CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

HADU PHARMA LIÊN TỤC ĐÀO TẠO - NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CHO CBCNV
02

Th 07

HADU PHARMA LIÊN TỤC ĐÀO TẠO - NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CHO CBCNV

  • admin
  • 0 bình luận

GIỚI THIỆU VỀ HADU PHARMA HADU PHARMA là một trong những nhà máy sản xuất gia công TPCN, SPDD & TPBS hàng đầu tại Việt Nam, luôn tiên phong trong việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Với phương châm "Tận tâm vì sức khỏe", HADU PHARMA không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của mình nhằm mong muốn đáp ứng các yêu cầu của quý đối tác trong kinh doanh TPCN, SPDD & TPBS, tiến tới mục tiêu đưa hàng Việt cạnh tranh cùng các sản phẩm nhập ngoại. Nhà máy HADU PHARMA với quy mô lên đến hơn 10.000m2, nhà máy đạt chuẩn GMP sản xuất TOP đầu miền Bắc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC Chất lượng sản phẩm bắt đầu từ kiến thức và tâm huyết của người lao động – Tại HADU PHARMA, chúng tôi hiểu rằng để tạo ra những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, kiến thức và kỹ năng của CBCNV là vô cùng quan trọng. Vì vậy, HADU PHARMA không ngừng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về nguyên liệu và quy trình sản xuất để mỗi nhân viên thâm niên ít hay nhiều đều có thể nắm - hiểu rõ, thực hành đúng, đặc biệt là buổi tiếp xúc với tập đoàn KH Roberts vừa qua. Buổi tiếp xúc của CBNV nhà máy HADU PHARMA với đại diện Singapore đến từ tập đoàn hương liệu toàn cầu KH Roberts. Tập đoàn KH Roberts - tập đoàn có trụ sở chính tại Singapore, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, hiện đang là đối tác chiến lược của nhiều công ty, tập doàn lớn trên toàn cầu trong ngành công nghiệp hương liệu. Trong buổi làm việc và tham quan nhà máy, các đối tác Singapore rất ấn tượng về quy mô và quy trình vận hành, làm việc của nhà máy HADU PHARMA chúng tôi. Qua buổi tiếp xúc trên, CBCNV của HADU PHARMA được: 👉Hiểu hơn về những đặc tính của từng loại nguyên liệu, từ khâu chọn lọc, bảo quản đến quy trình chế biến. 👉Các chuyên gia đầu ngành bên KH Roberts đã kết hợp cùng các chuyên viên nghiên cứu bên HADU PHARMA đã chia sẻ những kiến thức cập nhật nhất, giúp CBCNV một lần nữa nắm vững và áp dụng vào công việc hàng ngày. Quá trình thử mẫu hương liệu mới được giới thiệu từ tập đoàn KH Roberts với nhà máy HADU PHARMA diễn ra tốt đẹp. MỤC TIÊU Kim chỉ nam của HADU PHARMA là cam kết mang đến những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng. Để làm được điều này, việc nâng cao kiến thức về nguyên liệu và quy trình sản xuất là bước đi chiến lược. HADU PHARMA luôn đặt lợi ích và sức khỏe của cộng đồng lên hàng đầu. Chương trình đào tạo dinh dưỡng là một trong những minh chứng cho sự quan tâm và đầu tư của công ty đối với đội ngũ nhân viên của mình. HADU PHARMA cam kết sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các chương trình đào tạo bổ ích, góp phần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và lành mạnh.

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN ĂN GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT TỐT ĐƯỜNG HUYẾT
01

Th 07

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN ĂN GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT TỐT ĐƯỜNG HUYẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, đối với các mẹ bầu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ, vấn đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết là mối quan tâm hàng đầu. Việc bị tiểu đường thai kỳ và không kiểm soát tốt đường huyết có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp khá nhiều biến chứng trong thai kỳ và khi sinh. Theo các chuyên gia sức khỏe, bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục phù hợp, các thai phụ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng. 1.TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ? Tiểu đường thai kỳ là bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể bị tiểu đường trong thai kỳ hoặc bị bệnh tiểu đường nhưng chưa phát hiện ra bệnh và sẽ nguy hiểm hơn khi bạn mang thai. Trong thời kỳ mang thai, cơ chế sử dụng insulin của cơ thể bị thay đổi. Insulin là hormone giúp glucose (đường) trong máu di chuyển vào tế bào. Sau đó, tế bào sẽ sử dụng glucose tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống. Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ tự động đề kháng với insulin ở mức độ nhẹ để nồng độ glucose trong máu cao hơn một chút và cho truyền ở thai nhi. Ở một số phụ nữ, quá trình này lại diễn ra quá mức khiến cơ thể không còn đáp ứng với insulin hoặc không tạo ra đủ insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên và gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn vừa mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu được chẩn đoán mắc bệnh, hãy đọc và tìm hiểu thêm về việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. 2.TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN ĂN GÌ? Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là thắc mắc rất thường gặp. Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên tắc ăn uống cơ bản lành mạnh cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ là: Luôn có chất đạm trong mỗi bữa ăn. Có trái cây và rau quả trong chế độ ăn hằng ngày. Chế độ ăn uống nên tối đa 30% chất béo. Hạn chế hoặc tránh dùng thực phẩm đã tinh chế/ chế biến sẵn (bún, phở, mì…). Chú ý đến khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh để có thể không cần dùng đến thuốc. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm đầy đủ chất đạm, hỗn hợp các chất bột đường và chất béo. Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tìm kiếm một chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho bạn và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mục tiêu cần đề ra cho các bữa ăn nên xoay quanh chất đạm, gồm nhiều thực phẩm tươi sống và giới hạn lượng đường bột cùng thực phẩm chế biến sẵn. Vậy mẹ bị tiểu đường nên ăn gì? Dưới đây là một vài lựa chọn lành mạnh cho bữa ăn nếu bạn bị bệnh tiểu đường thai kỳ: Trứng hoặc lòng trắng trứng. Yến mạch cùng với quả mọng. Hoa quả tươi. Ức gà không da. Cá nướng Rau luộc Bắp rang 3.NÊN TRÁNH ĂN NHỮNG GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ Ngoài việc quan tâm nên ăn gì thì mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn gì để cơ thể quản lý đường huyết hiệu quả. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm đã tinh chế như bánh mì trắng hay bất kỳ thực phẩm nào chứa nhiều đường. Một số loại thực phẩm bạn nên tránh là: Thức ăn nhanh. Đồ uống có cồn, dù sao bạn vẫn cần phải tránh chúng khi mang thai. Thực phẩm nướng như bánh xốp nướng, bánh rán hoặc bánh ngọt. Đồ chiên nhiều dầu, mỡ. Đồ uống có đường như soda, nước trái cây và đồ uống ngọt. Các loại bánh kẹo ngọt. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây chiên và gạo trắng. 4.NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải biến chứng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi như sảy thai, thai chết lưu. Việc nồng độ glucose trong máu mẹ bầu tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi phát triển to hơn so với tuổi thai. Thai to sẽ khiến mẹ bầu gặp nguy hiểm hơn khi sinh con vì: Vai của em bé có thể bị kẹt khi sinh dẫn đến sinh khó do kẹt vai làm tăng nguy cơ chấn thương cánh tay và các chấn thương khác trong khi sinh. Làm gia tăng nguy cơ sinh mổ bắt con. Sản phụ có thể bị băng huyết sau khi sinh. Thai nhi khó giữ lượng đường huyết ổn định (hạ đường huyết sau sinh do mức insulin trong máu) và gặp khó khăn trong quá trình hô hấp sau chào đời. Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp trong thời gian mang thai. Mẹ bầu bị tăng huyết áp khi mang thai có nguy cơ đối mặt với tình trạng tiền sản giật, bệnh tim mạch, nhau bong non, thai nhi sinh bé nhẹ cân… nếu không được kiểm soát. Hầu hết các trường hợp, tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau sinh. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường trước khi mang thai thì vẫn có khả năng phát triển bệnh hơn. Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường sau này. Cả bạn lẫn trẻ sơ sinh nên được kiểm tra bệnh tiểu đường sau sinh có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn. 5.MỘT SỐ LỜI KHUYÊN ĐỂ GIÚP THAI NHI KHỎE MẠNH HƠN Ngoài việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để bạn mang thai khỏe mạnh: Luyện tập thể dục đều đặn: Hãy đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 5 ngày trong 1 tuần và 30 phút/ ngày. Đừng lo lắng khi kết hợp nhiều hoạt động thể chất trong khi mang thai, chỉ cần nhớ nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp giữ mức đường huyết ổn định. Ăn hai giờ một lần: Để điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn, không bao giờ được bỏ bữa và đặt mục tiêu ăn một bữa nhẹ nhàng hoặc bữa ăn lành mạnh mỗi  giờ. Việc bỏ bữa có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn dao động và khó khăn hơn khi kiểm soát lại. Dùng vitamin trước khi sinh đầy đủ và đúng liều. Hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và chỉ dẫn, tuân thủ lịch khám thai. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.  

TRẺ EM NÊN NGỦ LÚC MẤY GIỜ? GIỜ ĐI NGỦ LÝ TƯỞNG CHO TRẺ KÈM ĐỘ TUỔI
01

Th 07

TRẺ EM NÊN NGỦ LÚC MẤY GIỜ? GIỜ ĐI NGỦ LÝ TƯỞNG CHO TRẺ KÈM ĐỘ TUỔI

  • admin
  • 0 bình luận

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, không nhiều người biết được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em là gì và nên ngủ bao nhiêu là đủ. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẤC NGỦ ĐỐI VỚI TRẺ EM Trước khi biết được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ, cùng tìm hiểu vai trò của giấc ngủ đối với trẻ em. Giấc ngủ là một phần thiết yếu trong thói quen của mỗi người và là một phần không thể thiếu của lối sống lành mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ thường xuyên ngủ đủ giấc sẽ cải thiện được khả năng chú ý, hành vi, học tập, trí nhớ cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất tổng thể. Việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến huyết áp cao, béo phì và thậm chí là trầm cảm. Không những thế việc trẻ em đi ngủ quá muộn có thể dẫn đến:  Bé khó đi vào giấc ngủ: Một khi trẻ vượt qua thời gian ngủ tự nhiên, cơ thể bé sẽ sản xuất cortisol khiến chất lượng giấc ngủ kém và thậm chí là adrenaline, một loại hormone  kích thích cơ thể khiến bé khó ngủ hơn. Thức giấc giữa đêm: Thường khi trẻ đi ngủ quá muộn, giấc ngủ của trẻ sẽ không được sâu và trẻ thường thức giấc giữa đêm. Ít ngủ hơn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ đi ngủ muộn thường ít ngủ hơn những bé đi ngủ sớm. Điều này cho thấy các bé sẽ không bù lại giấc ngủ đã thiếu bằng cách ngủ lâu hơn hoặc ngủ trưa dài hơn. Từ đó có thể thấy, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với các bé.  2.THỜI GIAN NGỦ ĐỦ CHO TRẺ EM THEO TỪNG ĐỘ TUỔI Bởi vì giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em có liên quan mật thiết tới thời gian ngủ đủ của các bé, vì vậy cần xác định được con bạn nên ngủ bao nhiêu giờ/ ngày. Dưới đây là thời gian ngủ đủ cho trẻ em theo từng độ tuổi mà bạn nên tham khảo: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: 15-18 giờ/ ngày. Trẻ từ 1-4 tháng tuổi: 14-15 giờ/ ngày. Trẻ từ 4-8 tháng tuổi: 14-15 giờ/ ngày. Trẻ từ 8-10 tháng tuổi: 12-15 giờ/ ngày. Trẻ từ 10-15 tháng tuổi: 12-14 giờ/ ngày. Trẻ từ 15-3 tuổi: 12-14 giờ/ ngày. Trẻ từ 3-6 tuổi: 11-13 giờ/ ngày. Trẻ từ 7-12 tuổi: 10-11 giờ/ ngày. Thanh thiếu niên: 9+ giờ. 3.GIỜ ĐI NGỦ LÝ TƯỞNG CHO TRẺ EM THEO TỪNG ĐỘ TUỔI Trẻ em nên đi ngủ lúc mấy giờ? Việc đi ngủ đúng khung giờ lý tưởng của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. Nguyên nhân là vì lúc này, hormone tăng trưởng của trẻ sẽ được tiết ra đầy đủ nhất. Vì vậy, dưới đây là một số hướng dẫn chung về giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi, dựa trên thời gian ngủ đủ giấc của bé: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Đối với các bé sơ sinh, các bé chưa có giờ đi ngủ lý tưởng. Lý do là vì trẻ sơ sinh chưa có bất kỳ nhịp sinh học nào và các bé thường ngủ chập chờn với mỗi giấc kéo dài từ 2-4 giờ cả ngày lẫn đêm. Trẻ từ 1-4 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20:00 đến 23:00. Những bé trong độ tuổi này vẫn đang phát triển và bú đêm. Trẻ từ 4-8 tháng tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17:30-19:30. Việc ngủ trưa thường xuyên và đi ngủ sớm giúp các bé có được giấc ngủ cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần đáng kể. Giờ đi ngủ trong phạm vi này có thể sớm hơn nếu các giấc ngủ ngắn của trẻ bị bỏ lỡ hoặc bé ngủ giấc quá ngắn. Trẻ từ 8-10 tháng tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho các trẻ này là từ 17:30-19:30. Trẻ ở độ tuổi này có thể chỉ ngủ ngắn 2 giấc (vào khoảng 9h sáng, 1h chiều). Giờ đi ngủ đêm không kéo dài hơn 3,5 giờ sau khi giấc ngủ ngắn thứ 2 kết thúc. Giờ đi ngủ đêm có thể sớm hơn bù đắp cho việc thiếu giấc ngủ trưa thứ 3. Trẻ từ 10-15 tháng: 18:00 đến 19:30 là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ trong độ tuổi này. Các bé này có thể chuyển sang chỉ ngủ trưa 1 giấc vào buổi chiều, vậy giờ đi ngủ có thể có thể cần sớm hơn một chút. Giờ đi ngủ đêm không muộn hơn 4 giờ kể từ lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn. Trẻ từ 15 tháng - 3 tuổi: 18:00 đến 19:30 cũng là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ ở độ tuổi này. Việc ngủ các giấc ngủ ngắn có thể kết thúc ở độ tuổi này hoặc diễn ra không nhất quán. Giờ đi ngủ sớm hơn vào ban đêm sẽ giúp điều chỉnh cơ thể bé không ngủ trưa. Trẻ từ 3-6 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ trong độ tuổi này là 18:00-20:00. Con bạn có thể sẽ bỏ ngủ trưa. Khi con bạn không ngủ trưa nữa, trẻ sẽ cần ngủ thêm 1 giờ vào ban đêm, vì vậy hãy điều chỉnh giờ đi ngủ của trẻ sao cho phù hợp. Trẻ từ 7-12 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ trong độ tuổi này là từ 19:30-21:00. Trẻ em trong giai đoạn đi học vẫn đang phát triển vượt bậc, rất hiếu động và cần ngủ nhiều. Việc ngủ đủ giấc sẽ cải thiện hiệu suất học tập, hành vi, sự chú ý, khả năng ghi nhớ. Thanh thiếu niên: Nhiều thanh thiếu niên cần phải dậy sớm để đi học. Cha mẹ hãy đếm ngược thời gian thức dậy để tìm giờ đi ngủ đảm bảo rằng các bé ngủ khoảng 9 giờ hoặc hơn 9 giờ mỗi ngày. Hãy nhớ rằng trẻ em mất trung bình 15 phút để đi vào giấc ngủ và có thể nhiều hơn nếu bé lên giường mà trong đầu vẫn còn nhiều điều suy nghĩ.  

TRẺ CHẬM TĂNG CÂN: NGUYÊN NHÂN VÀ 8 GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ TĂNG CÂN VÙ VÙ
01

Th 07

TRẺ CHẬM TĂNG CÂN: NGUYÊN NHÂN VÀ 8 GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ TĂNG CÂN VÙ VÙ

  • admin
  • 0 bình luận

Bé yêu nhà bạn không chỉ thuộc diện tăng cân chậm, thậm chí trẻ không tăng cân mà còn thấp bé hơn trẻ đồng trang lứa dù ăn khá nhiều. Tình trạng này khiến các bậc phụ huynh lo lắng dù không biết nguyên nhân ra sao và cách giúp bé tăng cân như thế nào?  Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bé 2-6 tuổi chậm tăng cân và giải pháp giúp bé tăng cân hiệu quả qua bài viết dưới đây của HADU PHARMA nhé! 1.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ CHẬM TĂNG CÂN Giai đoạn 2-6 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu chuyển mình từ em bé thành những cô bé, cậu bé năng động, nhanh nhẹn, sẵn sàng khám phá thế giới. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bé cần có 1 cơ thể khỏe mạnh. Cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng giúp bố mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của con. Thế nhưng nhiều phụ huynh phản ánh rằng trẻ chậm tăng cân. Thậm chí, một số bé còn không tăng cân và trông thấp còi hơn so với bạn đồng trang lứa. Vậy, làm sao để biết bé chậm tăng cân. Dưới đây là một số dấu hiệu bé 2-6 tuổi chậm tăng cân hoặc không tăng cân: Có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với chuẩn. Thấp bé hơn so với đại đa số bạn bè cùng trang lứa. Hay ốm vặt Kỹ năng vận động kém hơn bạn đồng lứa. 2.NGUYÊN NHÂN TRẺ CHẬM TĂNG CÂN Nhiều cha mẹ thắc mắc vì sao trẻ chậm tăng cân? Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ chậm tăng cân. Dưới đây là một nguyên nhân tiêu biểu khiến trẻ không tăng cân: Chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu: Bé ăn không đủ nhu cầu, hoặc ăn nhiều nhưng tăng cân chậm/ không tăng cân do chế độ ăn không đa dạng, dẫn đến việc thiếu dưỡng chất để phát triển.  Mê chơi: Bé từ 2-6 tuổi chậm tăng cân do đang trong độ tuổi ham chơi, thích khám phá nên có thể vì mải chơi mà ít ăn, ăn uống vội vàng, không nhai nuốt kỹ dẫn đến tiêu hóa kém. Bệnh lý: Bé có vấn đề về tiêu hóa, nhai nuốt kém dẫn đến việc hệ tiêu hóa không không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, khiến trẻ chậm tăng cân. Chứng biếng ăn - kén ăn: Trẻ biếng ăn hoặc kén ăn, ăn ít hơn nhu cầu năng lượng của cơ thể gây ra tình trạng chậm tăng cân. Tâm lý: Gia đình có mâu thuẫn, bố mẹ thiếu quan tâm, bé trải qua cú shock  tâm lý… nên ăn ít và hấp thu kém, dẫn đến việc bé chậm tăng cân. 3.TRẺ CHẬM TĂNG CÂN CÓ ĐÁNG LO? Thực tế tình trạng trẻ tăng cân chậm không phải là một chứng bệnh mà là cảnh báo cho thấy trẻ đang có vấn đề trong việc nạp đủ năng lượng và dưỡng chất giúp trẻ phát triển. Trong một số trường hợp, bé không tăng cân hoặc chậm tăng cân có thể do bệnh lý. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết tăng cân kém có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, có nguy hiểm hay không? Lời đáp chính là, tình trạng chậm tăng cân sẽ trở thành một vấn đề đáng lo khi nó cản trở sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, đặc biệt là trong năm đầu tiên khi trí não của trẻ đang phát triển. Nếu trẻ có những vấn đề sau đây thì bạn nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán và hướng dẫn biện pháp giúp bé tăng cân: Trẻ sơ sinh không lấy lại được cân nặng như lúc vừa mới sinh trong vòng 10 đến 14 ngày sau sinh. Trẻ dưới 3 tháng tuổi tăng ít hơn 28g/ ngày. Trẻ từ 3-6 tháng tuổi tăng ít hơn 19g/ ngày. Trẻ ở mọi lứa tuổi đang phát triển đều đặn và đột nhiên ngừng phát triển. 4.BÉ KHÔNG TĂNG CÂN PHẢI LÀM SAO? 8 GIẢI PHÁP CHO TRẺ CHẬM TĂNG CÂN Cung cấp cho trẻ chậm tăng cân một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng Khi phát hiện trẻ chậm tăng cân, phụ huynh cần đảm bảo cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Trẻ nhỏ thường thích ăn các loại ăn nhanh, thức ăn vặt nghèo dưỡng chất hoặc đòi ăn đi ăn lại một món ăn đơn giản như mì gói, cơm chiên trứng… Việc ăn một chế độ nghèo dưỡng chất trong một thời gian dài dẫn đến việc bé ăn nhiều nhưng không tăng cân hoặc chậm tăng cân. Vây, trẻ chậm tăng cân phải làm sao? Để giúp bé tăng cân nhanh, hãy đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ: Chất đạm từ các loại thịt, cá, hải sản, trứng, sữa chua, phô mai, đậu hũ. Tinh bột đường từ các thực phẩm lành mạnh như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, các loại bánh giàu dinh dưỡng, trái cây… Chất xơ từ rau củ quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… Chất béo từ dầu oliu, trái bơ, phô mai, trứng, sữa chua… Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, trái cây, ngũ cốc, sữa được bổ sung vitamin và khoáng chất… Bổ sung dầu mỡ vào chế độ ăn của bé Bé không tăng cân phải làm sao? Đừng quên thêm dầu, mỡ vào thực đơn của bé. Chất béo đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng cân của trẻ. Việc thêm dầu mỡ ở lượng vừa phải vào các món ăn của con giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bé hoạt động. Thậm chí, năng lượng mà chất béo mang lại còn nhiều hơn so với chất bột và chất đạm. Chia nhỏ khẩu phần ăn và tăng số lượng bữa ăn trong ngày Một trong những cách giúp bé tăng cân nhanh chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ chậm tăng cân, đồng thời tăng số lượng bữa ăn trong ngày. Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể là do ăn quá nhiều trong một bữa khiến trẻ bị ngấy, khó tiêu, lâu dần dẫn đến chậm tăng cân. Do đó, thay vì để bé ăn nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi bữa ăn cách nhau từ 2-3 giờ để đảm bảo dạ dày bé tiêu hóa hết thức ăn, đồng thời tạo thời gian đầy đủ để khiến bé đói và hào hứng ăn khi đến bữa tiếp theo. Bằng cách này, bạn có thể giúp trẻ tăng cân rồi đấy! Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa Đây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ do có thành phần cân đối, hợp lý. Không chỉ là nguồn cung cấp đạm, sữa còn bổ sung canxi giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe. Mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc dùng chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua vào 1-2 bữa phụ hằng ngày. Vậy trẻ tăng cân chậm nên uống gì cho bé tăng cân nhanh? Mẹ hãy ưu tiên sữa có thành phần quan trọng là chất đạm chất lượng cao và các loại lợi khuẩn, bởi:  Chất đạm chất lượng cao giúp dễ tiêu hóa nhờ các thành phần whey vượt trội, thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ. Lợi khuẩn là các chiến binh đường ruột giúp củng cố sức mạnh hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường đề kháng, giúp bé hấp thụ dưỡng chất tốt hơn để phát triển chiều cao tối ưu. Cho trẻ chậm tăng cân uống đủ nước Nước có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Việc uống đủ nước giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, phần nào sẽ khắc phục được tình trạng trẻ chậm tăng cân. Mẹ hãy đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và sữa mỗi ngày. Hãy chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn giúp củng cố đội lợi khuẩn trong đường ruột. Đội quân này hoạt động hiệu quả sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh về đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giúp con phát triển thể chất (chiều cao và cân nặng) tốt hơn. Không ép trẻ ăn Vì lo lắng, muốn bé tăng cân nhanh, nhiều phụ huynh lại chọn cách ép trẻ ăn, thậm chí la rầy, quát mắng trẻ trong bữa ăn. Điều này sẽ khiến bé hình thành nỗi sợ với thức ăn và không còn hứng thú với việc ăn uống. Vì vậy, làm cách nào để tăng cân cho bé? Cách cho trẻ tăng cân nhanh là thay vì ép trẻ ăn, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bé chán ăn, thay đổi cách chế biến, cho bé thử nhiều món ăn mới lạ, rủ bé cùng đi chọn thực phẩm và phụ mẹ chế biến món ăn để bé hào hứng với món ăn do chính mình làm ra… Để trẻ vận động thể chất đầy đủ, đúng cách Đây là một cách tăng cân cho trẻ đơn giản, vận động giúp bé tăng cường trao đổi chất, xây dựng hệ cơ xương khỏe mạnh, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Bé vận động nhiều, tiêu hao năng lượng nhanh cũng sẽ thèm ăn và ăn khỏe hơn khi đến bữa. Hãy khuyến khích con ra ngoài chơi, nô đùa cùng bạn bè mỗi ngày, thường xuyên dẫn bé đi bơi, công viên… Trẻ chậm tăng cân cần khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ Giun sán - những kẻ không mời mà đến cũng có  thể là nguồn cơn khiến bé ăn bao nhiêu cũng không lớn vì bao nhiêu dưỡng chất đã bị giun sán hấp thụ hết. Từ sau 2 tuổi, mẹ có thể cho bé tẩy giun định kỳ 6 tháng/ 1 lần và đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề cản trở quá trình phát triển về cân nặng.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: