CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

09

Th 08

ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM?

ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM?

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ mấy tháng ăn dặm hay khi nào thì cho bé bắt đầu ăn dặm được?... là thắc mắc rất nhiều người quan tâm, nhất là với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ.

1.TRẺ ĂN DẶM TỪ THÁNG THỨ MẤY? DẤU HIỆU BÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĂN DẶM?

Theo học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), có thể bé bắt đầu ăn dặm từ khi được 4-6 tháng tuổi. Thế nhưng mỗi đứa trẻ sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau nên người có thể đưa ra đáp án đúng nhất cho câu hỏi “trẻ mấy tháng cho ăn dặm” chỉ có con bạn mà thôi. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Có thể tự ngồi và ngẩng cao đầu mà không cần ai hỗ trợ.
  • Có thể mở miệng để nhận và nuốt thức ăn, thay vì đẩy thức ăn ra ngoài.
  • Tò mò mọi thứ xung quanh, nhất là với những món bạn đang ăn.
  • Cố gắng cầm món đồ nào đó đưa vào miệng.
  • Trông bé vẫn còn đói dù đã bú đủ 8-10 cữ sữa mỗi ngày.

2.THỰC PHẨM ĂN DẶM CHO BÉ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI

Đa số mọi người đều cố đặt ra những quy tắc để lần đầu tiên ăn dặm của bé thành công mỹ mãn, nhưng có một sự thật là không hề có quy tắc nào cả. Theo APP, bạn chỉ cần tập cho dạ dày của bé quen với thức ăn đặc, thức ăn ngoài sữa (sữa mẹ hay sữa công thức) và hãy cho bé ăn nhiều loại trái cây, rau, và thịt để bé quen với các khẩu vị khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về các món ăn dặm dành cho bé:

4-6 tháng: Bột ngũ cốc ăn dặm

Khi còn thai nhi, khoáng chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và nuôi dưỡng thai nhi. Sau khi sinh, cơ thể bé mất dần đi lượng sắt do mẹ cung cấp, vậy nên việc bắt đầu ăn dặm với bột ngũ cốc sẽ giúp tăng cường chất sắt cho cơ thể của bé. 

Trong khoảng thời gian 4-6 tháng, sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất cho bé, nên giai đoạn đầu mới cho bé ăn dặm, mẹ hãy cho thử sữa mẹ vào một ít bột ngũ cốc để con quen dần với mùi vị thực phẩm. Hai lưu ý dành cho bạn là:

Nếu bé không muốn tiếp tục ăn thì đừng có cố ép buộc mà hãy ngưng từ 5 đến 7 ngày, thậm chí là 2 tuần và thử lại.

Sau khi bé đã quen với việc ăn ngũ cốc dạng này và ngưng đẩy lưỡi thì hãy tăng dần mức độ thức ăn đặc như ít sữa lại hoặc nhiều ngũ cốc lên.

6-8 tháng: Thức ăn dạng cô đặc

Bạn có thể xay nhuyễn rau, thịt hay trái cây, sau đó chia thành từng phần nhỏ để bé được ăn thử nhiều loại thức ăn và bắt đầu quen dần với mùi vị nhiều loại khác nhau. Đặc biệt là không nên cho muối và đường vào thức ăn, để bé có thể học cách thích món đó mà không cần thêm gia vị.

Mặc dù trong giai đoạn này, bé sẽ thích cạp những thức ăn thô và cứng như táo hoặc cà rốt nhưng không nên cho bé ăn vì dạ dày của bé vẫn chưa phát triển đủ để tiêu thụ những loại thức ăn này.

9-12 tháng: Thực phẩm cắt nhỏ, xay hoặc nghiền

Nếu trong giai đoạn trước, thức ăn được xay hoặc nghiền và rây nhuyễn mịn thì đến giai đoạn này, bạn có thể cho bé ăn thức ăn cắt nhỏ, rồi tán sơ hoặc nghiền, kết hợp với thức ăn nhẹ khác như:

  • Sữa chua
  • Pho mát
  • Chuối nghiền
  • Khoai lang nghiền
  • Các loại thịt xay nhuyễn như thịt bò, thịt gà
  • Thực phẩm rắn không nên cho ăn

Dị ứng thực phẩm không phải là chuyện nhỏ, nhất là đối với những em bé nhỏ. Do đó, theo APP, bạn nên hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng trong khẩu phần ăn của bé như:

  • Mật ong: Bé sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, nếu cho bé ăn mật ong quá sớm.
  • Sữa bò: Đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng, vậy nên trong những năm đầu đời của con, ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bạn không nên cho con uống sữa bò.

Các thực phẩm cứng như quả hạch, nho khô, kẹo cứng, nho, rau sống cứng, bắp rang bơ, bơ đậu phộng và xúc xích. Những thực phẩm này dễ dẫn đến nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ.

3.BÍ QUYẾT CHO BÉ ĂN DẶM

Ngoài quan tâm đến việc trẻ mấy tháng ăn dặm hay khi nào ăn dặm, mẹ cũng cần tìm hiểu các bí quyết cho bé ăn dặm, để con trải qua quá trình ăn dặm thật nhẹ nhàng mẹ nhé!

Mẹo chọn lựa thực phẩm ăn dặm

  • Đối với loại trái cây và rau củ cứng như táo và cà rốt thì bạn nên nấu chín mềm trước, sẽ giúp bạn nghiền và xay nhuyễn dễ dàng.
  • Đối với các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, gạo hay ngũ cốc thì cũng nên nấu và xay tán mịn trước khi cho bé ăn.
  • Tất cả mỡ, da và xương của gia cầm, thịt, cá nên được gỡ bỏ kỹ trước khi nấu.

Mẹo quản lý thời gian ăn

  • Hãy tạo thói quen ăn: Theo Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ thì bé nên tập trung ăn, để có ý thức về vấn đề ăn uống và học cách nhận biết khi nào mình no. Vì vậy, hãy bắt đầu tạo thói quen rửa tay sạch sẽ thì đến xoa dịu bé và cho bé ngồi ăn.
  • Mọi thứ đều cần có thời gian: Bé sẽ cần thời gian để bắt đầu thích ứng với thức ăn đặc, cũng như việc ăn uống nên hãy nhẫn nại từng chút với con và đừng nhăn nhó hay hét lớn, tránh tạo ám ảnh xấu trong tâm trí bé.
  • Chấp nhận sự bừa bộn khi ăn: Con bạn có thể sẽ ném hoặc phun thức ăn khắp nơi vì bé cần thời gian luyện tập để phối hợp nhịp nhàng các động tác từ đưa thức ăn vào và nuốt chửng.
  • Đề phòng dị ứng: Một cách hữu ích dành cho các bà mẹ là hãy cho bé ăn một loại thức ăn trong 3-4 ngày trước khi sang loại khác. Trong thời gian đó, hãy theo dõi các dấu hiệu dị ứng như phát ban, nổi mề đay, khó thở, thở khò khè, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy hoặc có máu trong phân… Nếu có hãy đưa bé đến gặp bác sĩ và điều trị kịp thời.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: