Mỡ máu cao, hay tăng lipid máu, là tình trạng lượng cholesterol và/ hoặc triglyceride trong máu tăng cao vượt mức bình thường, có thể dẫn đến các vấn đề như bệnh tim mạch, suy giảm thị lực, viêm tụy và suy thận.
Trong số các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh mỡ máu cao, việc tiêu thụ một chế độ ăn giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và cholesterol đến từ thịt/ sữa động vật, được cho là tác nhân phổ biến thúc đẩy bệnh tăng lipid máu tiến triển.
1.MỠ MÁU CAO CÓ UỐNG ĐƯỢC SỮA KHÔNG?
Người bệnh mỡ máu cao CÓ THỂ UỐNG ĐƯỢC SỮA, miễn là chọn đúng loại sữa dành cho người mỡ máu cao và tiêu thụ chúng một cách cân đối, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Sở dĩ hiện nay, nhiều người bệnh mỡ máu lo ngại việc uống sữa là vì lượng chất béo bão hòa trong sữa, đặc biệt là từ sữa nguyên kem.
Chất béo bão hòa từ lâu đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây tăng mức cholesterol LDL trong máu - loại cholesterol trực tiếp gây tắc nghẽn động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Trong số các loại sữa, sữa nguyên kem là loại sữa chứa tổng lượng chất béo toàn phần và chất béo bão hòa cao nhất. Theo sau đó là sữa giảm béo, sữa ít béo, sữa tách béo, và sữa các loại hạt.
Cách tiếp cận này cho phép người bệnh duy trì được lượng chất béo bão hòa dung nạp mỗi ngày dưới mức 6% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn, phù hợp với khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ trong việc làm giảm nguy cơ tim mạch và các bệnh mãn tính khác (đái tháo đường, tăng huyết áp).
Cũng theo khuyến nghị từ AH:
- Đối với sữa 2% béo: bạn không nên uống quá 480-720ml sữa/ ngày.
- Đối với sữa 3% béo: không nên uống quá 480ml/ ngày.
Lưu ý:
- Cả sữa tách béo, sữa gầy và sữa nguyên chất đều cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất giống nhau.
- Ở sữa gầy, nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A và D có thể mất đi khi lượng lớn chất béo trong sữa bị loại bỏ. Tuy nhiên các nhà sản xuất hoàn toàn có thể tự bù đắp sự thiếu hụt này bằng cách tăng cường bổ sung vitamin A và D từ những nguồn bên ngoài vào trong sữa.
2.ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI SỮA CHO NGƯỜI MỠ MÁU HIỆN NAY
Hiện nay, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến nghị người bệnh máu nhiễm mỡ dùng sữa dành cho người mỡ máu cao, điển hình như sữa bò ít béo, không béo hoặc sữa thực vật.
Dưới đây là phần đánh giá khách quan các loại sữa cho người mỡ máu cao, giúp bạn hiểu rõ mỗi loại sữa có thể giúp cải thiện thành phần lipid máu thông qua cơ chế gì. Cụ thể như sau:
SỮA TÁCH BÉO
Như đã đề cập bên trên, sữa tách béo chứa hàm lượng chất béo bão hòa ít hơn gấp 19 lần và hàm lượng cholesterol ít hơn gấp 4 lần so với sữa nguyên chất.
Vì vậy, tiêu thụ sữa tách béo giúp người bệnh hạn chế việc hấp thụ chất béo bão hòa quá mức, qua đó cải thiện các chỉ số cholesterol máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
SỮA CHUA TÁCH BÉO
Sữa chua tách béo là dòng sữa chua được lên men từ loại sữa đã được loại bỏ 95% hàm lượng chất béo. Do đó, chúng chứa hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn nhiều so với loại sữa chua thông thường, giúp giảm nguy cơ tăng cholesterol LDL trong máu.
Mặt khác, sữa chua còn có nhiều probiotics, các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cơ thể chuyển hóa chất béo hiệu quả hơn và giúp hỗ trợ quá trình cải thiện lipid máu.
SỮA ĐẬU NÀNH
Sữa đậu nành đứng đầu trong danh sách các loại sữa dành cho người mỡ máu cao bởi chúng chứa nhiều isoflavone và protein. Trong đó:
- Isoflavone: Là một hợp chất hóa học có cấu trúc tương tự như hormone estrogen ở phụ nữ. Theo nghiên cứu, bổ sung Isoflavone có thể tăng cường hoạt động của thụ thể cholesterol LDL ở gan - cửa ngõ giúp gan nhận biết và hấp thụ cholesterol LDL dư thừa trong máu, từ đó hạ thấp mức cholesterol LDL trong máu.
- Protein đậu nành:
Được chứng minh có ảnh hưởng toàn diện đến cách cơ thể hấp thụ, lưu trữ, tổng hợp và bài tiết cholesterol thông qua điều chỉnh nồng độ các hormone insulin, glucagon, hormone tuyến giáp và hormone polypeptide ở ruột.
Theo nghiên cứu, bổ sung protein đậu nành có khả năng hạ thấp 2.77% tổng lượng cholesterol LDL trong máu.
Đặc biệt, protein đậu nành - khi được kết hợp với Isoflavone, có thể đem tới tác động hiệp đồng, giúp làm giảm đến 4,98% mức cholesterol LDL trong máu.
Để sữa đậu nành có thể phát huy lợi ích hỗ trợ điều hòa mỡ máu, bạn nên tiêu thụ ít nhất 25g đậu nành/ ngày ít nhất trong 6 tuần.
SỮA HẠNH NHÂN
Hạnh nhân chứa axit béo bão hòa nhưng lại giàu chứa chất xơ, phytosterol và protein thực vật. Đây đều là những dưỡng chất được chứng minh có tác dụng giảm cholesterol LDL trong máu một cách nhất quán ở cả những người khỏe mạnh và người bệnh tăng cholesterol máu.
Đối với người bệnh mỡ máu cao, tiêu thụ 73g hạnh nhân/ ngày giúp làm giảm 9,4% mức cholesterol LDL, trong khi tiêu thụ 37g/ ngày giúp làm giảm 4,4% mức cholesterol LDL.
Những dữ liệu này cho thấy trung bình việc tiêu thụ 7g hạnh nhân mỗi ngày có thể làm giảm khoảng 1% mức cholesterol LDL, từ đó làm giảm 2% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
SỮA YẾN MẠCH
Sữa yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, tồn tại dưới dạng beta-glucan. Vào cơ thể, beta-glucan có thể tạo thành một lớp gel nhớt bám trên thành ruột, cản trở quá trình hấp thụ cholesterol ở ruột.
Nhờ đó, tiêu thụ sữa yến mạch có thể chứng minh làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL trong máu, tốt cho người bệnh tăng cholesterol máu.
SỮA HẠT LANH
Tương tự như yến mạch, hạt lanh cũng chứa hàm lượng chất xơ cao. Theo ước tính, hạt lanh chứa gần 30% khối lượng chất xơ, trong đó có khoảng 10% là chất xơ hòa tan trong nước.
Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần tiêu thụ 50g hạt lanh (tương đương với 5g chất xơ hòa tan) mỗi ngày trong vòng mỗi tuần, có thể giảm đáng kể sự tăng bài tiết chất béo qua phân và do đó, làm giảm 12% lượng cholesterol toàn phần và 15% lượng LDL trong máu.
SỮA HẠT ÓC CHÓ
Sữa hạt óc chó là loại sữa dành cho người mỡ máu cao được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
Lợi ích được lý giải là hạt óc chó sở hữu hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Trong khi hầu hết các loại hạt đều chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn, thì quả óc chó có thành phần chủ yếu là axit béo không bão hòa đa.
SỮA GẠO LỨT
Uống sữa gạo lứt có khả năng giảm tình trạng tăng lipid máu thông qua nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như:
Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột: Bổ sung gạo lứt được chứng minh làm giảm tỷ lệ hại khuẩn Firmicutes, tăng tỷ lệ lợi khuẩn Bacteroidetes. Đây là những loại vi khuẩn đóng vai trò điều chỉnh quá trình phân giải/ hấp thụ lipid và carbohydrate của cơ thể, qua đó giúp kiểm soát mỡ máu.
Cân bằng nội môi lipid ở gan: Cám gạo lứt là lớp bột mịn bám xung quanh vỏ gạo lứt, xuất hiện sau quá trình xay xát gạo. Chúng giàu protein, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ cám gạo giúp ức chế sự tích tụ mỡ trong gan, qua đó hỗ trợ giảm lipid máu.
Hạn chế hấp thụ chất béo: Tương tự như yến mạch, chất xơ không hòa tan từ cám gạo cũng giúp hạn chế hấp thụ chất béo tại ruột, từ đó góp phần cải thiện lipid máu.
SỮA HẠT DẺ CƯỜI
Tiêu thụ sữa hạt dẻ cười giúp kiểm soát mỡ máu vì chúng chứa lượng lớn chất béo không bão hòa, chất xơ và các chất chống oxy hóa như lutein và beta-carotene. Trong đó:
Chất béo không bão hòa và chất chống oxy hóa: có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ tăng cường chức năng chuyển hóa lipid ở gan, qua đó làm giảm mức cholesterol LDL và tăng HDL.
Chất xơ trong hạt dẻ cười: giúp giảm hấp thụ cholesterol trong ruột.
Vì thế, sữa hạt dẻ cười cũng là một sữa dành cho người mỡ máu cao mà bạn nên cân nhắc bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày.
SỮA HẠT CHIA
Tiêu thụ sữa hạt chia giúp kiểm soát mỡ máu vì chúng chứa một lượng lớn axit alpha - linolenic (ALA), một loại omega 3 thực vật và chất xơ cao. Cụ thể:
- Omega 3:
Giúp giảm mức triglyceride, tăng HDL trong máu, cũng như giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần tiêu thụ thêm 1g omega 3 mỗi ngày cũng góp phần làm giảm đến 16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này đặc biệt cần thiết vì người mỡ máu cao vốn đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường.
- Chất xơ: Giúp làm chậm quá trình hấp thụ mỡ và carbohydrate ở ruột, qua đó làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL trong máu.
SỮA HẠT SEN
Hạt sen là một loại chứa chất xơ được ví von là chất xơ thế hệ mới, hay còn gọi là tinh bột kháng. Tinh bột kháng là loại tinh bột không thể được tiêu hóa ở ruột non nhưng có thể bị lên men hoàn toàn hoặc lên men một phần bởi các vi sinh vật đường ruột trong ruột già.
Tinh bột kháng đã được chứng minh có khả năng điều hòa chuyển hóa glucose và lipid ở ruột, đồng thời ức chế quá trình tái hấp thụ axit mật từ ruột vào gan.
Trong cơ thể mỗi người, axit mật là một chất giàu cholesterol được mật tiết vào ruột để hòa tan chất béo chứa trong thực phẩm, và 95% lượng axit mật này được tái hấp thụ ở ruột và vận chuyển vào gan.
Như vậy, uống sữa hạt sen giúp tăng cường quá trình đào thải axit mật qua phân, giúp cơ thể hạn chế hấp thụ axit béo mới và ngăn chặn quá trình tái hấp thụ axit béo cũ, qua đó phát huy tác dụng điều hòa mỡ máu.
SỮA MÈ ĐEN
Sữa mè đen là sữa dành cho người mỡ máu cao vì chúng chứa nhiều lignans. Lignans là một loại phytoestrogen, có khả năng tương tác với các thụ thể estrogen trong cơ thể, giúp cân bằng hormone và ảnh hưởng tích cực đến chuyển hóa lipid.
Hơn nữa, tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ của lignans giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, giảm viêm, tăng cường chức năng gan.
Bằng cách này, ligans góp phần vào việc giảm LDL và triglyceride cũng như tăng HDL, từ đó hỗ trợ kiểm soát mỡ máu một cách hiệu quả.
SỮA HẠT BÍ
Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ một bữa ăn giàu carbohydrate với 65g hạt bí giúp làm giảm lượng đường huyết sau ăn so với việc không ăn hạt bí. Như vậy uống sữa hạt bí có thể giúp điều hòa chỉ số đường huyết sau ăn, từ đó giúp hạn chế quá trình tổng hợp triglyceride quá mức trong gan khi đường huyết tăng cao, góp phần cải thiện tình trạng tăng triglyceride trong máu.