CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

24

Th 11

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Thời tiết thay đổi thất thường làm gia tăng các bệnh ở trẻ, trong đó có các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ là điều vô cùng quan trọng.

1.VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Đường hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Các cơ quan này có nhiệm vụ lấy không khí từ ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí rồi đưa vào phổi. Vì vậy, đây cũng chính là những cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí và môi trường bên ngoài. Chúng thường rất dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm mốc…). Tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm trùng, viêm đường hô hấp trên ở trẻ có tên gọi khác nhau như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, nhiễm trùng tai giữa…

2.NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau gồm virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn. Trong đó, virus cúm, coronavirus, virus Adeno, liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… là những tác nhân gây viêm đường hô hấp trên thường gặp.

Phần lớn trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh thường sẽ khởi phát bằng sự nhiễm trùng do một loại virus, sau đó biến chứng thành nhiễm trùng do vi khuẩn và bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài, dẫn đến tình trạng viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ em như:

Thể trạng sức khỏe kém: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc gặp các vấn đề về miễn dịch, suy giảm miễn dịch.

Ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường: trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, kém vệ sinh, nhiệt độ thấp hoặc có nhiều khói bụi, khói thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2.TRIỆU CHỨNG TRẺ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên thường rất đa dạng. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp giữa nhiều triệu chứng với nhau gồm:

  • Sốt;
  • Ho, ho theo từng cơn, ho khan có đờm hoặc không có đờm;
  • Nghẹt mũi, sổ mũi;
  • Đau, rát họng, khi nuốt có cảm giác vướng trong họng;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn, bỏ bú, chán bú;
  • Đau đầu;
  • Khàn tiếng;
  • Đau mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt;
  • Khó thở, khò khè;

Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng thường không rõ ràng khi nhiễm bệnh nên khó có thể được phát hiện sớm, chuyển biến nghiêm trọng và dẫn tới viêm phổi. Vì vậy, bố mẹ cần để ý kỹ các  triệu chứng bất thường của trẻ và đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị sớm khi trẻ có biểu hiện bú yếu, thở không đều, cánh mũi phập phồng, da xanh xao…

3.NHỮNG TRẺ NÀO CÓ NGUY CƠ CAO MẮC VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN?

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ mắc viêm đường hô hấp trên. Nhìn chung trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ mắc hơn người lớn là vì:

  • Sức đề kháng của trẻ ít hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ thường kém hơn người lớn khi chống lại vi trùng lạnh.
  • Mùa đông: hầu hết các bệnh hô hấp ở trẻ thường xảy ra vào mùa đông, khi trẻ em ở trong nhà và xung quanh có nhiều vi trùng hơn. Độ ẩm cũng giảm trong mùa này.
  • Đi trường học hoặc nhà trẻ: bệnh viêm đường hô hấp dễ lây lan hơn khi trẻ tiếp xúc gần.
  • Giao tiếp tay - miệng: trẻ em luôn vô thức đụng chạm mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ khi nào mà không rửa tay. Đây là cách phổ biến nhất lây lan vi trùng.

4.PHÒNG TRÁNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHO TRẺ

Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần chú ý việc giữ ấm cơ thể cho trẻ đúng cách. Khi thời tiết trở lạnh, cha mẹ lưu ý giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc đủ ấm, phù hợp với mức độ lạnh bên ngoài. Mặc thêm áo ấm, mũ len, mang thêm bao tay, tất, khăn, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũ kín tai, sử dụng nước ấm.

-Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ cần được ăn uống đầy đủ, nhất là những trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ. Dinh dưỡng đầy đủ đóng vai trò quan trọng với miễn dịch chung của trẻ. Một số vi chất thiết yếu trong cơ thể như vitamin, khoáng chất không thể thiếu để giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động một cách bình thường. Do vậy, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong một chế độ ăn cân đối. Với trẻ biếng ăn, cha mẹ nên bổ sung từ các nguồn thực phẩm bổ sung, các công thức thuốc bổ tổng hợp và các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa, chống biếng ăn cho trẻ.

Bên cạnh đó cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, nhiều khi trẻ không khát, nhưng thật ra vẫn cần đủ lượng nước. Nếu trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh bệnh sẽ rất khó tấn công.

-Tiêm vaccine phòng bệnh

Thực tế thì hầu hết các tác nhân virus - vi khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em đều đã có vaccine phòng bệnh. Ngoài các loại vacxin thông thường bắt buộc phải tiêm cho trẻ, cha mẹ có thể bổ sung thêm một số loại vaccine ngừa bệnh hô hấp như: vaccine phòng cúm, virus sởi… vì đây cũng là tác nhân gây viêm phổi nặng. Các loại vi khuẩn gây viêm phổi nặng có thể phòng ngừa được là: phế cầu, HiB, lao, bạch hầu, ho gà…

-Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Rửa tay cũng là một trong những cách hữu hiệu để phòng chống các bệnh hô hấp nói chung, đặc biệt là viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Tuy là bệnh đường hô hấp nhưng đường lây lan quan trọng của bệnh này là qua trung gian bàn tay nhiễm bẩn. Do đó, cần cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, và sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Mặt khác, cần tránh để trẻ tiếp xúc với người lớn hoặc trẻ khác đang cảm ho - dù chỉ là cảm ho thông thường. Virus gây bệnh viêm phế quản - phổi là loại virus có khả năng lây lan cao và gây bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn và người lớn nhiễm virus này chỉ có biểu hiện của cảm ho thông thường, nhưng sẽ là nguồn lây bệnh quan trọng cho trẻ nhỏ. Trong khi trẻ dưới 2 tuổi nhiễm virus này sẽ bị viêm tiểu phế quản, viêm quản hoặc viêm phổi. Ở trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: