CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10

Th 06

HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Canxi là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Khi mức canxi trong máu hạ xuống thấp hơn bình thường sẽ gây ra hiện tượng hạ canxi máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1.HẠ CANXI MÁU LÀ GÌ?

Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu bị hạ xuống thấp hơn so với mức bình thường. Cụ thể, khi xét nghiệm nồng độ canxi toàn phần, nếu kết quả cho thấy nồng độ canxi hạ xuống thấp dưới mức 8.8 mg/dL tức nhỏ hơn mức 2.10 mmol/L nghĩa là bạn đã bị hạ canxi máu.

2.NGUYÊN NHÂN HẠ CANXI MÁU

Thông thường hiện tượng tụt canxi máu xảy ra khi cơ thể bài tiết canxi quá nhanh hoặc hấp thu và chuyển hóa canxi quá chậm. Theo đó, bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, chuyển hóa và hấp thu canxi của cơ thể đều có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ canxi máu. Nguyên nhân hạ canxi máu bao gồm:

  • Suy tuyến cận giáp: Hiện tượng này xảy ra khi tuyến cận giáp không sản xuất đủ hormon tuyến cận giáp (PTH). Đây là loại hormone giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì nồng độ canxi có trong xương. Vì thế, khi hàm lượng PTH thấp, tình trạng hạ canxi máu sẽ xảy ra.
  • Thiếu vitamin D: Vitamin D là dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả hơn. Khi cơ thể thiếu vitamin D sẽ khiến quá trình hấp thu và tổng hợp canxi bị chậm lại dẫn đến hạ canxi máu. Thông thường, tình trạng hạ canxi máu do thiếu vitamin D thường xảy ra khi người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng hoặc không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời.
  • Suy thận: Là bệnh xảy ra khi hàm lượng photpho trong máu tăng lên, khiến quá trình sản xuất vitamin D ở thận bị ngưng trệ.
  • Giả suy tuyến cận giáp: Đây là một hiện tượng rối loạn di truyền do cơ thể không phản ứng với hormon PTH. Hiện tượng rối loạn này khiến cơ thể không hấp thu hoặc tạo canxi từ đó rơi vào tình trạng hạ canxi máu.
  • Hạ magie máu: Hiện tượng này xảy ra khi lượng magie trong máu bị hạ xuống mức thấp bất thường. Lượng magie thấp sẽ làm giả khả năng sản sinh hormon PTH và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể. 
  • Viêm tụy: Căn bệnh này xảy ra khi tuyến tụy của cơ thể bị viêm gây tụt canxi máu.
  • Rối loạn di truyền: Các bệnh về đột biến gen - chẳng hạn như hội chứng DiGeorge là những hiện tượng rối loạn di truyền có thể gây hạ canxi máu.
  • Dùng thuốc: Các loại thuốc trị loãng xương, thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc trị sốt rét, thuốc trị rối loạn chuyển hóa canxi đều có thể gây hạ canxi máu.

3.AI DỄ BỊ HẠ CANXI MÁU

Bất kỳ ai cũng có thể dễ bị hạ canxi máu nếu không được bổ sung đầy đủ canxi trong khẩu phần ăn hoặc có bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa và hấp thu canxi. Theo đó, căn bệnh hạ canxi huyết có thể xảy ra với mọi đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau bao gồm:

  • Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc hoặc uống nhiều rượu.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần đủ lượng canxi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ.
  • Người lớn tuổi có thể hấp thu canxi kém hơn do quá trình lão hóa.
  • Những người không ăn đủ thực phẩm giàu canxi hoặc chế độ ăn không cân bằng, đặc biệt là những người ăn chay hoặc chế độ ăn kiêng khem.
  • Những người có bệnh đường ruột hoặc thuốc chống loãng xương có thể hấp thu canxi kém hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị canxi máu do rối loạn di truyền.

4.TRIỆU CHỨNG HẠ CANXI 

Những người bị thiếu canxi hoặc hạ canxi máu ở mức độ nhẹ và vừa thường không có triệu chứng hạ canxi cụ thể. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân thường thấy: 

  • Cơ bắp bị chuột rút, đặc biệt ở vùng lưng và chân.
  • Da bị khô và xuất hiện vảy.
  • Móng tay bị nứt nẻ, giòn và dễ gãy.
  • Tóc rụng thường xuyên và liên tục.

Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các triệu chứng thần kinh ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh như: lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, ngứa ran ở môi/ lưỡi/ ngón tay/ bàn chân, đau cơ, co thắt cơ trong cổ họng gây khó thở, cứng và co thắt cơ bắp.

5.HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hạ canxi máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, tình trạng hạ canxi máu còn gây ra các triệu chứng thần kinh như lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Do đó nếu bạn nghi ngờ mình bị hạ canxi máu hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

6.HẠ CANXI NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

HẠ CANXI NÊN ĂN GÌ?

Người bị hạ canxi nên tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin D. Dưới đây là một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị chứng hạ canxi:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: gồm sữa bò, phô mai, sữa chua, kem, sữa đậu nành…
  • Các loại cá béo và hải sản: cá hồi, cá mòi, cá chình, tôm, cua…
  • Rau xanh: gồm cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải, bông cải xanh…
  • Các loại hạt và đậu: hạt hướng dương, hạt chia, hạt mè, hạt hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành.
  • Các nguồn khác: đậu hũ, nước ép cam, bột mì được bổ sung canxi và một số loại nước khoáng có chứa canxi.

Ngoài canxi, vitamin D, magie đóng vai trò tổng hợp quan trọng trong quá trình tổng hợp và hấp thu canxi cho xương. Vậy bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie như sữa ít béo và không béo, cá mòi, cá hồi đóng hộp, đậu phụ, cải xoăn, bông cải xanh, ớt đỏ, dâu tây…

HẠ CANXI KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Ngược lại, người bị thiếu canxi không nên ăn các thực phẩm giàu phylate, oxalate, caffeine và muối cùng với thời điểm ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Nguyên nhân là bởi cả 4 hợp chất trên đều có khả năng hấp thu hoặc tăng cường khả năng bài tiết canxi của cơ thể. Trong khi đó:

  • Oxalate: có nhiều trong cải bó xôi, củ cải đường, đậu nành, cà phê, socola, cà chua, cải xoăn, lạc, lúa mạch, dưa hấu…
  • Phytate: có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, ngô… Tuy nhiên nếu bạn sơ chế đậu (hạt) kỹ, ngâm chúng lâu trong nước hoặc áp dụng các phương pháp lên men trong chế biến thì hàm lượng phytate có thể giảm đi đáng kể.
  • Caffeine: có trong trà, cà phê, socola và nước ngọt có ga.
  • Muối ăn: việc tiêu thụ nhiều muối ăn có thể tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Do đó làm hạn chế lượng muối ăn giúp bạn giảm được nguy cơ bị hạ canxi máu.

Ngoài các thực phẩm này thì các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống quá nhiều cà phê cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi, bởi chúng có tác dụng như thuốc lợi tiểu nhỏ, đẩy canxi ra ngoài theo đường bài tiết trước khi nó có thể được cơ thể hấp thu.







 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: