Trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh nhận được kháng thể từ mẹ thông qua nhau thai. Sau khi chào đời, trẻ tiếp tục nhận kháng thể qua sữa mẹ để được bảo vệ khỏi mầm bệnh trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, sức đề kháng do trẻ nhận kháng thể từ mẹ không kéo dài được lâu mà sẽ giảm dần sau vài tuần hoặc vài tháng. Trong khi đó, sức đề kháng tự thân của trẻ vẫn còn non yếu và cần thời gian để hoàn thiện. Vì vậy, việc tăng đề kháng cho bé luôn là vấn đề được quan tâm.
1.DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG KÉM MẸ CẦN CẢNH GIÁC
Thực tế, sức đề kháng của trẻ thường không mạnh như người lớn. Nguyên nhân là vì kháng thể mà bé nhận từ mẹ có xu hướng giảm dần sau vài tuần đến vài tháng sau khi sinh. Trong khi đó, hệ miễn dịch chủ động của trẻ vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Điều này tạo ra một khoảng trống miễn dịch trong giai đoạn trẻ 6 tháng đến 3 tuổi hoặc lâu hơn khiến trẻ thường xuyên mắc bệnh vặt.
Vì vậy, mẹ phải chú ý đến việc tăng cường miễn dịch và nền tảng đề kháng cho con từ những tháng đầu đời để trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề làm sao nhận biết con có đề kháng kém? Sau đây là các dấu hiệu ba mẹ cần cảnh giác.
TRẺ THƯỜNG XUYÊN BỊ CẢM LẠNH
Cảm lạnh thông thường hay nhiễm trùng đường hô hấp trên là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em đều bị cảm lạnh ít nhất từ 6 đến 8 tuần mỗi năm, đặc biệt là các bé đã đi nhà trẻ. Thông thường, khi trẻ nhiễm bệnh các triệu chứng có thể kéo dài khoảng 1 tuần hoặc 2 tuần và có sự khác nhau giữa mỗi bé. Tuy nhiên, nếu trẻ liên tục bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh kéo dài hơn bình thường thì điều này cho thấy đề kháng của trẻ đang gặp khó khăn trong việc chống lại mầm bệnh.
TRẺ HAY GẶP CÁC VẤN ĐỀ TIÊU HÓA
Theo nghiên cứu, có khoảng 70 đến 80% tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột. Điều này đồng nghĩa rằng nếu có vấn đề xảy ra ở hệ tiêu hóa thì sức đề kháng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy khi bạn nhận thấy trẻ bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của sức đề kháng yếu.
TRẺ MẮC BỆNH NHIỄM TRÙNG THƯỜNG XUYÊN VÀ KHÓ ĐIỀU TRỊ HƠN
Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm da… từ 4 đến 8 lần 1 năm là bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ mắc bệnh thường xuyên, hay tái đi tái lại, bệnh kéo dài hơn bình thường… thì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ có đề kháng yếu, khả năng chống chọi mầm bệnh kém.
TRẺ THƯỜNG XUYÊN MỆT MỎI, THIẾU NĂNG LƯỢNG
Thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, quấy khóc, ít tương tác với mẹ cũng là những biểu hiện cho thấy sức đề kháng của trẻ đang gặp vấn đề. Điều này được lý giải là do cơ thể trẻ đang tiết kiệm năng lượng để chống chọi với mầm bệnh xung quanh. Khi đó, trẻ sẽ không còn đủ năng lượng cho các hoạt động khác và nhanh chóng trở nên mệt mỏi, kiệt sức.
VẾT THƯƠNG CỦA TRẺ LÂU LÀNH HƠN BÌNH THƯỜNG
Trẻ nhỏ thường nghịch ngợm nên dễ bị thương ngoài da. Nếu ba mẹ để ý thấy những vết thương này mất nhiều thời gian hơn để lành thì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo đề kháng kém ở trẻ. Bởi sức đề kháng yếu có thể khiến da bé không thể tự tái tạo và khiến vết thương có nguy cơ nghiêm trọng hơn theo thời gian.
2.LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ CÓ ĐỀ KHÁNG KÉM?
CHĂM CHÚT CHO BÉ NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI
Một trong những biện pháp tăng sức đề kháng cho bé là cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Do đó, trong những ngày tháng đầu đời, mẹ cần hết sức lưu ý đến sữa mà bé bú.
Với trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bởi sữa mẹ không chỉ dễ tiêu, cung cấp đầy đủ dưỡng chất theo nhu cầu của bé mà chứa thành phần giúp tăng đề kháng tự nhiên như HMO, probiotic và chất xơ GOS. Đặc biệt, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ bú mẹ ít nguy cơ mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn, viêm phổi, tiểu đường, béo phì, nhiễm trùng tai, tiêu chảy…
Đối với trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể cho con dùng sữa ngoài nhưng cần lựa chọn công thức sữa giúp trẻ tăng đề kháng tự nhiên, nhất là sản phẩm có hệ dưỡng chất gồm HMO, probiotic và chất xơ GOS nhằm giúp tăng lợi khuẩn và qua đó nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.
Ngoài ra hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn đầu đời cũng rất non nớt nên mẹ cần chú ý chọn sữa công thức êm dịu hệ tiêu hóa, giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Để chọn được sản phẩm sữa nào đáp ứng tiêu chí này, mẹ cần lưu ý nhiều đến quy trình sản xuất và nên chọn những sản phẩm có quy trình xử lý nhiệt 1 lần.
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý đến nguồn gốc của sữa, công thức sữa mẹ chọn nên được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% giống bò thuần chủng châu Âu. Đồng thời, mẹ nên lưu ý chọn sữa có hương vị thanh mát, tự nhiên, dễ uống, không chứa đường sucrose để bé uống ngon và giảm nguy cơ sâu răng, béo phì từ những năm đầu đời.
Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹ sẽ cần chú ý xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn để giúp bé vừa nhận đủ dưỡng chất vừa có một sức đề kháng tốt. Ở giai đoạn đầu khi mới được ăn, thức ăn được cung cấp cho trẻ cần mềm, nghiền nhỏ, kích thước vừa ăn để đảm bảo phù hợp với khả năng nhai, nuốt, tiêu hóa của bé. Mẹ cần cho bé ăn đa dạng thực phẩm gồm các loại trái cây, rau, củ, thịt, cá, sữa chua… tránh thực phẩm chế biến sẵn.
Đồng thời, bạn vẫn nên duy trì việc cho bé bú để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, đạm mềm dễ tiêu trong sữa cũng góp phần giúp hệ tiêu hóa bé dễ thích nghi với thức ăn thô và qua đó, giảm nguy cơ rối loạn cho bé ở giai đoạn đầu tập ăn dặm.
CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO TRẺ
Các nghiên cứu cho thấy việc ngủ không ngon, không đủ giấc thường khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Vì vậy bạn cần cho trẻ ngủ đủ giấc từ 12 đến 16 tiếng đối với trẻ sơ sinh, từ 11 đến 14 tiếng với trẻ từ 1-2 tuổi, 10-13 giờ với trẻ từ 3-5 tuổi, 9-12 giờ với trẻ từ 6-13 tuổi, và từ 8 đến 10 giờ 1 ngày với trẻ từ 14 tuổi trở lên. Bạn hãy đảm bảo trẻ có giấc ngủ lành mạnh bằng cách cho trẻ ngủ đúng giờ, duy trì lịch ngủ cố định…
CHO TRẺ VẬN ĐỘNG
Vận động giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và ít bệnh hơn. Với trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên cho trẻ nằm sấp khoảng 30 phút mỗi ngày và chia đều khoảng thời gian này trong ngày. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng lưu ý không nên để trẻ dưới 2 tuổi ngồi yên một chỗ, xem màn hình trên các thiết bị điện tử quá 1 giờ.
CHO TRẺ TIÊM PHÒNG THEO LỊCH KHUYẾN CÁO
Bên cạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ để trẻ tăng cường đề kháng tự nhiên thì việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo thời gian được khuyến nghị cũng rất quan trọng. Chủng ngừa là một trong những cách giúp trẻ được bảo vệ hiệu quả nhất khỏi các bệnh lý khác nhau mà trẻ có thể mắc theo mỗi độ tuổi.
CHÚ Ý GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ
Để bé có một sức đề kháng tốt, ít ốm vặt, mẹ cần chú ý đến giữ vệ sinh khi chăm sóc bé. Cụ thể là ba mẹ hoặc người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thay tã, trước khi cho con bú hoặc pha sữa cho bé. Đối với các trường hợp cho con dùng sữa ngoài thì cần chú ý vệ sinh, tiệt trùng các dụng cụ pha sữa. Ngoài ra, ba mẹ cần vệ sinh nhà ở và đồ chơi của bé thường xuyên.