Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở nam, trong đó dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng.
Dậy thì là một giai đoạn phát triển để cơ thể trở nên hoàn thiện hơn bước sang giai đoạn trưởng thành. Đối với các bé trai, dậy thì sớm bắt đầu vào khoảng 11-13 tuổi và kéo dài trong vài năm. Dậy thì sớm xuất hiện khi nam giới có dấu hiệu dậy thì xuất hiện sớm hơn bình thường ở các bé trai 9 tuổi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở nam chưa được xác định một cách cụ thể. Nhưng các chuyên gia cho rằng tình trạng này có liên quan đến các rối loạn về tinh hoàn, tuyến thượng thận, hệ thần kinh trung ương…
Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ trai, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do các khối u ở não và tính di truyền trong gia đình.
Khi phát hiện trẻ dậy thì, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ xem biểu đồ tăng trưởng của trẻ và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân có thể gây ra dậy thì sớm ở trẻ.
1.TẠI SAO DINH DƯỠNG LẠI QUAN TRỌNG VỚI VẤN ĐỀ DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ NAM?
Tình trạng dinh dưỡng được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất điều chỉnh sự phát triển của tuổi dậy thì. Sự mất cân bằng năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng đa lượng/vi lượng và chế độ ăn uống có thể điều chỉnh sự kích hoạt sớm của trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục gây ra sự kích hoạt sớm của tuổi dậy thì.
Việc nâng cao kiến thức về cơ chế mà chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tuổi dậy thì sẽ hữu ích trong việc đưa ra các khuyến nghị dinh dưỡng đầy đủ để ngăn ngừa dậy thì sớm và các biến chứng liên quan. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển ở trẻ tuổi dậy thì vì:
- Cung cấp năng lượng: Trong giai đoạn dậy thì, trẻ cần rất nhiều năng lượng để cơ thể phát triển nhanh chóng. Chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp trẻ có đủ sức khỏe để học tập và hoạt động.
- Hỗ trợ sự phát triển của xương: Vitamin D và canxi là hai dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của xương. Thiếu hụt các chất này có thể dẫn đến tình trạng loãng xương và còi xương ở trẻ em.
- Điều hòa hormone: Một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể trẻ.
- Ngăn ngừa béo phì: Chế độ ăn uống không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch.
2.NHỮNG DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT CHO TÌNH TRẠNG DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ
Theo các chuyên gia, trẻ dậy thì sớm ngày càng có nguy cơ gia tăng do tình trạng béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Một số nghiên cứu đề xuất các cơ chế mà theo đó mất cân bằng năng lượng, hàm lượng thực phẩm đa lượng/ vi chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống có thể điều chỉnh sự kích hoạt sớm của trục HPG, gây ra dậy thì sớm ở trẻ.
- Protein: cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và các mô.
- Canxi và vitamin D: giúp xương chắc khỏe.
- Sắt: hỗ trợ quá trình tạo mẫu.
- Kẽm: Quan trọng trong hỗ trợ phát triển thể chất và trí tuệ.
- Các vitamin nhóm B: cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng.
3.NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN VỚI DẬY THÌ SỚM Ở NAM
Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất và phù hợp với độ tuổi. Việc tuân thủ các khuyến nghị về chất dinh dưỡng cụ thể ở độ tuổi nhi khoa dẫn đến chất lượng chế độ ăn uống cao hơn và có liên quan đến thời điểm dậy thì.
-Đa dạng thực phẩm: Nếu cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
-Ưu tiên thực phẩm tự nhiên: Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, đồ ngọt và các sản phẩm chế biến sẵn.
-Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ… Tuy nhiên tránh cho trẻ ăn các loại trái cây, rau củ trái mùa và biến đổi gen.
-Uống đủ nước: Giúp cơ thể hoạt động tốt và đào thải độc tố.
-Hạn chế cho trẻ sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn: đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa chất bảo quản, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ…
-Không tự ý sử dụng thuốc kích thích làm tăng trưởng, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng khi chưa qua sự tư vấn của bác sĩ.
4.CÁC THỰC PHẨM TỐT CHO TRẺ DẬY THÌ SỚM
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cụ thể mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho con:
NHÓM GIÀU PROTEIN
- Thịt nạc: thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc cung cấp protein chất lượng cao giúp xây dựng cơ bắp.
- Cá: cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa nhiều acid béo omega 3 tốt cho tim mạch và não bộ.
- Trứng: nguồn protein dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
- Đậu và các loại hạt: đậu nành, đậu đen, đậu xanh, hạt điều, hạt hạnh nhân… là nguồn cung cấp protein thực vật tốt.
NHÓM CUNG CẤP CANXI VÀ VITAMIN D
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa, sữa chua, phô mai,... là nguồn canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe.
- Rau lá xanh đậm: bông cải xanh, cải xoăn, rau bina… chứa nhiều canxi và vitamin K tốt cho xương.
- Các loại hạt: hạt chia, bí ngô… giàu canxi và các khoáng chất khác.
NHÓM CUNG CẤP SẮT
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu… là nguồn heme dễ hấp thụ.
- Trứng: lòng đỏ trứng chứa nhiều sắt.
- Rau lá xanh đậm: rau bina, cải xoăn giàu sắt không heme.
- Đậu và các loại hạt: đậu Lăng, đậu Hà Lan… cũng là nguồn sắt tốt.
NHÓM CUNG CẤP KẼM
- Hàu: là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất.
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu… cũng chứa nhiều kẽm.
- Hạt bí ngô: giàu kẽm và các chất chống oxy hóa.
NHÓM CUNG CẤP VITAMIN NHÓM B
- Thịt gia cầm: thịt gà, thịt vịt
- Cá: cá hồi, cá ngừ
- Trứng: lòng đỏ trứng
- Các loại hạt: hạt điều, hạt hạnh nhân
- Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh
NHÓM CUNG CẤP CHẤT XƠ
- Rau xanh: cải xanh, rau muống, rau cải…
- Trái cây: táo, chuối, cam, bưởi…
- Hạt và các loại đậu: hạt chia, hạt lanh, đậu lăng…
Bên cạnh điều trị, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn để hỗ trợ phát triển thể chất tối ưu cũng rất quan trọng. Cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có những giải pháp dinh dưỡng hợp lý.
5.CÁC THỰC PHẨM TRẺ DẬY THÌ SỚM NÊN TRÁNH
Nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng không cân đối, lượng chất béo dư thừa trong cơ thể làm thay đổi hormone thúc đẩy thời gian dậy thì. Tiêu thụ lượng protein động vật và thịt chứa chất tăng trưởng cao có thể thúc đẩy quá trình dậy thì.
Chế độ ăn sử dụng nhiều chất dinh dưỡng, chất bảo quản, chất tạo màu có thể là nguyên nhân khiến lượng hormone tăng lên gây ra tình trạng dậy thì sớm ở nam. Việc tiếp xúc với hóa chất gây rối loạn nội tiết như các hóa chất tổng hợp được tìm thấy trong nhựa, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và các hóa chất công nghiệp khác có tác dụng ức chế hoặc thay đổi các hoạt động của các hormone tự nhiên. Các hóa chất này tích tụ trong các mô mỡ của động vật, thực phẩm động vật chứa hàm lượng các hóa chất này cao hơn các sản phẩm thực vật.
Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có thể gây rối loạn sự phát triển thể chất bình thường. Các loại thực phẩm được quảng cáo là kích thích tăng chiều cao, thực phẩm chức năng, các loại sữa có thành phần kích thích tăng trưởng sẽ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến dậy thì sớm ở nam.
Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn, tham gia các hoạt động để tăng sự tự tin, kết nối. Rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao hằng ngày giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Kiểm soát và duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý để biết cách giáo dục giới tính cho con để đồng hành cùng con trong giai đoạn đặc biệt này cũng là việc rất nên làm.