Uống thực phẩm chức năng có hại thận không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người khi muốn bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể nhưng ngại phải dung nạp thực phẩm quá nhiều. Trong bối cảnh mỗi ngày trên thị trường đều xuất hiện hàng loạt các sản phẩm nâng cao sức khỏe, việc hiểu rõ thực phẩm chức năng bị ảnh hưởng như thế nào đến thận là điều không thể bỏ qua. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ động để uống nhiều thực phẩm chức năng có hại thận không, bài viết sau đây sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về thực phẩm chức năng cũng như những điểm mà bạn cần cảnh giác khi sử dụng.
Thực phẩm chức năng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, giúp bạn dễ dàng bổ sung dinh dưỡng mà không cần phải tiêu hóa một khối lượng lớn thực phẩm. Với nhiều người, TPCN đã trở thành nguồn động lực giúp họ duy trì lối sống lành mạnh thông qua việc hỗ trợ tăng đề kháng, đảm bảo quá trình phục hồi sau bệnh tật hoặc cải thiện những chức năng sinh lý nhất trên cơ thể.
Song, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, TPCN không phải lúc nào cũng đem tới những phép màu cho sức khỏe. Việc dùng TPCN không đúng cách, quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra những tác động tiêu cực. Vậy uống TPCN có hại thận không?
1.UỐNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CÓ HẠI THẬN KHÔNG?
Uống thực phẩm chức năng CÓ THỂ gây hại cho thận. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại TPCN khác nhau, một số có thể rất tốt cho thận, chẳng hạn như viên uống/ bột hòa tan bổ sung vitamin A, B, C, protein trong khi một số khác thì không…
Nhìn chung, uống TPCN sai cách, dù thành phần có lợi hay hại, đều tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho thận và đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Vậy uống TPCN như thế nào là đúng cách? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung TPCN đúng cách là khi bạn hiểu rõ:
- Chỉ định và chống chỉ định của thuốc.
- Hàm lượng tiêu thụ (liều dùng) an toàn trong một lần uống.
- Hàm lượng tiêu thụ (liều dùng) phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong một lần uống.
- Số liều cần uống trong ngày/ tuần/ tháng.
- Thời gian dung nạp thuốc và thời gian cần nghỉ (nếu có).
- Cách uống thuốc để tránh tương tác thuốc.
- Cách quản lý tác dụng phụ do thuốc gây ra.
- Cách cân bằng giữa lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ mà thuốc mang lại.
Do đó, để bổ sung TPCN đúng cách, an toàn và hiệu quả, bạn nhất định cần sự tư vấn và chỉ định của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa. Ngược lại, nếu tự ý bổ sung TPCN mà chưa hiểu rõ nhu cầu thực tế của bản thân, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ cao bị suy thận cấp tính, hoặc nặng hơn là gây tổn thương thận vĩnh viễn, dẫn đến bệnh thận mãn tính.
2.MỘT SỐ TPCN CÓ THỂ GÂY HẠI THẬN
Bất kỳ TPCN nào nếu tiêu thụ sai cách cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại thận.
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TỪ THẢO DƯỢC
TPCN chứa chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe thận nếu nhà sản xuất không đủ tài nguyên để loại bỏ độc tố ra khỏi nguyên liệu đầu vào. Do đó, nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết uống thực phẩm chức năng có hại thận không thì dù nguồn gốc của chúng có đến từ các loại thảo dược thiên nhiên thì câu trả lời là vẫn CÓ THỂ.
Nguy hiểm hơn, trên bảng thành phần của các loại thực phẩm chức năng thường chỉ đơn giản là chiết xuất từ thảo dược A mà không nêu rõ danh pháp quốc tế của các hợp chất chi tiết chứa trong sản phẩm. Điều này ít nhiều khiến người dùng băn khoăn, không biết chính xác những gì mình sắp tiêu thụ, do đó, tiềm ẩn nguy cơ gây hại thận.
MỘT SỐ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT KHI DÙNG
Thận là cơ quan chính tham gia vào việc lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Một số vitamin và khoáng chất, khi dùng ở liều cao, có thể gây hại cho thận vì những lý do sau:
- Tích tụ chất cặn: Một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, canxi và photpho khi được tiêu thụ quá mức có thể kết tủa trong thận, dẫn đến hình thành sỏi thận canxi oxalate hoặc canxi photphat. Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn niệu quản, dẫn đến sưng và viêm thận.
- Tăng áp lực lọc: Khi có quá nhiều chất cần phải lọc ra khỏi máu, thận phải làm nhiều hơn, dễ dẫn đến tăng áp lực lọc máu. Điều này có thể gây tổn thương cho nang thận, những cấu trúc nhỏ chịu trách nhiệm lọc máu.
- Mất cân bằng điện giải: Việc tiêu thụ một số khoáng chất ở liều cao, như kali, canxi, vitamin D, có thể gây mất cân bằng lớn trong cơ thể, làm tăng kali hoặc canxi huyết, thúc đẩy suy thận cấp và mãn tính.
TPCN GIẢM CÂN, TĂNG LỰC KHÔNG TỐT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN
TPCN giảm cân và tăng lực thường chứa nhiều thành phần hoạt tính có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể. Đối với những người có chức năng thận suy giảm, điều này có thể gây thêm tổn thương vì:
- Nguy cơ từ chất kích thích: TPCN hỗ trợ giảm cân hoặc tăng lực thường chứa các chất kích thích như caffeine, giúp làm tăng nhịp tim, nitrous oxide, giúp làm giãn mạch máu. Do đó sử dụng TPCN có chất kích thích có thể gây tăng huyết áp, làm tăng áp lực lên các mạch máu ở thận, đặc biệt ở trường hợp sử dụng quá liều.
- Mất cân bằng điện giải: Các sản phẩm tăng lực thường chứa nhiều natri, kali, photpho và các chất điện giải khác. Đối với người bệnh thận, việc tiếp tục tiêu thụ natri/ kali/ photpho có thể làm tăng nguy cơ phù nề, mất nước, xơ vữa động mạch, sỏi thận, suy thận cấp và mãn tính.
- Protein: Một số sản phẩm giúp tăng cơ và tăng lực có thể chứa hàm lượng protein cao. Việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể làm tăng nồng độ urea trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận.
Tóm lại, nếu bạn mắc bệnh thận và băn khoăn không biết uống TPCN có hại thận không thì câu trả lời là CÓ THỂ.
3.LÀM THẾ NÀO ĐỂ UỐNG TPCN KHÔNG HẠI THẬN?
LỰA CHỌN SẢN PHẨM AN TOÀN, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Lựa chọn TPCN an toàn, đảm bảo chất lượng giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận bằng cách loại trừ được những sản phẩm chưa được Cục Quản Lý Dược cấp phép lưu hành, tức chưa đáp ứng được những quy định về an toàn sản xuất, bảo quản, kinh doanh dược phẩm cũng như các tiêu chí kiểm định và minh bạch đến tay người tiêu dùng.
Để lựa chọn được TPCN an toàn, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tìm chứng nhận từ cơ quan quản lý: Bạn hãy truy cập chuyên trang quản lý TPCN của Cục Quản Lý Dược, gõ tên sản phẩm mà bạn dự định mua để xem thương hiệu này có được Bộ Y Tế phê duyệt hay chưa. Nếu kết quả trả về là khoảng trắng, điều đó có nghĩa là sản phẩm bạn dự định mua chưa được cơ quan chức năng phê duyệt.
- Hướng đến thương hiệu uy tín: Chọn mua TPCN từ các nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu lâu đời, hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như:
- Chuẩn thực hành tốt khâu sản xuất (GMP)
- Chuẩn thực hành tốt khâu kiểm tra chất lượng (GLP)
- Chuẩn thực hành tốt khâu bảo quản (GSP)
- Tránh quảng cáo thổi phồng tính năng: cẩn thận với những sản phẩm có lời quảng cáo thiếu thực tế hoặc hứa hẹn kết quả nhanh chóng.
- Tra cứu thông tin trực tuyến: tìm hiểu về sản phẩm thông qua các trang web thương mại điện tử để xem đánh giá của người dùng trước về chất lượng sản phẩm. Điều này giúp bạn tự tin và đưa ra quyết định mua hàng khách quan hơn.
- Tư vấn cùng bác sĩ: trước khi sử dụng bất kỳ loại TPCN nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, đặc biệt nếu bạn đang mắc bệnh thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
NÊN MUA TẠI CÁC ĐỊA CHỈ UY TÍN
Trên hành trình tìm mua TPCN chất lượng, bạn nên ưu tiên lựa chọn những địa chỉ phân phối thuốc uy tín, đạt được nhiều chứng nhận kinh doanh an toàn, chẳng hạn như:
- Chuẩn thực hành tốt khâu tồn trữ/ bảo quản
- Chuẩn thực hành tốt khâu lưu thông phân phối
- Chuẩn thực hành tốt khâu lưu thông phân phối đến tay người bệnh
LUÔN ĐỌC KỸ BẢNG THÀNH PHẦN, LIỀU LƯỢNG VÀ KHUYẾN CÁO DÙNG
Đọc kỹ trên thành phần nhãn giúp bạn hiểu rõ loại TPCN mà cơ thể bạn sắp dung nạp cùng liều dùng chi tiết, đồng thời, giúp bạn biết rõ sản phẩm có chứa phụ liệu hoặc chất bổ sung nào gây dị ứng không.
KHÔNG SỬ DỤNG TPCN QUÁ LIỀU QUY ĐỊNH
TPCN khi dùng quá liều có thể trở nên độc hại, gây hại cho thận. Ví dụ vitamin C khi được dùng ở liều trên 1000mg/ ngày được chứng minh là có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ quy định giúp bảo vệ sức khỏe và tránh rủi ro tiềm ẩn.
KHÔNG SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN QUÁ DÀI
Sử dụng TPCN trong thời gian dài có thể gây quá tải cho thận, khiến thận phải liên tục xử lý và loại bỏ các hoạt chất dư thừa. Một số hoạt chất không tan trong nước mà chỉ trong dầu như vitamin A, D, E, K… nếu tiêu thụ vượt ngưỡng an toàn trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thận. Do đó, việc hạn chế sử dụng TPCN trong khoảng thời gian an toàn giúp bảo vệ chức năng và sức khỏe của thận.
CẨN TRỌNG KHI KẾT HỢP SỬ DỤNG TPCN VỚI CÁC LOẠI THUỐC KHÁC
Khi kết hợp TPCN với thuốc, có thể xảy ra tương tác hóa học hoặc sinh học giữa chúng. Vì thận đóng vai trò trao đổi chất trực tiếp với máu, nên những tương tác thuốc có thể làm biến đổi thành phần huyết thanh cũng có khả năng gây tổn thương trực tiếp đến thận. Ví dụ:
TPCN chứa kali và thuốc giảm huyết áp: một số thuốc giảm huyết áp có thể làm tăng kali trong máu. Khi kết hợp với TPCN chứa kali, có thể gây ra tình trạng kali huyết, gây mất nước, têu chảy, rối loạn điện giải, dẫn đến suy thận cấp và mãn tính.
TPCN chứa canxi và thuốc dự phòng loãng xương: kết hợp cả hai có thể làm tăng lượng canxi trong máu, gây xơ vữa mạch máu, chèn ép dòng chảy của máu đến thận, dẫn đến suy thận cấp tính và thậm chí là đột quỵ.