CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

19

Th 06

BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ SƠ SINH BẰNG CÁCH NÀO VÀ BAO NHIÊU LÀ TỐT?

BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ SƠ SINH BẰNG CÁCH NÀO VÀ BAO NHIÊU LÀ TỐT?

  • admin
  • 0 bình luận

Kẽm - là một nguyên tố quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vậy vai trò của kẽm đối với bé sơ sinh là gì? Có nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh hay không? 

1.CÓ NÊN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ SƠ SINH?

Cha mẹ hoàn toàn NÊN bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bởi cơ thể con người, kẽm chính là thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất các enzyme, từ đó thúc đẩy quá trình tổng hợp protein cho cơ thể. Thông qua quá trình này, trẻ sẽ phát triển về chiều cao, cơ bắp cũng như hệ miễn dịch.

Theo các chuyên gia, một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt có thể giúp trẻ hạn chế sự tác động của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, và tránh được bệnh lý ốm vặt, tăng cường dây thần kinh thụ cảm của giác quan như khứu giác, vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Trẻ nhỏ thiếu kẽm là một tình trạng rất hay gặp, đặc biệt là đối với nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi. Còn trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên thường có nhu cầu cơ thể về loại khoáng chất này tỷ lệ thuận với độ tuổi của bé.

Cơ thể tăng trưởng và phát triển hiệu quả khi quá trình tổng hợp protein được diễn ra thuận lợi và quá trình này dĩ nhiên không thể thiếu đi kẽm. Hầu hết các enzyme xúc tác của các phản ứng chuyển hóa và tổng hợp cho quá trình tăng trưởng của cơ thể đều phải cần sự hiện diện của kẽm.

Song, khác với các dưỡng chất cần thiết khác, việc áp dụng nhiều cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh được xem là con dao 2 lưỡi nếu cha mẹ không cẩn thận. Lượng bổ sung không đủ hoặc quá liều đều có thể khiến trẻ có cảm giác khó chịu như buồn nôn, đau bụng, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa hay nặng hơn là làm chậm quá trình tăng trưởng của cơ thể…

2.TRẺ SƠ SINH CẦN BAO NHIÊU KẼM?

Liều lượng bổ sung kẽm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hằng ngày, thay đổi theo độ tuổi và giới tính khác nhau. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y Tế thế giới, lượng kẽm tiêu thụ hằng ngày trong chế độ ăn uống là 5,6 - 10 mg/ ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 11 tuổi.

Bố mẹ nên nhớ chỉ bổ sung kẽm qua đường uống khi trẻ thực sự thiếu kẽm, có các biểu hiện lâm sàng và thông qua các chỉ số xét nghiệm sinh hóa, hoặc khi bé có những tổn thương niêm mạc tiêu hóa dẫn đến ngu cơ giảm hấp thu kẽm.

Để an toàn và tốt nhất, bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu và bằng cách nào đi nữa, bố mẹ vẫn phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý bổ sung cho trẻ sơ sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định liều lượng và cách bổ sung an toàn, hạn chế tác dụng phụ.

3.TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ SƠ SINH

Theo các chuyên gia, không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Để việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đạt được hiệu quả tối ưu, cha mẹ cần nắm rõ những trường hợp bổ sung kẽm dưới đây:

TRẺ CÓ CÁC BIỂU HIỆN CHÁN ĂN, BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN

Thực tế, kẽm tham gia vào hoạt động của 300 enzyme hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường tổng hợp protein cho cơ thể. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển khối lượng cơ nạc của trẻ nhỏ, không lo trẻ bị ốm yếu.

Bên cạnh đó, kẽm cũng giúp cải thiện độ nhạy cảm cho khứu giác và vị giác của bé, từ đó khiến bé ăn ngon miệng hơn, đẩy lùi các triệu chứng biếng ăn, chán ăn.

TRẺ CÓ HỆ MIỄN DỊCH YẾU, HAY ỐM VẶT

Kẽm tham gia vào nhiều quá trình miễn dịch của cơ thể nên nó kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch Lympho T và Lympho B, từ đó tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh… Bên cạnh đó, kẽm còn giúp tổng hợp và bài tiết hormone tăng trưởng của trẻ, từ đó kích thích tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn.

CON HAY RỐI LOẠN TIÊU HÓA, TIÊU CHẢY

Tiêu chảy thường được xem là một trong những yếu tố thường gặp do thiếu kẽm và có nguy cơ gây tử vong ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, đối với trẻ bị tiêu chảy, bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh với liều lượng 10mg kẽm/ ngày trong liên tục từ 10-14 ngày cho hiệu quả cao nhất trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy. Vì thế, nếu con bạn đang bị tiêu chảy thì có thể nên cân nhắc bổ sung kẽm trước khi được sự đồng ý của bác sĩ.

TRẺ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ, KHÓ NGỦ HAY KHÓC VỀ ĐÊM

Theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra ở hầu hết các trẻ thiếu kẽm do tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Do vậy khi thấy trẻ sơ sinh có tình trạng rối loạn giấc ngủ, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám liệu trẻ có bị thiếu hụt kẽm hay không, từ đó có những biện pháp bổ sung kẽm cho trẻ kịp thời, tránh những biến chứng về sau.

TRẺ ĐANG CÓ CÁC VẾT THƯƠNG

Các triệu chứng biểu hiện bao gồm: khô da, bóng da, viêm da, nám da, dày sừng và nứt gót 2 bên, viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, vết thương lâu lành, loạn dưỡng móng, viêm né móng, dị ứng, tóc giòn dễ gãy… đều có thể dùng kẽm để hỗ trợ phục hồi.

Nguyên nhân là do kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp collagen cũng như chức năng miễn dịch và các phản ứng viêm của cơ thể. Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ giảm sản sinh collagen và tăng các phản ứng viêm.

4.CÁCH BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ SƠ SINH

VỚI TRẺ SƠ SINH DƯỚI 6 THÁNG TUỔI

Nguồn bổ sung kẽm cho trẻ độ tuổi này nhanh và hiệu quả nhất chính là sữa mẹ. Hiểu đơn giản, cho trẻ bú mẹ chính là một cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh tuyệt vời nhất bởi đây là nguồn dinh dưỡng khổng lồ, bên cạnh kẽm còn chứa nhiều kháng thể cùng các dưỡng chất quan trọng khác.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ nên cố gắng hạn chế cho trẻ bú sữa ngoài và hãy cố gắng tận dụng nguồn sữa mẹ dồi dào để giúp bé có điều kiện phát triển thuận lợi nhất.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cố gắng bổ sung đầy đủ kẽm với các dưỡng chất quan trọng khác từ bữa ăn, từ đó nâng cao khả năng bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đối với các mẹ đang trong thai kỳ - khi bé còn là thai nhi, dưới đây là một số lưu ý cần nắm vững khi bổ sung kẽm vào chế độ ăn hằng ngày:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm bao gồm cua, tôm, thịt, trứng, cá.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C bao gồm chanh, cam, quýt, bưởi… 
  • Nên chú ý bổ sung thêm các loại đậu và hạt, đặc biệt là đậu nành.

Việc thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ các chất cho mẹ cũng là cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh một cách gián tiếp tốt nhất để bé không bị thiếu khoáng chất này.

VỚI TRẺ TỪ 6 THÁNG TUỔI TRỞ LÊN

Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu thông qua đường tiêu hóa và được hấp thụ ở phần ruột non. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm nên bắt đầu có những cảm nhận và nhận thức đầu tiên về thức ăn. Do đó, cha mẹ cần phải liên tục thay đổi thực đơn, đa dạng các món ăn hằng ngày cho trẻ bớt nhàm chán, đồng thời đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết (đặc biệt là thực phẩm giàu kẽm) trong khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày.

VỚI TRẺ BIẾNG ĂN

Việc ép trẻ biếng ăn phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng hằng ngày là vô cùng khó khăn. Do vậy để vừa giúp bé ăn ngon miệng, vừa bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đầy đủ, cha mẹ nên cố gắng đáp ứng theo ý muốn cũng như sở thích của bé.

Một số thực phẩm giàu kẽm mà trẻ nhỏ đều thích thú và có thể tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ bao gồm: socola đen, sữa chua, bơ sữa, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt…

Bên cạnh khẩu phần ăn hằng ngày, một số cách bổ sung khác cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo là bổ sung kẽm qua các thực phẩm chức năng đang được bán trên thị trường. Ngoài ra, cũng nên chú ý bổ sung thêm các loại vitamin A, B6, C để tăng hấp thu kẽm cho trẻ.

VỚI TRẺ SUY DINH DƯỠNG

Cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn từ đa dạng các loại thực phẩm.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: