CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

12

Th 09

BỤNG ĐÓI NHƯNG MIỆNG KHÔNG MUỐN ĂN, PHẢI LÀM SAO?

BỤNG ĐÓI NHƯNG MIỆNG KHÔNG MUỐN ĂN, PHẢI LÀM SAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn, ăn không ngon là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi… Để biết nguyên nhân là gì, cách xử trí ra sao nhằm đảm bảo sức khỏe, hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

LÝ DO KHIẾN BỤNG ĐÓI NHƯNG MIỆNG KHÔNG MUỐN ĂN

Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để duy trì sức khỏe vận động/ làm việc hiệu quả cơ thể con người cần được cung cấp năng lượng hằng ngày từ thực phẩm. Nếu không cảm thấy đói, hoặc bụng đói mà miệng không muốn ăn điều này có nghĩa là sức khỏe đang có vấn đề. Nguyên nhân có thể do:

1.LO LẮNG, TRẦM CẢM, VÀ CĂNG THẲNG

Sự thèm ăn, cảm giác ngon miệng sẽ biến mất nếu bạn đang trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Bởi khi rơi vào tình trạng này cơ thể sẽ giải phóng ra các hormone xấu tác động xấu đến sức khỏe thể chất nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Vì vậy, hãy thư giãn, cải thiện tâm trạng bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho bản thân thông qua việc tập thể dục, massage, nghe nhạc…

2.THỜI TIẾT NÓNG BỨC, KHÓ CHỊU

Thời tiết là một nguyên nhân gây nên tình trạng bụng đói nhưng không muốn ăn. Sự thay đổi khí hậu, nhất là thời tiết nắng quá mức có thể khiến mất nước (thông qua việc đổ mồ hôi) và uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt cũng dẫn đến cảm giác ăn không ngon, không muốn ăn. Theo đó bạn cần tăng cường lượng nước cho cơ thể, trường hợp là việc ngoài nắng nóng sẽ cần nhiều nước hơn bình thường để bù lại sự hao hụt.

3.TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH

Tình trạng mất cảm giác thèm ăn còn là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là những bệnh cần dùng thuốc kháng sinh, morphine hay hóa trị như ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy… Bên cạnh đó, những người dùng thuốc trầm cảm cũng gây ức chế cảm giác ăn ngon.

Lưu ý nếu trong quá trình sử dụng thuốc việc không muốn ăn kéo dài và kèm theo sụt cân nhanh chóng cần đến gặp bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

4.GẶP VẤN ĐỀ DỊ ỨNG VỚI GLUTEN

Là một loại chất đạm có trong ngũ cốc, nếu bạn thuộc nhóm những người bệnh celiac - không dung nạp gluten, thì việc ăn các thực phẩm chứa gluten có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và tất nhiên kèm theo cảm giác ăn không ngon miệng.

5.UỐNG NHIỀU RƯỢU BIA

Nguyên nhân bụng đói nhưng không muốn ăn còn được xác nhận do lạm dụng rượu bia. Một người nếu uống quá nhiều loại chất lỏng này sẽ khiến chức năng gan bị ảnh hưởng không làm tốt chức năng giải độc, và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn của cơ thể.

6.THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

Cơ thể thiếu loại vitamin và khoáng chất quan trọng là vitamin B12 và sắt cũng dẫn đến biếng ăn, chán ăn, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi.

7.MẮC CÁC BỆNH LÝ

Một người nếu mắc một trong các bệnh lý dưới đây cảm giác ăn không ngon cũng sẽ xuất hiện:

  • Suy giáp và các bệnh liên quan đến tuyến giáp: Tuyến giáp trong cơ thể gánh nhiệm vụ quan trọng là sinh hormone để kiểm soát khả năng trao đổi chất, do đó, nếu tuyến giáp bị bệnh sẽ khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng.
  • Nhiễm virus: Một người bị nhiễm virus viêm gan A, C hoặc gặp các vấn đề về gan ngoài triệu chứng ăn không ngon miệng còn bị vàng da, sốt cao, đau cơ khớp, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Bệnh Alzheimer, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim. Các loại bệnh này nếu mắc phải thì việc ăn uống, cảm giác thèm ăn, sự ăn ngon miệng cũng sẽ… biến mất.
  • Nhiễm nấm miệng: Miệng bị nhiễm nấm sẽ khiến bạn có chút khó chịu, đau đớn trong quá trình ăn uống do đó không cảm nhận được hương vị của món ăn. Những người đau răng, dùng răng giả cũng tương tự, sẽ cảm thấy khó khăn khi nhai nuốt, điều này cũng khiến việc ăn uống mất ngon miệng, bụng đói nhưng miệng không muốn ăn.
  • Mắc các vấn đề ở dạ dày, đường ruột: Điển hình là hội chứng ruột kích thích, những người mắc hội chứng này ngoài việc mất cảm giác ăn ngon miệng còn gặp tình trạng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

Ngoài một số bệnh lý kể trên, tình trạng thiếu máu, mắc bệnh tiểu đường, bệnh về tuyến thượng thận… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bụng đói mà miệng không muốn ăn. Theo đó nếu bất cứ sự thay đổi/ các triệu chứng lạ của cơ thể nên đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

8.CHÁN ĂN TÂM THẦN

Chán ăn tâm thần là một tình trạng rối loạn ăn uống khá phổ biến hiện nay, ít xảy ra ở nam giới mà thường xảy ra ở các bé gái tuổi mới lớn và phụ nữ 40 tuổi do sợ tăng cân hoặc có sự bất ổn trong tâm lý, trầm cảm… gây ức chế cảm giác đói dẫn đến mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là chán ăn, không muốn ăn.

CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN, CHÁN ĂN, ĂN KHÔNG NGON MIỆNG

Việc ăn không ngon miệng, mất cảm giác thèm ăn có thể bắt đầu bằng triệu chứng cơ thể mệt mỏi/ uể oải, có cảm giác buồn nôn khi ngửi thức ăn, mất vị giác… Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu này cần tìm hiểu nguyên nhân (đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý) và tìm cách cải thiện tức thời tránh để diễn biến nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

PHẢI LÀM GÌ KHI BỤNG ĐÓI NHƯNG KHÔNG MUỐN ĂN?

Mất cảm giác thèm ăn, không muốn ăn nếu không có biện pháp cải thiện, để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán ăn lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí não cho trẻ. Theo đó, khi rơi vào tình trạng bụng đói nhưng không muốn ăn, để tránh những trường hợp xấu xảy ra hãy:

1.CÂN ĐỐI LẠI BỮA ĂN, CHẾ ĐỘ ĂN

Việc ăn uống không ngon miệng có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các nhóm dưỡng chất, thực đơn hằng ngày không phong phú đa dạng thực phẩm. Vì vậy cần thực hiện điều chỉnh tăng cường những thực phẩm giàu vitamin B, E và khoáng chất sắt, kẽm - giúp kích thích vị giác, tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể - như rau xanh, trái cây, cá, trứng, thịt bò, hàu… đồng thời hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu.

Ngoài ra, cần lưu ý một số nguyên tắc ăn uống sau: chia nhỏ từng bữa ăn khoảng 6 bữa/ ngày (vừa giúp dễ tiêu hóa, vừa không có cảm giác ngán ăn), không uống nước trước và trong khi ăn, trang trí bữa ăn thật bắt mắt và nhiều màu sắc…

2.THÊM GIA VỊ CHO MÓN ĂN ĐỂ TRÁNH ĂN KHÔNG NGON MIỆNG

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng hãy thử thêm một số gia vị vào món ăn. Một số gia vị có thể cải thiện vị giác, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động giúp tốt cho việc ăn uống ngon miệng hơn. Gừng, tỏi, tía tô, quế… được xem là những gia vị nhà bếp vừa tốt cho sức khỏe (cải thiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu…) vừa tăng cảm giác thèm ăn.

3.TRÁNH UỐNG NƯỚC TRƯỚC KHI ĂN

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2-3 lít nước, đó có thể là nước lọc, nước canh, nước ép trái cây tươi, súp… để đảm bảo quá trình trao đổi chất, các hoạt động sống. Tuy nhiên, cần bổ sung nước cho cơ thể đúng cách, đúng thời điểm như ngay khi thức dậy, trước và sau khi tập thể dục thể thao… Còn việc uống nước trước và trong bữa ăn có thể khiến bạn đầy bụng, không muốn ăn thêm cần lưu ý.

4.ĂN UỐNG CÙNG MỌI NGƯỜI

Bạn đang cảm thấy đầy bụng nhưng miệng không muốn ăn? Hãy thử ăn cùng gia đình và bạn bè. Bởi không khí bữa ăn rất quan trọng. Nó có thể kích thích mọi người muốn ăn, kích thích cảm giác ngon miệng. Vì vậy thay vì ăn một mình hãy ăn uống cùng nhiều người là bạn bè, người thân. Vừa ăn vừa trò chuyện sẽ giúp bữa ăn qua nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn và ngon hơn.

5.TĂNG CƯỜNG BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

Một số loại vitamin và khoáng chất có tác động đến hệ tiêu hóa giúp kích thích vị giác, quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn như vitamin B12, sắt, kẽm… Do đó, ngoài tăng cường chúng qua thực phẩm bạn có thể cân nhắc bổ sung chúng qua viên uống. Dù vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

6.ĐIỀU CHỈNH LẠI CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, LÀM VIỆC

Làm việc nhiều, thường xuyên bị áp lực và căng thẳng cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống khiến ăn không ngon. Theo đó, bạn cần sắp xếp lại công việc hợp lý tránh quá tải, thư giãn đúng cách, dành nhiều thời gian để bản thân nghỉ ngơi và giải trí.

7.THỰC HIỆN MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC VỪA PHẢI

Ngoài dinh dưỡng khoa học, thực hiện thể dục thể thao hợp lý - đều đặn mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe thể chất, từ đó cải thiện việc ăn uống tốt hơn. Tập các môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, tập yoga… tối thiểu 30 phút mỗi ngày bạn sẽ không còn cảm giác bụng đói như không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Hãy thử nhé!

8.VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÝ

Với những người mắc chứng biếng ăn tâm thần, sợ ăn… để cải thiện bụng đói nhưng miệng muốn ăn cần phải dũng cảm thay đổi suy nghĩ, vượt qua những lo lắng trong việc ăn uống có thể khiến mình thừa cân - béo phì.

 

 

 

 

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: