CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

06

Th 10

DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ EM VÀ BÀ BẦU?

DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ EM VÀ BÀ BẦU?

  • admin
  • 0 bình luận

DHA là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, chưa chắc mọi người đã hiểu rõ DHA là gì, vai trò và tác dụng của DHA đối với cơ thể nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng.

1.DHA LÀ GÌ?

DHA (hay còn được gọi là axit docosahexaenoic) là một loại axit béo không no thuộc nhóm Omega 3. DHA thường có nhiều trong thịt của các loại cá biển như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá bơn, cá voi, cá hồi, gan cá tuyết…

DHA thường bị nhầm lẫn với axit eicosapentaenoic (EPA), một loại axit béo khác thuộc nhóm Omega 3. Mặc dù DHA có thể chuyển hóa thành một lượng EPA, nhưng hai loại chất axit béo này không giống nhau. Cơ thể chỉ có thể tự tổng hợp lượng ít DHA từ ALA, do đó cần được bổ sung thông qua khẩu phần ăn hằng ngày hoặc thực phẩm chức năng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, DHA giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị lực và các mô thần kinh. Ngoài ra, loại axit béo này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim và hệ tuần hoàn.

2.TÁC DỤNG CỦA DHA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE GIA ĐÌNH

DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH?

Đối với người trưởng thành nói chung, DHA có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, axit béo DHA cũng hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu triglycerid, giảm huyết áp và tăng lượng cholesterol có lợi, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh đái tháo đường…

DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO BÀ BẦU?

DHA được cho là loại dưỡng chất quan trọng hàng đầu đối với phụ nữ mang thai, vì DHA tham gia vào quá trình xây dựng tế bào não, thần kinh, và võng mạc. Bên cạnh những tác dụng được nêu trên, DHA còn giúp cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm và tăng tốc độ hồi phục cơ thể sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu khẳng định, nếu người mẹ bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ sinh non lên đến hơn 64% so với người không được bổ sung đủ chất. Do đó phần lớn các tổ chức y tế trên thế giới thường khuyến cáo người mẹ nên bổ sung tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày xuyên suốt quá trình mang thai.

Việc bổ sung đủ DHA cũng có tác dụng ngăn trầm cảm sau sinh, tiền sản giật, các vấn đề loãng xương, mãn kinh và bệnh tim mạch. Vì vậy bác sĩ thường khuyên bổ sung DHA vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu.

DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ?

DHA là dưỡng chất đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển thị lực và não bộ của trẻ ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ. Các chức năng này phát triển rất nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ và những năm đầu đời của trẻ. Cụ thể hơn, tác dụng của DHA cho bé là đảm bảo những phản ứng dẫn truyền thần kinh, tăng độ nhanh nhạy của trí não, chỉ số trí tuệ, thị lực, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và cải thiện ADHD.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của axit béo DHA trong 1000 ngày đầu đời của trẻ. Ví dụ như, trẻ được bổ sung đầy đủ DHA có khả năng xử lý các vấn đề tốt hơn khi được 9 tháng tuổi, chỉ số IQ phát triển nhanh hơn ở 18 tháng tuổi và sẽ tiếp tục tăng trưởng tối ưu đến khi trẻ được 8-9 tuổi. Vì vậy phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú cần chú ý bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA để tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé.

3.THIẾU DHA ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA MẸ VÀ BÉ NHƯ THẾ NÀO?

DHA thuộc nhóm các axit béo đối với cơ thể nên việc thiếu hụt DHA có thể làm giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh đồng thời gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.

ĐỐI VỚI MẸ BẦU

Đối với phụ nữ có thai, thiếu hụt DHA có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Sản phụ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, mắc bệnh trầm cảm sau sinh, tiền sản giật và nhiều vấn đề nguy hiểm khác sau khi sinh. Thai nhi hấp thụ DHA và các chất dinh dưỡng khác thông qua nhau thai khi ở trong bụng mẹ bởi vậy khi cơ thể mẹ thiếu chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

ĐỐI VỚI THAI NHI VÀ TRẺ EM

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần được bổ sung một lượng lớn DHA để tăng sản xuất tế bào hồng cầu, từ đó cung cấp đầy đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Nếu lượng DHA trong cơ thể không đủ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai, trong đó võng mạc và hệ thần kinh trung ương chịu tác động nghiêm trọng nhất.

4.NHU CẦU DHA VỚI MẸ BẦU TRONG THỜI KỲ THAI KỲ NHƯ THẾ NÀO?

3 THÁNG ĐẦU

Giai đoạn này là lúc người mẹ cần được bổ sung cân bằng và đầy đủ các loại dưỡng chất DHA, vitamin, các loại khoáng chất… Ở giai đoạn này mẹ nên bổ sung 100-120mg DHA mỗi ngày. Nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong ăn uống vì đây là thời điểm ốm nghén, vì vậy cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và bổ sung thêm thực phẩm chức năng nếu cần thiết.

3 THÁNG GIỮA

Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, thị giác của thai nhi phát triển nhanh chóng. Thai nhi có thể mở mắt và cảm nhận ánh sáng ngay cả khi ở trong bụng mẹ. Đây cũng là giai đoạn người mẹ cần tăng cường bổ sung DHA, tối thiểu từ 200mg mỗi ngày.

Vì cơ thể chỉ có khả năng hấp thụ tối đa 25% lượng dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hằng ngày, nên chế độ ăn khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu DHA của mẹ. Do đó mẹ nên dùng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng cho bà bầu.

3 THÁNG CUỐI

Vào 3 tháng cuối, mẹ bầu cần tăng cường duy trì bổ sung DHA cho cơ thể, liều lượng tối thiểu là 200mg mỗi ngày. Điều này đảm bảo cơ thể mẹ cung cấp đủ DHA để hoàn thiện quá trình phát triển cơ thể nói chung và não bộ của trẻ nói riêng. Thai nhi cần đến DHA để hình thành nên các tế bào thần kinh, bổ sung chất xám, xây dựng hệ thống tư duy và nhận thức cơ bản cho não bộ.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: