Cung cấp vitamin A cho trẻ là việc làm cần thiết, rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Đặc biệt là các hình thức bổ sung vitamin A liều cao thông qua đường uống. Vitamin A vốn là vi chất thuộc nhóm tan trong chất béo, hữu ích cho sức khỏe của trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, hỗ trợ bảo vệ mô, giác mạc… Vậy bổ sung vitamin A cho trẻ như thế nào là đúng cách?
1.VITAMIN A CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ?
Đối với trẻ, vitamin A có tác dụng tích cực giúp cơ thể trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường. Cung cấp vitamin A cho trẻ mang đến những tác dụng cụ thể dưới đây:
DUY TRÌ, HỖ TRỢ MÔ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN
Các tế bào đảm nhiệm chức năng tái tạo, xây dựng xương được vitamin A hỗ trợ rất nhiều. Ngoài vitamin D và canxi, vitamin A cũng là chất giúp xương của trẻ em phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng hơn.
Răng, móng tay và tóc đều chứa chất sừng. Loại chất này được cơ thể sản xuất khi có sự hỗ trợ của vitamin A. Với trẻ, răng trưởng thành vẫn còn nằm ẩn ở bên trong lợi. Thế nên cung cấp vitamin A cho trẻ đầy đủ sẽ giúp củng cố men răng.
VITAMIN A HỮU ÍCH CHO CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN
Gan, tuyến tụy, tim, phổi, thận và cơ quan sinh sản cần có vitamin A để duy trì chức năng, hoạt động khỏe mạnh. Lấy ví dụ điển hình như sau, nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng cung cấp vitamin A với lượng phù hợp sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin A rất cần thiết để duy trì hoạt động của đường sinh dục, hữu ích cho quá trình sinh tinh. Đồng thời, loại dưỡng chất này còn tham gia vào cơ chế truyền tín hiệu bắt đầu cho quá trình giảm phân tại hệ sinh dục nữ ở giai đoạn tạo phôi…
VITAMIN A CẦN THIẾT, HỮU ÍCH CHO THỊ LỰC
Giác mạc (lớp phủ bên ngoài của mắt) cần có vitamin A để duy trì sự rõ nét trong tầm nhìn. Một khi giác mạc bị đục sẽ làm giảm đáng kể thị lực. Vitamin A còn hỗ trợ giữ ẩm cho đôi mắt, góp phần phòng ngừa bệnh khô mắt mãn tính.
Thông qua việc sử dụng rhodopsin (một loại protein đặc biệt), mắt sẽ thích nghi được với điều kiện môi trường có ánh sáng yếu. Qua đó mắt có khả năng nhìn hiệu quả trong bóng tối ở khoảng cách gần. Với vitamin A là chất cần thiết để cơ thể tạo ra rhodopsin. Mắt có nguy cơ bị quáng gà nếu thiếu vitamin A. Vì thế, uống vitamin A cho trẻ có nhiều lợi ích về mắt, giúp tăng cường thị lực hiệu quả.
VITAMIN A HỖ TRỢ CƠ THỂ CHỐNG OXY HÓA, NGĂN NGỪA BỆNH SỞI
Vitamin A được xem là dưỡng chất chống oxy hóa cần thiết, quan trọng. Vitamin A sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại của quá trình oxy hóa. Do đó, cung cấp vitamin A cho trẻ rất cần thiết để bảo vệ được trạng thái an toàn, giúp các mô có thể duy trì vai trò của chúng.
Vitamin A giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh sởi. Vì tình trạng thiếu vitamin A và bệnh sởi thường liên quan với nhau. Các chuyên gia cho biết, sởi là tác nhân bệnh tật hàng đầu khiến trẻ tử vong. Đối với bệnh sởi nặng, thiếu vitamin A là yếu tố nguy cơ đã được công nhận.
Nhiều bố mẹ thắc mắc liệu có nên cho trẻ uống vitamin A? Với những tác dụng kể trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung vitamin A cho con với hàm lượng phù hợp. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho trẻ uống.
2.THIẾU VITAMIN A ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ?
TRẺ CÒI CỌC, CHẬM LỚN
Khi thiếu vitamin A, trẻ thường mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn…. Nếu bé bị thiếu vitamin A từ sớm và diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ, tầm vóc sau này. Các chuyên gia cũng cho biết, vitamin A là chất quan trọng góp phần tạo ra những tế bào khỏe mạnh. Trẻ bị thiếu vitamin A sẽ tăng trưởng chậm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xương, gây ra tình trạng còi cọc. Do đó, cung cấp vitamin A cho trẻ cũng là cách ngăn ngừa chứng thấp còi, suy dinh dưỡng.
TRẺ BỊ QUÁNG GÀ, GIẢM KHẢ NĂNG NHÌN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG YẾU
Thiếu vitamin A cũng có thể khiến bé bị bệnh quáng gà. Triệu chứng điển hình là vào chiều tối, trẻ sẽ ngồi yên một chỗ, nhút nhát, phải dựa vào đồ vật hoặc tường khi di chuyển… Vì trong điều kiện thiếu ánh sáng, trẻ sẽ không thể nhìn rõ nổi. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến chứng mù lòa hoàn toàn vào ban đêm.
NIÊM MẠC VÀ BIỂU MÔ BỊ TỔN THƯƠNG
Các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt sẽ tăng sản sinh nếu cơ thể bị thiếu vitamin A. Lúc này, màn nước mắt sẽ ổn định, tổn thương, gây chứng khô mắt. Nếu tình trạng khô mắt kéo dài có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc. Trong đó, bệnh viêm giác mạc diễn ra lâu ngày sẽ biến chứng thành sẹo giác mạc. Điều này khiến bệnh nhân bị mờ mắt tạm thời, thậm chí là vĩnh viễn nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời.
LÀM TRẺ GIẢM SỨC ĐỀ KHÁNG, DỄ MẮC BỆNH NHIỄM TRÙNG NẶNG
Vitamin A vốn là dưỡng chất giữ vai trò quan trọng trong chức năng hệ miễn dịch. Do đó, nếu cơ thể trẻ thiếu vitamin A thì sẽ dễ bị bệnh nhiễm trùng, điển hình là tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp. Các căn bệnh này thậm chí có thể tiến triển nặng, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Thế nên cho trẻ uống vitamin A để nâng cao đề kháng cũng là cách hữu ích giúp làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh nhiễm trùng.
3.CÁCH BỔ SUNG VITAMIN A ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ
BỔ SUNG VITAMIN A CHO BÉ QUA THỰC PHẨM
Bố mẹ hoàn toàn có thể cung cấp vitamin A cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học. Hiện có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin A, ví dụ:
- Rau và hoa quả: Các loại rau giàu vitamin A như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải, rau bina, rau mầm, cải thìa… Những loại củ quả có vitamin A như bí đỏ, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, quả mơ, cà chua, đu đủ, xoài… Hàm lượng vitamin A trong rau củ thường ở dạng beta carotene, cơ thể có khả năng chuyển đổi chúng thành vitamin A.
- Thực phẩm từ sữa, ít chất béo: Ước tính trong 100ml sữa bò tươi chứa khoảng 113 đơn vị quốc tế IU vitamin A. Hàm lượng vitamin A trong sữa thường ở dạng retinol hoặc carotene. Bạn có thể dung nạp vitamin A từ việc uống sữa. Người bị dị ứng với đường lactose trong sữa bò có thể lựa chọn uống sữa đậu nành để nhận được lượng vitamin A cần thiết. Ước tính trong 100g sữa đậu nành có chứa 3 đơn vị quốc tế IU vitamin A.
- Bánh mì và ngũ cốc tăng cường: Bạn có thể tìm thấy các loại mì ống, bánh mì, sản phẩm từ ngũ cốc và gạo được tăng cường thêm vitamin A trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, không phải loại bánh mì, ngũ cốc tăng cường vi chất nào cũng chứa vitamin A. Do đó, bạn cần xem kỹ thành phần trên bao bì sản phẩm trước khi mua và tránh chọn dùng loại chứa nhiều đường bổ sung.
- Món tráng miệng: Bánh bí ngô, bánh cà rốt… sở hữu một lượng đáng kể vitamin A trong thành phần. Do đó bạn có thể cung cấp vitamin A cho trẻ thông qua các món tráng miệng này. Nếu chất béo và đường được dùng theo cách tiết kiệm thì các món bánh kể trên càng lành mạnh hơn.
CHO TRẺ UỐNG BỔ SUNG VITAMIN A LIỀU CAO THEO LỊCH CỦA BỘ Y TẾ
Theo thông lệnh hằng năm, Bộ Y Tế sẽ triển khai đợt uống vitamin A cho trẻ 6-36 tháng tuổi. Riêng tai những địa phương có nguy cơ cao bị thiếu dưỡng chất thì việc bổ sung vitamin A sẽ được áp dụng cho các bé từ 6-36 tháng tuổi.
Hoạt động này được thực hiện thường niên tại các trường học hoặc cơ sở y tế phường/ xã.
Bố mẹ cần lưu ý rằng chỉ cho trẻ uống vitamin A với 1 liều/ đợt. Vì thế bạn hãy thông báo cho cán bộ y tế hoặc giáo viên nếu trẻ đã uống 1 liều vitamin A trước đó trong cùng 1 đợt. Ngoài ra, lịch uống vitamin A hằng năm sẽ có thể thay đổi đôi chút. Phụ huynh nên theo dõi để đưa con đi uống đúng hạn.
TRẺ MẤY THÁNG UỐNG VITAMIN A?
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể được uống vitamin A. Vì trẻ ở giai đoạn này đang bú mẹ hoàn toàn và nhận đủ hàm lượng vitamin A cần thiết từ sữa mẹ mà không cần bổ sung thêm. Trừ trường hợp trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc nguồn sữa mẹ chưa có đủ vi chất thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin A cho con.
Ngoài ra việc uống vitamin A bổ sung còn có thể được áp dụng cho các bé dưới 6 tháng tuổi (không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ). Những trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ bị thiếu vitamin A như mắc bệnh sởi, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng tái phát nhiều lần… cũng cần bổ sung loại dưỡng chất này. Nếu muốn cho trẻ hơn 3 tuổi hoặc sắp được 6 tháng tuổi uống vitamin A thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
TRẺ UỐNG VITAMIN A ĐẾN MẤY TUỔI?
Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), trẻ từ 6-59 tháng tuổi là đối tượng cần được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/ năm. Trẻ em từ 6-59 tháng tuổi sống ở nơi có nguy cơ bị thiếu hụt dưỡng chất cũng được khuyến nghị nên bổ sung vitamin A liều cao sau 4-6 tháng. Việc cung cấp vitamin A cho trẻ ở ngoài giới hạn độ tuổi kể trên vẫn có thể được thực hiện khi cần thiết. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn cho con uống vitamin A.
NÊN CHO TRẺ UỐNG VITAMIN A VÀO LÚC NÀO TRONG NGÀY?
Thời điểm tốt nhất để bé uống vitamin A là trong hoặc sau khi ăn. Vì vitamin A vốn có khả năng hòa tan trong chất béo. Lúc này vitamin A sẽ gặp điều kiện lý tưởng để hòa tan trong nguồn chất béo của thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa… Qua đó, cơ thể sẽ hấp thụ vitamin A một cách nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, hạn chế tình trạng lãng phí, đào thải ra bên ngoài. Vậy bố mẹ nên cho con uống vitamin A vào sáng hay tối?
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho con uống vitamin A vào sáng hay tối tốt hơn. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên cung cấp vitamin A cho trẻ sau bữa ăn khoảng 30-60 phút. Vì lúc này là thời điểm lý tưởng để cơ thể chuyển hóa, hấp thụ vitamin A nhanh chóng, hiệu quả.