  • Ít vận động thể chất.
  • Không sử dụng đủ thuốc kiểm soát đái tháo đường.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc khác.
  • Tình trạng nhiễm trùng hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.
  • Thay đổi nồng độ hormone, chẳng hạn như trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Căng thẳng.
  • Trong khi đó, chỉ số này có thể giảm do:
  • Bỏ bữa, ít thức ăn hoặc ăn ít chất đường bột hơn bình thường.
  • Uống rượu bia, đặc biệt khi bụng đói.
  • Hoạt động thể chất cường độ cao, tập quá sức.
  • Sử dụng quá nhiều, quá liều thuốc trị đái tháo đường, đặc biệt là insulin.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc khác.
  • Suy các tuyến nội tiết (suy tuyến yên, suy thượng thận).

3.NHỮNG CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT

CÂN BẰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe mỗi người, đặc biệt với bệnh đái tháo đường thì càng quan trọng và cần thiết. 

Nguyên tắc cơ bản đối với người đái tháo đường là cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế chất bột đường, chất béo, chú trọng rau xanh, trái cây, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Chế độ ăn cân bằng giúp cung cấp cho người bệnh đủ nhu cầu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất góp phần duy trì tốt lượng đường trong máu.

Chế độ ăn có tác dụng tốt ở đại đa số bệnh nhân đái tháo đường trên 3 phương diện chính là: cân nặng, hạn chế làm tăng đường máu và làm giảm yếu  tố nguy cơ tim mạch.

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN HỢP LÝ

Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng tập luyện thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng, điều trị, ngăn chặn các biến chứng đái tháo đường. Thể dục có ảnh hưởng tích cực tới quá trình chuyển hóa đường trong máu cũng như cải thiện khả năng hoạt động của insulin. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập nặng, quá sức, gây tình trạng hạ đường huyết quá mức. Vì vậy theo khuyến cáo bài tập phù hợp nhất với người đái tháo đường là đi bộ hằng ngày vào buổi sáng hay chiều, mỗi lần khoảng 30 phút. Chế độ ăn và vận động hợp lý là một trong những yếu tố nền tảng của điều trị bệnh đái tháo đường.

Tập luyện thể thao là một trong những phương pháp không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, giúp làm ổn định đường huyết, cải thiện các chỉ số huyết áp, mỡ máu, từ đó giúp giảm thiểu các biến chứng tiểu đường. 

Tuy nhiên, làm thế nào để tập luyện hiệu quả và đảm bảo an toàn, tránh những tác hại do thiếu sự chuẩn bị và do tập luyện không đúng phương pháp gây ra? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua một số lưu ý khi tập thể dục dưới đây:

Chuẩn bị trước khi tập luyện

Những người mới tập luyện trước hết cần xác định loại hình vận động phù hợp với đặc điểm cá nhân, tình hình sức khỏe, cường độ và thời gian tập luyện.

Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để phát hiện sớm những bệnh lý, rối loạn tiềm tàng khác hoặc những biến chứng đã có của đái tháo đường, đặc biệt với các bệnh lý hay biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động để được tư vấn vận động phù hợp nhất.

Trước khi tập luyện, nên đo lường máu và nghe tư vấn về hình thức luyện tập phù hợp.

Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân.

Không nên tập quá gần (dưới 2h) hoặc quá xa (trên 4h) sau khi ăn. Cũng cần chuẩn bị sẵn một số thức ăn có đường để bổ sung kịp thời khi có các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, run tay chân… do hạ đường huyết trong khi tập, nhất là những người đang dùng thuốc hạ đường huyết và insulin.

Chủ động kiểm soát đường huyết

Người bệnh đái tháo đường nên nhớ, yếu tố đầu tiên giúp sống khỏe, sống lâu với căn bệnh này là làm sao để lượng đường trong máu không tăng cao bất thường. Muốn vậy, người bệnh cần uống thuốc hoặc sử dụng thuốc tiêm theo tư vấn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục như đã đề cập ở trên.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: