Cây khiếm thực là một loại thảo dược được áp dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Bộ phận được sử dụng là phần quả của cây hoa súng. Tác dụng của khiếm thực khá đa dạng. Chúng không chỉ có công dụng trong việc điều trị tiêu chảy, di tinh, bạch đới mà còn giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
1.CÂY KHIẾM THỰC LÀ GÌ?
Cây khiếm thực theo sách bản kinh có tên là kê đầu thực, thuộc họ súng, cây có tên khoa học là Euryales ferox Salisb. Khiếm thực là loại cây có hoa thuộc chi Euryale, cây có thể sống trong vòng 1 năm.
Khiếm thực sau khi đã được thu hái về là những củ nhỏ của cây hoa súng, có hình cầu dài. Khiếm thực có kích thước nhỏ, đường kính của mỗi quả trung bình từ 0,5 đến 0,8 cm. Mặt ngoài của quả sau khi đã được bóc vỏ có màu trắng xám, bề mặt nhẵn. Nếu dùng dao cắt ngang củ sẽ thấy phần tinh bột màu trắng ngà, không mùi. Hạt khiếm thực có vị nhạt sau khi được làm sạch sẽ đem phơi hoặc sấy khô, sau đó cất đi để dùng dần.
Dựa theo nghiên cứu của các bài thuốc Y Học cổ truyền khiếm thực có vị ngọt, hơi chát, tính bình. Loại thuốc này rất phù hợp để điều chế thành các thuốc an thần. Ngoài ra trong khiếm thực còn có chứa nhiều chất béo, tinh bột, đường và một số yếu tố vi lượng khác. Những chất này có tác dụng nâng cao sức khỏe người dùng.
2.KHIẾM THỰC CÓ TÁC DỤNG GÌ?
DỰA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Cây khiếm thực được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học cổ truyền. Ở một số nơi trên đất nước Ấn Độ, người dân lấy hạt của cây khiếm thực làm thực phẩm bổ sung hằng ngày.
- Được chủ trị trong các trường hợp đau thắt lưng đầu gối, bổ trung, làm sáng mắt, cường chí…
- Khiếm thực có công dụng trị chứng đái hạ, đi tiểu nhiều lần, di tinh, bạch trọc…
- Trị các chứng đau bụng, ỉa chảy, đái dắt, thuốc có vị ngọt bổ tì do vậy có tác dụng lợi thấp, bạch đới…
DỰA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
- Chống oxy hóa: Nguyên nhân do trong thành phần của cây khiếm thực có chứa glucoside, vì vậy mà chúng có tính oxy hóa.
- Kiểm soát chỉ số đường huyết: Dựa trên nghiên cứu ở chuột bị đái tháo đường gây ra bởi Streptozotocin cho thấy khiếm thực không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết mà còn chống oxy hóa, bảo vệ các cơ quan như gan, tim, thận, tụy.
- Chống lại bệnh ung thư: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khiếm thực có tác dụng chống lại bệnh ung thư phổi ở người da trắng dựa trên con đường truyền tín hiệu.