Th 04
Cuối mùa đông và đầu mùa xuân là lúc thời tiết lạnh, mưa nhiều, nồm ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh tăng nguy cơ gây bệnh cho con người. Vào thời điểm này thường diễn ra các lễ hội, mọi người đi lại nhiều nên có nguy cơ lây truyền các bệnh nguy hiểm dễ lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp. Điều này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh mùa đông xuân. 1.CÁC BỆNH HAY MẮC MÙA ĐÔNG XUÂN Viêm khí - Phế quản cấp tính Virus cúm influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus hạch, virus đường mũi… khi gặp điều kiện thuận lợi kể trên sẽ sinh sôi và phát tác rất nhanh, gây viêm khí - phế quản cấp mùa đông - xuân. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gối chồng lên các biểu hiện của viêm khí - phế quản. Với bệnh viêm khí - phế quản cấp, cách phòng bệnh tốt nhất chính là giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực và cổ. Khi bị bệnh, nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý với dùng kháng sinh thông thường chống bội nhiễm. Viêm mũi dị ứng Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Histamin là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây dị ứng nhưng nó lại gây viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng thông thường của người mắc viêm mũi dị ứng gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt, hắt xì liên tục, có thể cảm thấy tức ngực, khó thở, mệt mỏi, sợ ánh sáng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kèm theo khóc nhiều do khó chịu, lười bú, chán ăn và khó ngủ do nghẹt mũi. Các triệu chứng diễn ra trong khoảnh khắc hoặc kéo dài vài ngày đến cả tuần rồi biến mất. Tuy không đặc biệt nghiêm trọng nhưng các triệu chứng kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, nhất là việc ăn, ngủ của trẻ nhỏ. Tay chân miệng Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng không giống bất kỳ chủng virus gây bệnh nào. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm EV71 có nhiều khả năng dẫn đến những biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Chẳng hạn biến chứng viêm màng não, viêm não do virus hoặc làm tổn thương cơ tim. Điều đáng lưu ý là hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy thái độ tích cực nhất đối với bệnh tay chân miệng là dự phòng không để bị bệnh. Bệnh tay chân miệng dễ lây từ người sang người. Trẻ em mắc bệnh chủ yếu do nuốt phải virus gây bệnh. Virus gây bệnh tay chân miệng có thể phát tán từ cơ thể người bệnh qua môi trường phân, dịch đường tiêu hóa, nước bọt và mụn nước. Đây là nhóm virus có sức sống bền bỉ. Nó có khả năng tồn tại từ nhiệt độ lạnh đến rất cao: Trong 30 phút virus mới bị bất hoạt ở nhiệt độ 560 độ C, ở nhiệt độ lạnh -40 độ, virus có thể tồn tại đến 3 tuần ngoài môi trường. Các bề mặt trong môi trường sinh hoạt chung mà có người bệnh thường là những nơi có chứa virus như dụng cụ ăn uống, mặt bàn, ghế, giường, đồ dùng chơi chung… Trẻ em tiếp xúc với mầm bệnh chủ yếu thông qua bàn tay, rồi đưa lên miệng và nuốt phải virus. Giới chuyên môn gọi là lây truyền qua “tiếp xúc”. Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan thành dịch, nếu được phát hiện sớm và theo dõi chặt chẽ sẽ có quá trình điều trị nhẹ nhàng, dự phòng được các biến chứng và hạn chế được nguy cơ tử vong. Viêm da cơ địa tái phát khi trời lạnh Bệnh viêm da cơ địa thường xảy ra vào mùa lạnh, khi môi trường khô hanh và độ ẩm thấp. Viêm da cơ địa mùa đông thường đi cùng với nhiều tổn thương da, da khô hơn nên trở nên dễ kích ứng với các dị nguyên bên ngoài. Khi da mất dần độ ẩm, người bệnh thường có cảm giác ngứa, dẫn đến gãi da làm trầy xước và tổn thương nhiều. Da bị mất nước là do thời tiết hanh khô, người bệnh thường không cảm thấy khát nên không cung cấp đủ nhu cầu nước hằng ngày. Trong giai đoạn cấp tính, da thường nổi nhiều mẩn đỏ, đi nhiều với mụn nước trên nền ban đỏ và không có vảy da. Các vùng da bị ảnh hưởng phù nề, ứ dịch và đóng vảy dạng vảy tiết. Mụn nước và mẩn đỏ xuất hiện phổ biến nhất ở vùng má, trán, cằm, lan ra thân mình và tay chân trong các trường hợp nặng. Vào giai đoạn mãn tính, bệnh nhân phải đối diện với tình trạng tăng sừng, liken hóa tạo các mảng nổi gồ lên bề mặt da, ranh giới rõ với vùng da lành. Mảng liken da lớn thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt trước sau của nếp gấp khuỷu, hố khoeo và vùng gáy. CÁCH PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN Để chủ động phòng tránh dịch bệnh, chúng ta chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, đó là: Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh theo đúng lịch, nhất là các đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ em (đối với các bệnh có vaccine phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm…) Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, ủ ấm cho trẻ khi đi xe máy, ra ngoài trời, khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm tay chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, nếu cần thiết phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hằng ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống các thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Th 04
Nhịn tiểu, không uống đủ nước, ăn mặn… là những thói quen có thể gây sỏi thận. Đây là bệnh lý gây ra những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời hoặc không điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nhiều người bệnh khi bị sỏi thận thường có tâm lý chủ quan không thăm khám hoặc chỉ uống các loại thuốc trên mạng xã hội với mong muốn sỏi tự tan hết. Tuy nhiên có những trường hợp phải cắt bỏ 1 bên thận vì một viên sỏi. NHỮNG THÓI QUEN GÂY SỎI THẬN Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. -Uống không đủ nước: Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận sẽ không đủ nước để lọc, đào thải các khoáng chất ra ngoài lâu dần gây tích tụ sỏi. -Thói quen nhịn tiểu thường xuyên khiến các khoáng chất không được đào thải thường xuyên từ đó dẫn đến tích tụ và gây sỏi. -Thói quen ăn mặn hoặc ăn nhiều đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ… gây quá tải cho thận. -Dùng thuốc không đúng cách: dùng quá nhiều vitamin C, calci hoặc lạm dụng kháng sinh không có sự giám sát của bác sĩ. -Nằm tại chỗ trong một thời gian dài. SỎI THẬN CÓ TỰ HẾT KHÔNG? Tùy vào vị trí và kích thước của viên sỏi, sỏi thận có thể gây ra các triệu chứng khác nhau như: Đau vùng mạn sườn, lưng do sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu. Đi tiểu có cảm giác đau. Tiểu ra máu, tiểu són, tiểu rắt, tiểu buốt. Nôn hoặc có cảm giác buồn nôn. Một số trường hợp có nhiễm khuẩn kèm theo người bệnh có thể sốt hoặc ớn lạnh. Nhiều người thường chủ quan khi bị sỏi thận. Tuy nhiên người bệnh cần biết rằng sỏi thận có thể tự hết hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước sỏi… Người bệnh có các biểu hiện của sỏi thận cần đến cơ sở y tế để thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bởi sỏi thận nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: ứ nước, ứ mủ, nhiễm khuẩn tái phát kéo dài lâu dần có thể bị mất chức năng thận hoặc suy thận. SỎI THẬN CÓ DỄ TÁI PHÁT KHÔNG? Sỏi thận còn có nguy cơ tái phát cao nếu người bệnh không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Thậm chí, có tới 50% sỏi sẽ tái phát sau khi điều trị. Do đó, sau khi điều trị hết sỏi, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh tái phát. Người bệnh cần uống đủ nước, từ 2-3 lít/ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và giảm đạm, giảm muối trong khẩu phần ăn. Cụ thể người bệnh nên ăn khoảng 0,8-1kg/ ngày với chất đạm và 4-5g/ ngày với muối. Bên cạnh đó, người bệnh không nên bổ sung quá nhiều calci hoặc vitamin C, chỉ nên bổ sung từ 1-1,2g/ ngày. Đồng thời duy trì thể dục thể thao tuy nhiên không nên tập quá nặng, giữ cân hợp lý (BMI từ 18-25) và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý tránh căng thẳng trong cuộc sống.
Th 04
Con người khi tuổi càng lớn thì khối lượng cơ càng mất dần cho quá trình lão hóa của cơ thể. Giờ đây đã có dưỡng chất HMB có tác dụng tái tạo và bảo vệ các khối cơ giúp cho các khối cơ lâu bị lão hóa hơn. Vậy HMB là gì? Vai trò và bổ sung bằng cách nào? Hãy cùng Hadu Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1.DƯỠNG CHẤT HMB LÀ GÌ? HMB là tên viết tắt của beta-Hydroxy Methylbutyrate là một chất chuyển hóa của axit amin leucine, tổng hợp các protein cơ giúp bảo vệ và tái tạo khối lượng cơ, ngăn protein cơ mất đi. HMB có nhiều trong sữa công thức, các loại thực phẩm khác như trứng, trái bơ, thịt bò, bông cải. Theo Healthline HMB là một chất mà cơ thể bạn sản xuất tự nhiên. Các nghiên cứu đã liên kết việc bổ sung HMB với một số lợi ích nhất định, chẳng hạn như tăng hiệu suất tập thể dục, giảm sự cố cơ bắp và tăng sự phát triển cơ ở người lớn tuổi. 2.VAI TRÒ CỦA DƯỠNG CHẤT HMB Đối với người lớn tuổi Từ tuổi 50 trở đi thì các khối cơ sẽ mất đi rất nhiều, bổ sung HMB hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe cơ cho người lớn tuổi. HMB giúp bảo vệ và duy trì cơ bắp được khỏe mạnh. Đối với người tập thể hình Vai trò chính của HMB là chống mất cơ, bảo vệ và duy trì cơ luôn khỏe mạnh. Dưỡng chất HMB giúp cải thiện khối lượng cơ, sức mạnh và các cơ quan trong cơ thể. HMB làm giảm tổn thương cơ và phục hồi cơ trong thời gian nhanh từ đó có thể tập luyện sớm hơn. HMB làm tăng kích thước cơ và sức mạnh, tăng sự trao đổi chất và giúp đốt cháy chất béo tốt hơn. 3.NGUỒN THỰC PHẨM BỔ SUNG HMB CHO CƠ THỂ Sữa bột công thức là nguồn bổ sung HMB tốt nhất cho cơ thể. Ngoài ra HMB còn có trong một số thực phẩm như thịt bò, trứng, bông cải, trái bơ… nhưng với lượng ít hơn. Cơ thể cần 1,5g HMB/ ngày để duy trì sức khỏe khối lượng cơ, một người phải ăn đến 3.000 quả bơ, hoặc 50 quả trứng, 7 miếng ức gà, 1,3kg thịt bò hoặc 400kg bông cải xanh thì mới đáp ứng đủ, điều này không thể làm được. Dưỡng chất HMB rất cần thiết với người lớn tuổi giúp cơ khỏe mạnh. Mong rằng qua bài viết này giúp hiểu hơn được về dưỡng chất HMB là gì, hãy bổ sung ngay cho ông bà, cha mẹ mình HMB hằng ngày để có sức khỏe tốt nhất nhé.
Th 04
Những ngày thời tiết nắng nóng dễ gây mất nước, mệt mỏi. Cách tốt nhất để giữ cho cơ thể bạn mát mẻ trong mùa hè này là duy trì chế độ ăn uống hợp lý với những loại thực phẩm dưới đây. Khi trời nóng nếu chỉ uống nước lọc cả ngày bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Có nhiều loại trái cây, nước trái cây mùa hè sẽ làm giảm nhiệt bên trong, và giúp bạn cảm thấy thoải mái khi nhiệt độ tăng cao. Trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất… Vào mùa nắng nóng bạn cần bổ sung các loại trái cây để cung cấp năng lượng cho cơ thể mà lại chứa ít calo. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giúp hạ nhiệt và giữ cho bạn khỏe mạnh những ngày nắng nóng. 1.DƯA CHUỘT GIỮ NƯỚC KHI TRỜI NÓNG Dưa chuột có khoảng 96% là nước, vì vậy chúng là “chìa khóa” giữ nước trong những ngày hè nóng nực hoặc sau khi tập luyện. Dưa chuột không chỉ chứa nhiều nước mà còn chứa nhiều vitamin và rất giàu dinh dưỡng. Ăn dưa chuột ngay lập tức hydrat hóa cơ thể và hạ nhiệt những ngày oi bức. Dưa chuột có thể ăn trực tiếp hay làm salad hoặc chế biến thành nước ép với gừng và một ít chanh. Các cách chế biến đều mang lại lợi ích bổ sung nước tuyệt vời. 2.DƯA HẤU Dưa hấu có tới trên 90% thành phần là nước. Cùng với màu sắc bắt mắt, vị ngon ngọt, dưa hấu chứa đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần trong ngày hè. Chúng không chỉ cung cấp nước mà còn tăng cường các chất dinh dưỡng giàu năng lượng như vitamin B, vitamin A, magie, kali và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, chống viêm… 3.RAU LÁ XANH Các loại rau lá xanh có giá trị dinh dưỡng, canxi cao và tác dụng giải nhiệt tốt cho cơ thể. Rau bina, rau diếp, rau dền, rau mồng tơi, rau ngót và rau cải xoăn là những loại rau giúp giải nhiệt mùa hè. Các loại rau này có thể dùng trong các món canh, sinh tố, salad hoặc như một món phụ trong bữa ăn. 4.CHANH GIẢI NHIỆT, THẢI ĐỘC TỐT Nước chanh là một thức uống quen thuộc được nhiều người ưa thích vì tính đơn giản, tiện lợi và chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, glucid, canxi, kali… Uống nước chanh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cho làn da sáng và bổ sung một lượng vitamin C lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn. Cách tốt nhất để thêm hương vị cho ly nước uống là dùng chanh. Đặc tính chống oxy hóa của chanh có thể giúp bảo vệ mắt khỏi lão hóa và thoái hóa điểm vàng, duy trì thị lực khỏe mạnh. Khi trời nóng, hãy uống như nước chanh pha thường hoặc thêm một chút nước chanh vào trái cây và salad. 5.SỮA CHUA Chứa nhiều canxi, sữa chua là lựa chọn phù hợp và lành mạnh để bạn thay thế đồ uống có gas lạnh trong những ngày trời nóng nực. Giàu vitamin B và vi khuẩn có lợi cho đường ruột, sữa chua giúp làm dịu cơ thể từ bên trong. Tốt nhất là chọn loại sữa chua không đường, thêm hương vị bằng cách trộn với xoài, dâu tây và các loại trái cây khác. 6.CÁ GIÚP HỆ TIÊU HÓA HOẠT ĐỘNG NHẸ NHÀNG HƠN Để tăng hàm lượng protein trong chế độ ăn uống mà không phụ thuộc vào thịt, hãy chuyển sang cá. Giàu acid béo cá tốt, cá sẽ là một lựa chọn thay thế ngon miệng vì nó tạo ra ít nhiệt hơn khi tiêu thụ, bạn sẽ không cảm thấy uể oải, và no một cách khó chịu, cảm giác mà chúng ta thường gặp sau khi ăn các món thịt, nhất là khi trời nóng. Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ… chứa hàm lượng lớn omega 3. Acid béo lành mạnh này giúp giảm viêm, ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan. Cá giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giảm bớt nóng trong do gan. 7.QUẢ BƠ Bơ là một siêu thực phẩm đúng nghĩa. Quả bơ chứa nhiều acid béo bão hòa đơn giúp loại bỏ nhiệt và độc tố trong máu. Bơ cũng dễ tiêu hóa nên cơ thể không cần tạo thêm nhiệt để tiêu hóa chúng. Đặc biệt, bơ đã cho thấy tiềm năng to lớn trong việc cải thiện sức khỏe làn da. Hàm lượng lutein và zeaxanthin phong phú, dễ dàng được cơ thể hấp thụ, giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV hoạt động mạnh mẽ trong mùa hè. 8.NƯỚC DỪA Nước dừa chứa nhiều chất điện giải giúp cơ thể giữ nước và mát mẻ. Giàu chất điện giải cần thiết, thức uống tăng lực này giúp “đánh tan” cái nóng trong mùa hè đồng thời giữ cho cơ thể đủ nước, tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. Uống nước dừa vào mùa nóng giữ cho bạn đủ nước, tăng cường khả năng tiêu hóa. 9.BẠC HÀ Bạc hà là một loại thảo mộc làm mát được sử dụng từ rất lâu. Sự kết hợp của bạc hà và chanh có thể tạo nên một thức uống hạ nhiệt, sảng khoái khi trời nóng. Bạc hà giúp tiêu hóa mà không làm tăng nhiệt độ cơ thể. Bạc hà cũng giảm buồn nôn, đau đầu cũng như giảm bớt trầm cảm và mệt mỏi. Pha trà với bạc hà có thể giúp tạo mồ hôi để giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể lấy một bình nước rồi cho thêm lá bạc hà nát vào để uống trong ngày. Chú ý ngâm lá bạc hà trong nước một giờ trước khi uống. 10.TRÀ HOA CÚC Loại thảo mộc này có tác dụng làm mát cơ thể, giảm chứng mất ngủ, dịu sự lo lắng, và làm dịu hệ tiêu hóa. Tuyệt vời cho da và da đầu, trà hoa cúc cũng làm dịu triệu chứng viêm, phát ban, vết côn trùng cắn, thậm chí cả vết cắt, vết trầy xước. Trà hoa cúc được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, làm dịu chống viêm và giúp điều trị những vấn đề khác nhau cho làn da do tác hại của tia cực tím.