CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

19

Th 02

CÁCH BỔ SUNG SẮT ĐÚNG VÀ ĐỦ

CÁCH BỔ SUNG SẮT ĐÚNG VÀ ĐỦ

  • admin
  • 0 bình luận

Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự vận hành của cơ thể, giúp tạo thành tế bào hồng cầu hemoglobin, vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể. Tuy nhiên cơ thể không tự tạo sắt mà phải bổ sung từ ngoài. Vậy bổ sung như thế nào là đúng và đủ?

1.ĐỐI TƯỢNG CẦN BỔ SUNG SẮT

Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin trong máu. Thiếu sắt gây thiếu máu, làm gián đoạn sự vận chuyển oxy khi các mô cơ, khiến cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ suy giảm và còn gây hiện tượng tim đập nhanh, hoa mắt, dễ ngủ gật.

Đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất là trẻ ở tuổi dậy thì, nữ giới kinh nguyệt dài, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ sinh thiếu tháng, những người bị rối loạn hấp thu sắt…

Thiếu máu ở tuổi dậy thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trí nhớ kém, đuối sức, khó tập trung học tập. Thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ sẽ dễ sinh non, sảy thai, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, suy dinh dưỡng bào thai, tăng khả năng bị dị tật bẩm sinh.

2.LIỀU LƯỢNG SẮT CHO TỪNG ĐỘ TUỔI

Đối với trẻ em từ 3-6 tháng cần 6.6mg/ngày, từ 6-12 tháng tuổi cần 8.8mg/ngày, từ 1-10 tuổi là 10mg/ngày. Nữ giới tuổi trưởng thành là 18mg/ngày, phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều sắt nhất 60mg/ngày, sau mãn kinh thì chỉ cần 10mg/ngày.

3.BỔ SUNG SẮT ĐÚNG CÁCH

Để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, bạn cần bổ sung sắt bằng việc cung cấp những thực phẩm bổ sung sắt vào bữa ăn hằng ngày và viên uống sắt.

Khoáng chất sắt chứa nhiều trong các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó,... các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh, đậu phụ, gan, trứng, trong hải sản như tôm, cua, sò, hàu, trai, ngao… Theo các chuyên gia dinh dưỡng sắt trong hải sản là loại heme, dễ hấp thu hơn sắt non-heme có trong thực vật. Vì vậy, bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, nhiều năng lượng.

Phụ nữ có thai trong suốt thai kỳ cần uống viên sắt kết hợp với acid folic. Viên sắt cho bà bầu vừa giúp giảm nguy cơ và triệu chứng thiếu máu, chống mệt mỏi, vừa phòng tránh một số bệnh cho mẹ và bé như: ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh thai nhi…

Khi dùng viên sắt thuần túy sẽ bị táo bón bạn có thể lựa chọn sản phẩm viên sắt hữu cơ, chứa các thành phần như acid folic, mè đen, vitamin E, vitamin B12, kẽm nano… giúp hấp  thụ sắt đồng thời ngăn tình trạng táo bón, nóng trong.

3.NÊN UỐNG SẮT VÀO LÚC NÀO TRONG NGÀY?

Thời điểm uống sắt tốt nhất trong ngày là lúc sáng sớm, hay trước hoặc sau bữa ăn sáng 30 phút. Vì sau một giấc ngủ dài, hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất, vậy nên cần bổ sung sắt để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể.

4.NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG SẮT

  • Để sắt hấp thụ tốt nhất, nên bổ sung sắt kết hợp với  thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, bưởi, ổi, dâu…
  • Không uống sắt với trà, cafe… bởi chất tanin trong trà, chất caffeine trong cafe cản trở sự hấp thụ sắt từ thực phẩm.
  • Không uống sắt cùng với canxi vì 2 chất này kết hợp với nhau sẽ gây cản trở sự hấp thụ sắt với cơ thể. Đối với bà bầu cần bổ sung 2 khoáng chất này thì nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng.
  • Tránh dùng chung sắt với kháng sinh nhóm tetracyclin, nhóm quinolon, hormone tuyến giáp.










 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: