CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

20

Th 11

HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG HẠ CANXI MÁU?

HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG HẠ CANXI MÁU?

  • admin
  • 0 bình luận

Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu của cơ thể đóng vai trò trong việc thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Chính vì vậy, nếu thiếu canxi sẽ có thể gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Trong đó, hạ ion canxi trong máu hay còn gọi là hạ canxi máu là căn bệnh khá phổ biến. Vậy hạ canxi máu là gì? Hạ canxi nên uống gì? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.HẠ CANXI MÁU LÀ GÌ?

Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu bị hạ xuống mức thấp hơn so với giới hạn bình thường. Cụ thể, khi xét nghiệm nồng độ canxi toàn phần, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ canxi hạ xuống dưới mức 8.8 mg/dL tức nhỏ hơn mức 2.10 mmol/L, nghĩa là bạn đã bị hạ canxi máu.

2.NGUYÊN NHÂN HẠ CANXI MÁU

Thông thường, hiện tượng tụt canxi máu xảy ra khi cơ thể bài tiết canxi quá nhanh hoặc hấp thu và chuyển hóa canxi quá chậm. Theo đó, bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, chuyển hóa và hấp thu của cơ thể đều có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ canxi máu. Nguyên nhân hạ canxi máu bao gồm:

  • Suy tuyến cận giáp: hiện tượng này xảy ra khi tuyến cận giáp không sản xuất đủ hormon tuyến cận giáp (PTH). Đây là loại hormone giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì nồng độ canxi có trong xương. Vì thế khi hàm lượng PTH thấp, tình trạng hạ canxi máu sẽ xảy ra.
  • Thiếu vitamin D: vitamin D là dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả hơn. Khi cơ thể thiếu vitamin D khiến cho quá trình hấp thu và tổng hợp canxi bị chậm lại dẫn đến hạ canxi máu. Thông thường, tình trạng hạ canxi máu do thiếu vitamin D xảy ra khi người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng hoặc không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời.
  • Suy thận: suy thận là căn bệnh xảy ra khi hàm lượng photpho trong máu tăng lên, khiến cho quá trình sản xuất vitamin D ở thận bị ngưng trệ.
  • Giả suy tuyến cận giáp: đây là một hiện tượng rối loạn di truyền do cơ thể không thể phản ứng với hormon PTH. Hiện tượng rối loạn này khiến cơ thể không thể hấp thụ hoặc tạo ra canxi từ đó rơi vào tình trạng thiếu canxi máu.
  • Hạ magie máu: hiện tượng này xảy ra khi lượng magie trong máu bị hạ thấp xuống mức bất thường. Lượng magie thấp sẽ làm giảm khả năng sản sinh hormon PTH và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể.
  • Viêm tụy: căn bệnh này xảy ra khi tuyến tụy của cơ thể bị viêm gây tụt canxi máu.
  • Rối loạn di truyền: các bệnh về đột biến gen - chẳng hạn như hội chứng DiGeorge là những hiện tượng rối loạn di truyền có thể gây hạ canxi máu.
  • Dùng thuốc: các loại thuốc như thuốc trị loãng xương, thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc trị sốt rét, thuốc trị rối loạn chuyển hóa canxi… đều có thể gây hiện tượng canxi máu.

3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HẠ CANXI MÁU

Người bị hạ canxi máu có thể không có biểu hiện triệu chứng ở những giai đoạn đầu, tuy nhiên vẫn có những trường hợp các triệu chứng xuất hiện ngay và ngày càng nặng hơn. Các biểu hiện lâm sàng của hạ canxi máu là do rối loạn điện thế màng tế bào gây kích thích hệ thần kinh - cơ. Chính vì vậy, dấu hiệu dễ gặp nhất là tình trạng co cứng cơ (chuột rút) ở vùng lưng và chân.

Đối với những trường hợp hạ canxi máu diễn biến từ từ có thể gây ra các dấu hiệu thần kinh nhẹ như trầm cảm, lú lẫn hay kích thích tâm thần. Ngoài ra, người bị hạ canxi máu còn có các dấu hiệu khác như rối loạn nhịp tim, tăng phản xạ gân xương, bàn tay và bàn chân bị nóng hoặc ngứa ran. Người bị hạ canxi kéo dài có thể gây nên biến chứng như phù gai thị hoặc đục thủy tinh thể.

Những trường hợp bị hạ canxi máu nghiêm trọng còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như co giật, động kinh, khó ăn hoặc biếng ăn ở trẻ sơ sinh… đối với những trường hợp này cần đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

4.AI DỄ BỊ HẠ CANXI MÁU

Bất kỳ ai cũng có thể dễ bị hạ canxi máu trong khẩu phần ăn hoặc có bệnh lý rối loạn chuyển hóa và hấp thụ canxi. Theo đó, căn bệnh hạ canxi huyết có thể xảy ra với mọi đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau, bao gồm:

  • Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc hoặc uống nhiều rượu.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần lượng canxi đủ để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ.
  • Người lớn tuổi có thể hấp thu canxi kém hơn do quá trình lão hóa.
  • Những người không ăn đủ thực phẩm giàu canxi hoặc chế độ ăn không cân bằng, đặc biệt là những người ăn chay hoặc chế độ ăn kiêng khắt khe.
  • Những người có bệnh đường ruột hoặc dùng thuốc chống loãng xương có thể hấp thu canxi kém hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu do rối loạn di truyền.

5.HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hạ canxi máu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, tình trạng hạ canxi máu còn gây ra các  triệu chứng thần kinh như lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm do ảo giác. 

6.HẠ CANXI NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Hạ canxi nên ăn gì?

Người bị hạ canxi nên tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin D. Dưới đây là một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị chứng hạ canxi:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: gồm sữa bò, phô mai, sữa chua, kem, sữa đậu nành…
  • Các loại cá béo và hải sản: cá mòi, cá chình, tôm, cua…
  • Rau xanh: gồm cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải brussels, bông cải xanh…
  • Các loại hạt và đậu: hạt hướng dương, hạt chia, hạt mè, hạt hạnh nhân, đậu phộng…
  • Các nguồn khác: đậu hũ, nước cam ép, bột mì được bổ sung canxi và một số loại nước khoáng có chứa canxi.

Ngoài canxi, vitamin D và magie đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và hấp thu canxi cho xương. Vì vậy bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và magie như sữa ít và không béo, cá mòi, cá hồi, đậu phụ…

Hạ canxi không nên ăn gì?

Ngược lại người bị thiếu canxi không nên ăn các loại thực phẩm giàu phytate, oxalate, caffeine và muối cùng với thời điểm ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Nguyên nhân là bởi cả 4 hợp chất trên hạn chế khả năng hấp thụ hoặc tăng cường khả năng bài tiết canxi của cơ thể. Trong đó:

  • Oxalate: có nhiều trong cải bó xôi, củ cải đường, đậu nành, cà phê, socola, cà chua, cải xoăn, lạc…
  • Phytate: có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu như đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, ngô…

Tuy nhiên nếu bạn sơ chế đậu (hạt) kỹ, ngâm chúng lâu trong nước hoặc áp dụng các phương pháp lên men trong chế biến thì hàm lượng phytate có thể giảm đi đáng kể.

  • Caffeine: có trong cà phê, trà và nước ngọt có gas.
  • Muối ăn: việc tiêu thụ nhiều muối có thể tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Do đó hạn chế lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp bạn giảm được nguy cơ bị hạ canxi máu.

Ngoài các thực phẩm này thì các thói quen xấu như uống quá nhiều cà phê hoặc hút thuốc cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, bởi chúng có tác dụng như thuốc lợi tiểu nhẹ, đẩy canxi ra ngoài theo đường bài tiết trước khi nó được cơ thể hấp thụ.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: